Bất cứ ai sẽ tự nhận rằng mình hát hay không khác gì ca sĩ khi tự hát trong phòng tắm, trong phòng ngủ. Nhưng thực tế thì bạn phải được đánh giá bởi các công cụ đo lường và của những người có chuyên môn. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhận biết khả năng ca hát của mình tới đâu trước khi tiếp tục theo đuổi giấc mơ thanh nhạc để tiết kiệm được thời gian và chi phí.
-
Đánh giá giọng hát
Tìm quãng giọng
Bạn cần xác định được quãng giọng mình nằm ở đâu, bạn nên sử dụng một số ứng dụng kiểm tra có sẵn hoặc tự thu âm, rồi nghe lại giọng hát của mình.
- Nếu dùng ứng dụng bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể. Tùy ứng dụng bạn có thể thu âm một đoạn hát dài 30s – 3 phút tùy chọn. Ứng dụng sẽ lấy tần số trung bình giọng hát được thu âm để xác định quãng giọng của bạn.
- Các quãng giọng có thể chia thành nhiều loại giọng, từ cao nhất đến thấp nhất. Các loại giọng gồm có Soprano (nữ cao), Mezzo- soprano (nữ trung), contralto (nữ trầm), countertenor (phản nam cao), tenor (nam cao), baritone (nam trung) và bass (nam trầm).
- Mỗi loại giọng lại được chia thành các loại nhỏ hơn ví dụ như giọng nữ trữ tình, giọng kịch tính để phân loại chi tiết hơn về khả năng thanh nhạc của từng người.
Tìm một bài hát trong quãng giọng của bạn thu âm lại
Qua phần kiểm tra quãng giọng bạn hãy tìm một bài hát phù hợp với giọng mình theo bản karaoke, thao các bài hát có sẵn trên đàn. Trước khi thu âm hãy nghe một vài bản nhạc với các khóa nhạc khác nhau, tìm ra bản nhạc nào khiến bạn hát thoải mái nhất.
- Kiểm tra khả năng hát đúng tone, giai điệu hay không.
Thu âm giọng hát
Khoang mũi và các xoang sẽ khiến bạn nghe giọng hát của mình không giống người khác nghe được, vậy nên cách tốt nhất để đánh giá giọng hát của bạn là nghe qua bản thu âm. Bạn có thể dùng điện thoại để ghi âm lại một giai điệu khoảng 30s và phát lại.
- Lưu ý chất lượng bản thu âm bằng điện thoại có thể không tốt, có thể làm méo tiếng. Nên sử dụng các thiết bị ghi âm chất lượng.
- Nếu bạn thường hồi hộp khi hát trước mặt mọi người thì đây là cách rất thích hợp để có thể kiểm tra giọng hát của mình.
Lắng nghe giọng hát bằng trực giác
Trong lần nghe đầu hãy chú ý xem mình đã hoàn thành bài hát tốt đến đâu, mặc dù không phải là lời nhận xét khách quan nhất, nhưng trực giác của bạn cũng sẽ cho bạn nhận xét khá chân thực.
- Nghe bản thu âm theo nhiều cách khác nhau, từ loa máy tính rẻ tiền cho đến dàn âm thanh chất lượng.
- Chú ý nghe giọng hát của bạn có ăn khớp với nhạc nền không, có đúng nốt đúng nhịp điệu, có bị khàn, rung ngoài ý muốn không.
- Chú ý đến hơi thở trong bản thu âm, đảm bảo rằng bạn không nghe thấy tiếng thở lẫn trong giọng hát. Nếu bị hụt hơi ở các nốt ngân hay tone giọng lên cao bất thường hay không.
Nhận xét về tông và âm sắc tổng thể trong bản thu âm
Hãy đánh giá giọng hát của bạn mạnh mẽ, nhẹ nhàng, mượt mà, hay khàn trầm…Âm sắc là tính chất tổng thể của giọng hát. Ngay cả khi bạn hát đúng nốt nhạc, giọng hát của bạn nghe vẫn dở nếu bị lạc tông hoặc âm sắc không phù hợp với bài hát. Hãy chú ý đến những yếu tố như các nguyên âm phát ra có rõ ràng và nhất quán không, quãng giọng của bạn rộng đến mức nào, và khả năng biểu đạt sắc thái nhịp điệu của bài hát đến đâu (khả năng thích ứng với các phong cách hát khác nhau.
Khi xác định rằng mình có thể hát được thì bắt đầu vào con đường luyện tập, bạn nên lựa chọn một địa chỉ học thanh nhạc tốt, cộng với việc chăm chỉ luyện tập hàng ngày thì việc hát hay sẽ nằm trong tầm tay.
