1,4 phút bằng bao nhiêu giây vẫn là câu hỏi khá lúng túng đối với một số người. Top10vietnam.net sẽ tiếp tục giải một số bài toán lớp 4, lớp 5 về chuyển đổi thời gian giờ phút giây từ cơ bản đến nâng cao ngay sau đây.
Hướng Dẫn Giải 1,4 phút bằng bao nhiêu giây ?
Vẫn là một số kiến thức cơ bản: 1 phút bằng 60 giây
Như vậy 1,4 phút = 1,4 x 60 giây = 84 giây
Đáp số: 1,4 phút = 84 giây
Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Các nhà triết học đúc kết rằng “thế giới” vận động không ngừng (luôn vận động). Giả sử rằng nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định. Vì thế để xác định thời gian người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn.
Đơn vị đo thời gian là đại lượng được dùng để đo cũng như tính toán trong nhiều những lĩnh vực khoa học và đời sống hàng ngày. Thời gian là 1 khái niệm vật lý chỉ những trình tự xảy ra của các sự kiện và thực hiện đo lường mà sự kiện xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia.
Trong hệ đo lường quốc tế cơ bản thì đơn vị của thời gian sẽ là giây. Từ đó, các đơn vị lớn hơn như là phút, giờ, ngày cũng sẽ được tính dựa theo đó. Các đơn vị thứ cấp này được gọi là đơn vị không Sl do chúng không được sử dụng trong hệ thống thập phân. Tuy nhiên, chúng vẫn được chấp nhận chính thức trong hệ đo lường quốc tế.
Kể tên các vật dùng để đo thời gian
– Dựa vào Mặt trời, đây là vật dụng mà người Ai Cập là những người đầu tiên biến việc canh thời gian là một môn khoa học. Đồng hồ mặt trời hoạt động theo nguyên tắc dõi bóng của cái que cắm trên phiến đá thay đổi hướng và độ dài. Từ thuở sơ khai, công cụ này giúp họ biết được thời điểm giữa các ngày.
– Đồng hồ cát là một dụng cụ đo thời gian gồm hai bình thủy tinh được nối với nhau bằng một eo hẹp, để cát mịn chảy từ bình này sang bình kia qua eo nối. Với một tốc độ nhất định. Khi cát từ bình này đã chảy hết vào bình kia, đồng hồ cát được dốc ngược lại để cát chảy theo chiều ngược lại.
– Đồng hồ nước là thiết bị đo thời gian đầu tiên không phụ thuộc vào các yếu tố thiên văn để xác định thời gian. Nghĩa là nó có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Đồng hồ nước hoạt động bằng cách đo lượng nước nhỏ từ một bình chứa này sang bình chứa khác.
– Đồng hồ cơ học hoạt động nhờ vào một hệ thống những quả nặng kết hợp với các con quay. Đồng hồ đầu tiên không có kim chỉ giờ hay phút mà chúng chỉ giờ bằng cách đổ chuông. Hệ thống dây cót được phát triển vào thế kỉ 15. Kim phút xuất hiện vào năm 1475 và kim giây xuất hiện năm 1560.
– Đồng hồ nguyên tử là đồng hồ điều chỉnh thời gian theo trạng thái dao động của nguyên tử. Tần số dao động của nguyên tử là không đổi và có thể đo được, vì vậy đây là loại đồng hồ chính xác nhất đến hiện nay.
– Lịch sử dụng cơ bản nhất của lịch là để xác định ngày, để có thể thông báo các sự kiện tương lai và ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra. Các ngày có thể có ý nghĩa đối với các mùa thông thường, đối với một tôn giáo hay các ngày lễ của xã hội.
Bài tập chuyển đổi thời gian tương tự
- Ví dụ 1: 40 phút bằng bao nhiêu giây
- 1200 giây
- 2400 giây
- 2600 giây
- 3200 giây
40 phút = 40 x 60 giây = 2400 giây (Đáp án B)
- Ví dụ 2: 1 giờ 20 phút bằng bao nhiêu giây
- 3200 giây
- 3600 giây
- 4800 giây
- 5200 giây
Ta có 1 giờ = 60 phút = 3600 giây
Như vậy 1 giờ 20 phút = 3600 giây + 20 x 60 giây = 3600 + 1200 giây = 4800 giây (Đáp án C)
- Ví dụ 3: 3 giờ 15 phút bằng bao nhiêu giờ
- 10500 giây
- 11700 giây
- 12000 giây
- 12600 giây
Tương tự bài toán ở trên ta có: 1 giờ = 60 phút = 3600 giây
3 giờ 15 phút = 3 x 3600 giây + 15 x 60 giây = 10800 giây + 900 giây = 11700 giây (Đáp án B)
- Ví dụ 4: 4 giờ 25 giây bằng bao nhiêu giây
- 12000 giây
- 12600 giây
- 14500 giây
- 14425 giây
Ta có 4 giờ = 4 x 3600 giây +25 giây = 14400 giây + 25 giây = 14425 giây (Đáp án D)
- Ví dụ 5: 2 phút 7 giây bằng bao nhiêu giây
- 127 giây
- 128 giây
- 129 giây
- 130 giây
1 phút = 60 giây. Vậy 2 phút 7 giây = 2 x 60 giây + 7 giây = 120 giây + 7 giây = 127 giây (Đáp án A)
- Ví dụ 6: 7/10 phút bằng bao nhiêu giây
- 36 giây
- 41 giây
- 42 giây
- 45 giây
Ta có 7/10 phút = (7x 60 giây)/ 10 = 420/10 = 42 giây (Đáp án C)
- Ví dụ 7: 2,25 phút bằng bao nhiêu giây
- 135 giây
- 136 giây
- 137 giây
- 138 giây
Ví dụ này khá đơn giản sau khi đã giải xong lần lượt các ví dụ ở trên phải không nào?
1 phút = 60 giây. Như vậy 2,25 phút = 2,25 x 60 giây = 135 giây (Đáp án A)
Như vậy là chúng đã tìm ra được câu trả lời 1,4 phút bằng bao nhiêu giây cũng như vừa giải xong một số mẫu ví dụ đổi thời gian từ cơ bản đến nâng cao.
Nếu có những bài tập tương tự khác, hãy để lại ngay câu hỏi ở phần bình luận để cùng Top10vietnam.net tìm ra lời giải ngay nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!