Bầu 3 tháng đầu uống bia được không là vấn đề được các mẹ bầu có thói quen uống hoặc lỡ uống rượu bia khi không biết mình đang mang thai rất quan tâm. Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ đưa ra các thông tin và câu trả lời trong bài viết dưới đây để hỗ trợ, đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu.
Xem thêm:
- [Giải đáp] Mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong?
- Mang thai 3 tháng đầu nên uống vitamin gì? 5 loại vitamin bà bầu bổ sung
- Mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì? 12 loại rau bà bầu nên kiêng
1. Bầu 3 tháng đầu uống bia được không?
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu không nên uống bia hay bất cứ thức uống có cồn nào khác. Bởi vì các thức uống này có chứa chất cồn có hại cho gan của mẹ bầu. Trong bia có nồng độ cồn từ 4,5-10%. Khi say mẹ bầu dễ choáng váng, trượt ngã dẫn đến động thai hoặc thậm chí là sảy thai.
Vì vậy, trong khi mang thai mẹ bầu tốt nhất không nên uống bia. Phần tiếp theo sẽ cung cấp thông tin đến mẹ bầu để làm rõ nguyên nhân tại sao mẹ bầu nên tránh sử dụng bia.
2. Tại sao bà bầu 3 tháng đầu không nên uống bia?
Kỳ tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, theo Bộ y tế, đây là giai đoạn mà thai nhi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng nhất nếu mẹ bầu uống rượu bia. Cụ thể như sau:
2.1 Bé cũng hấp thụ lượng cồn từ bia rượu mẹ dùng
Khi mẹ bầu uống bia, lượng cồn trong bia được hấp thụ qua ruột non vào máu, từ đó dễ dàng đi vào cơ thể thai nhi qua nhau thai. Các cơ quan của thai nhi 3 tháng đầu chưa hoàn thiện nên thực hiện chức năng rất yếu. Vì vậy, cồn có thể tồn trữ trong cơ thể vừa mới hình thành của thai nhi vài ngày, đồng nghĩa với việc thai nhi có thể “say” vài ngày.
Lý do của sự “say” này là bởi cồn cản trở glutamate thực hiện chức năng – đây là chất tăng cường dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh. Đồng thời kích thích tiết ra GABA – chất giúp thư giãn và khiến các liên hệ thần kinh não chậm lại. Dẫn đến thai nhi tiếp nhận và xử lý các tín hiệu chậm đi, đáp ứng chậm các kích thích từ môi trường.
2.2 Bà bầu uống bia khiến thai nhi hấp thụ dinh dưỡng kém
Bầu 3 tháng đầu uống bia được không? Chất cồn trong bia cản trở sự lưu thông máu giữa mẹ bầu và thai nhi, khiến chất dinh dưỡng và oxy cung cấp đến thai nhi ít hơn. Từ đó dẫn đến thai nhi chậm phát triển, các cơ quan hình thành kém khỏe mạnh và tăng nguy cơ sinh non.
*Bộ Y tế khuyên bà bầu không nên uống bia vì chứa chất cồn cản trở thai nhi hấp thu chất dinh dưỡng.
2.3 Uống bia có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh từ bia rượu
Cồn cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và oxy của thai nhi. Do đó khiến các mô và cơ quan của thai nhi thiếu năng lượng và khoáng chất, hoạt chất cần thiết để hình thành và phát triển. Đặc biệt thai nhi trong 3 tháng đầu đang hình thành các cơ quan cơ bản.
Vậy, bầu 3 tháng đầu uống bia được không? Mẹ bầu sử dụng bia có thể khiến thai nhi không hình thành hoặc hình thành không đầy đủ các cơ quan trên cơ thể. Từ đó khiến thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh, sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.
2.4 Bà bầu uống bia có thể ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi
Cồn cản trở glutamate và kích thích GABA, khiến thai nhi rơi vào trạng thái “say”. Điều này gây ra thay đổi bất thường trong não bộ vừa hình thành của thai nhi. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng xử lý thông tin và phản xạ của thai nhi.
Thêm nữa, chất cồn khiến cơ thể thai nhi bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng sẽ gây các dị tật về não và tủy sống, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi. Những tác động này có thể dẫn đến thiểu năng, trí nhớ kém, khuyết thiếu năng lực tham gia trao đổi và tương tác,… khi thai nhi ra đời.