-
Cải thiện giọng hát
Kiểm tra khả năng cảm âm
Nghe một giai điệu ngắn hoặc một nốt nhạc, sau đó hình dung trong đầu nhưng không hát ra tiếng. Tiếp theo, bạn hãy tưởng tượng rằng mình đang hát nốt nhạc hoặc giai điệu đó, cuối cùng mới hát lên thành tiếng
Luyện tập quãng giọng và kỹ thuật hát mỗi ngày
Mặc dù có một số người có khả năng điều khiển giọng tốt hơn những người khác, nhưng ai cũng đều có thể hát hay hơn nhờ thực hành. Bạn hãy tiếp tục tập kiểm soát hơi thở, luyện thanh và tìm thể loại nhạc phù hợp với âm sắc tự nhiên của bạn.
Tài năng âm nhạc luôn phát triển song song với năng khiếu âm nhạc. Hãy bắt đầu nghiên cứu về kỹ thuật thanh nhạc và học hát như học một nhạc cụ. Bạn càng hiểu biết nhiều về thanh nhạc thì càng đạt được kết quả tốt khi tập luyện.
Học thanh nhạc
Chất lượng giọng của bạn có thể được nâng cao đáng kể nếu bạn có giáo viên dạy cách sử dụng giọng hát như một nhạc cụ. Hãy chọn một người hướng dẫn không chỉ tập trung vào cao độ trong giọng hát mà còn giúp bạn cải thiện kỹ thuật tổng thể. Một huấn luyện viên thanh nhạc giỏi sẽ không chỉ dạy bạn làm sao để hát đúng các nốt nhạc mà còn dạy cách đứng, thở, cử động, đọc bản nhạc, v.v… trong khi hát.
Nếu có bạn bè đang học thanh nhạc, bạn hãy hỏi xem họ học thầy nào hoặc nhờ họ giới thiệu. Các giảng viên dạy trong đội đồng ca, các ban nhạc ở địa phương và các nhóm hát acapella (hát không có nhạc đệm) cũng có thể là các nguồn tham khảo hữu ích để bạn tìm huấn luyện viên thanh nhạc.
Nhiều huấn luyện viên thanh nhạc dạy bài học mở đầu miễn phí hoặc giảm học phí. Bạn có thể đăng ký học các buổi học giới thiệu của một số huấn luyện viên để xem ai là người dạy phù hợp nhất với bạn. Huấn luyện viên đó có khuyến khích bạn hát không? Họ có dành hầu hết thời gian buổi học để nói không? Họ chỉ tập trung vào giọng hát của bạn hay còn chú ý cả đến kỹ thuật thể chất của bạn?
Học cách tiếp thu những lời phê bình mang tính xây dựng
Đây là lúc bạn sẽ biết mình có giọng hát tuyệt vời hay không. Tuy nhiên, cũng như người chơi guitar phải trải qua giai đoạn khó khăn còn lóng ngóng với các dây đàn, các ca sĩ cũng phải luyện tập cật lực để cải thiện giọng hát. Giọng hát không có sẵn khi người ta mới sinh ra mà là món quà bạn có thể đạt được bằng sự tâm huyết và rèn luyện.[14]
Nếu ca hát là niềm đam mê của bạn thì dù có ai đó bảo rằng bạn không hát được, bạn hãy cứ tiếp tục thực hành và tập luyện chăm chỉ để cải thiện giọng hát và bỏ ngoài tai những lời xầm xì. Tuy nhiên, cũng có một số người không bao giờ hát hay được dù có cố gắng luyện tập bao nhiêu đi nữa. Có thể bạn đã biết nếu bạn thuộc trường hợp này.
Tham gia dàn đồng ca của trường hoặc của cộng đồng để thực hành và luyện thanh
Hát trong dàn đồng ca là một cách tuyệt vời để cải thiện giọng hát. Bạn sẽ nhận được phản hồi của chỉ huy dàn đồng ca và các thành viên khác, đồng thời bạn cũng sẽ có cơ hội để làm việc như một phần của nhóm. Các ca sĩ không chuyên thường cảm thấy thoải mái hơn khi hát chung, vì giọng hát của họ không bị đem ra chỉ trích.
Hát cùng với người khác cũng là cách giúp bạn cải thiện khả năng nhận biết cao độ của các nốt nhạc, thậm chí học được các giai điệu phức tạp hơn.
Trao đổi với người chỉ huy dàn đồng ca về các phương pháp nâng cao khả năng ca hát của bạn.
Ngoài việc giúp bạn hát tốt hơn, hoạt động này cũng tạo mối gắn kết xã hội và khiến bạn vui vẻ hơn.
Tiếp tục tập luyện và thực hành thường xuyên để nâng cao kỹ thuật ca hát
Nếu có niềm đam mê ca hát, bạn hãy cứ tiếp tục rèn luyện dù biết rằng mình không có giọng hát hay trời cho. Huấn luyện viên có thể giúp bạn sử dụng dây thanh một cách hiệu quả nhất. Mọi người ai cũng có quyền tận hưởng thú vui ca hát.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 1800 6715
Chat với chúng tôi hoặc gọi điện về hotline 1800 6715 của Việt Thương Music School để được chúng tôi hỗ trợ thông tin về khóa học, học phí, ưu đãi đang có.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!