2.5 Gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai
Hội chứng do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal Alcohol Spectrum Disorder – FASD) là những ảnh hưởng thai nhi phải chịu do mẹ bầu thường xuyên sử dụng rượu bia khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu do thai nhi thường xuyên tiếp xúc các chất độc trong bia rượu, khả năng nhận oxy, chất dinh dưỡng giảm do cản trở từ cồn. Một số vấn đề thai nhi có thể mắc phải như:
- Khiếm khuyết về thể chất: khuôn mặt biến dạng, khiếm khuyết thị giác, thính giác, chu vi, kích thước não nhỏ,…
- Khiếm khuyết về thần kinh: thường xuyên hoảng hốt hay hiếu động thái hóa, giữ thăng bằng kém, rối loạn xử lý thông tin,…
- Khiếm khuyết về các vấn đề xã hội và hành vi: khả năng giao tiếp kém, khó thích nghi, mất khái niệm về thời gian,…
2.6 Uống bia có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Bầu 3 tháng đầu uống bia được không? Chất cồn trong bia được hấp thụ qua ruột non vào máu, đồng thời cũng theo tuyến sữa vào sữa của mẹ bầu làm chất lượng sữa giảm xuống. Bên cạnh đó, cồn có thể làm giảm tiết prolactin – hormone có vai trò kích thích tuyến sữa của mẹ bầu sản xuất sữa, từ đó khiến lượng sữa của mẹ bầu giảm.
Trên đây là các tác hại của bia đối với mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài bia thì bà bầu 3 tháng đầu nên tránh những loại thức uống gì, đồng thời, loại nước nào tốt cho sức khỏe nên uống. Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo.
3. Bà bầu 3 tháng đầu nên và không nên uống gì?
Bầu 3 tháng đầu không nên uống bia? Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống gì? Dưới đây là một số thức uống mẹ bầu nên và không nên uống, mẹ bầu cần nằm lòng để đảm bảo sức khỏe bản thân và thai nhi.
CÁC THỨC UỐNG BÀ BẦU NÊN UỐNG
Các thức uống dưới đây bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho mẹ bầu:
Nước mía
Nước mía chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu như sắt, magie, canxi, vitamin A, các vitamin nhóm B và vitamin C, chất xơ hòa tan, phytonutrients,… Nhờ đó nước mía có các tác dụng tiêu biểu như giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hệ thống miễn dịch hay giảm ốm nghén.
Tuy nhiên, nước mía có độ ngọt cao nên mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 200ml/ngày để tránh các bệnh như đái tháo đường. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chọn những nơi bán nước mía sạch sẽ, uy tín để tránh ngộ độc do nhiễm khuẩn.
Sữa
Sữa là nguồn cung cấp đạm và canxi phổ biến cho mẹ bầu. Ngoài ra, trong sữa còn chứa lượng lớn vitamin A, các vitamin nhóm B, kẽm, folat,… có tác dụng cung cấp năng lượng, giúp thai nhi phát triển và nặng cân, đồng thời giảm nguy cơ mắc chứng xơ cứng đa nang ở mẹ bầu.
Lưu ý:
- Loại sữa nên uống: Mẹ bầu nên chọn sữa không đường tách béo, sữa nguyên kem, sữa hạnh nhân hay sữa đậu nành.
- Loại sữa không nên uống: Mẹ bầu không nên dùng sữa tươi hay sữa thanh trùng, các loại sữa này chưa qua xử lý ở nhiệt độ cao có thể nhiễm phải vi khuẩn gây ngộ độc cho mẹ bầu.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu có cơ địa không tiêu hóa được lactose nên chọn loại sữa không lactose để tránh bị đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy hay khó tiêu.
Sinh tố hoa quả
Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng dồi dào và có nhiều hương vị thanh mát, thơm ngon. Một số loại sinh tố mẹ bầu nên cân nhắc như sinh tố dâu, sinh tố chuối táo, sinh tố mãng cầu,…
Mẹ bầu nên uống sinh tố bỏ ít hoặc không đường và chỉ nên dùng tối đa 200ml sinh tố mỗi ngày. Bởi hoa quả vốn chứa đường tự nhiên, mẹ bầu dùng nhiều đường dễ khiến trí nhớ bị giảm sút, cản trở hấp thu dưỡng chất và tăng cân mất kiểm soát.
Nước lọc hoặc nước ấm
Cơ thể mẹ bầu cần tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ thể tích máu cho mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời mẹ bầu nên chia nhỏ lượng nước cần thiết thành nhiều lần trong ngày để tế bào hấp thu nước tốt hơn.
Thêm nữa, mẹ bầu nên uống nước lọc hoặc nước ấm, bởi đã được lọc qua và khử trùng qua quá trình đun sôi. Điều này giúp mẹ bầu tránh nhiễm phải chất độc, kim loại nặng, vi khuẩn hay virus. Từ đó giảm nguy cơ ngộ độc hoặc bị các chất độc, vi khuẩn này tích trữ trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Trên đây là các loại nước tốt cho mẹ bầu. Tiếp theo là những loại thức uống mà mẹ bầu không nên sử dụng.
CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG BÀ BẦU NÊN TRÁNH
Bà bầu 3 tháng đầu không nên uống bia và các loại nước dưới đây:
Nước lạnh
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu hệ miễn dịch bị suy giảm do sự thay đổi của nội tiết tố. Vì vậy khi sử dụng nước lạnh, nhiệt độ cơ thể mẹ bầu hạ xuống đột ngột khiến cơ thể cần tiêu tốn năng lượng để làm ấm, càng làm hệ miễn dịch yếu đi. Từ đó khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về hô hấp do virus, vi khuẩn trong nước đá gây ra như ho khan, ho có đờm, sổ mũi,…
Nước uống có ga
Nước uống có ga đa số chứa nhiều đường, chất điều vị tổng hợp, màu thực phẩm và chất bảo quản, đồng thời cũng chứa rất ít chất dinh dưỡng. Mẹ bầu thường xuyên sử dụng nước có gas dễ dẫn đến các tác động như:
- Hỏng men răng, sâu răng: Trong nước có gas chứa carbon dioxide, khi kết hợp với nước sẽ tạo thành một loại axit yếu là acid cacbonic. Bên cạnh đó, nước có gas còn chứa lượng acid citric bằng 10 lần nước ép trái cây. Các loại acid đó làm cho răng bị đen, xỉn màu, hủy hoại men răng. Từ đó dễ khiến mẹ bầu bị sâu răng, viêm chân răng,…
- Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết: Nước ngọt có gas có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nhưng lại tạo cảm giác no. Do đó khiến mẹ bầu chán ăn, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Hậu quả là mẹ bầu mệt mỏi, xanh xao, thai nhi không được cung cấp đủ năng lượng và hoạt chất cần thiết.
- Gây thừa cân, béo phì: Trung bình một lon nước ngọt dung tích 330ml chứa khoảng 36-63g đường. Trong khi đó, theo nguồn American Heart Association, lượng đường một người phụ nữ nên dùng chỉ khoảng 25g/ngày. Lượng đường dư thừa có thể tích tụ thành mỡ, gây tăng cân, béo phì cho mẹ bầu hoặc nghiêm trọng hơn là gây bệnh mỡ trong máu, tiểu đường.
Cafe
Cafe chứa nhiều caffeine giúp mẹ bầu tỉnh táo và thoải mái. Tuy nhiên, caffeine cũng là thủ phạm gây mất ngủ cho mẹ bầu, từ đó khiến mẹ bầu bị stress, đau đầu,…
Ngoài ra, đây là một chất kích thích, có khả năng tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó khiến các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu hoạt động nhanh hơn, trong đó có tử cung, thực quản của mẹ bầu. Điều này có thể gây các cơn đau dạ dày hay co thắt tử cung cho mẹ bầu.
Rượu và đồ uống có cồn
Cũng như bia, rượu và đồ uống có cồn đều gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Cồn trực tiếp đi vào máu, vì vậy có tác động đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan của mẹ bầu.
Bên cạnh đó, thai nhi cũng có khả năng mắc phải hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai do tiếp xúc với cồn trong thời gian dài.
Mẹ bầu không nên sử dụng thức uống có cồn do ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và có thể gây hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai cho thai nhi.
Hy vọng bài viết có thể giải đáp cho mẹ bầu về Bầu 3 tháng đầu uống bia được không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Vì vậy, nếu mẹ bầu có thói quen uống bia, hãy lên kế hoạch nghiêm túc dừng sử dụng thức uống này trong thời gian thai kỳ và nên nhờ sự hỗ trợ từ người thân. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!