1. Bệnh nấm thuỷ mi
Còn được gọi với tên Bệnh nấm len bông, là một trong những bệnh phổ biến trên cá cảnh.
Tác nhân:
Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya gây ra. Ngoài ra còn một số loài nấm khác cũng tấn công khi cơ thể cá bị suy yếu.
Đối tượng mẫn cảm: Các loài thuộc Bọ cá Chép (Cypriniformes)
Triệu chứng
Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá.
Những phần nấm trắng thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương.
Sau nhiều ngày phát triển, các sợi nấm đan xen với nhau tạo thành những búi màu trắng như bông có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Bệnh gây mất giá trị của đối tượng cá cảnh và cùng với các tác nhân cơ hội có thể gây chết cá nếu không chữa trị kịp thời.
Cách phòng trị
Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp. Nâng cao nhiệt độ lên 30oC hoặc hơn. Dùng Potassium dichromate 2g/100 lít nước. Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc Iodine 5%. Muối: 200g/100 lít nước ngâm trong 15 phút hoặc 100g/100 lít ngâm không giới hạn thời gian.
2. Bệnh nấm mang trên cá
Bệnh này ít gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị.
Tác nhân: Nấm Branchinomyces
Đối tượng cảm nhiễm: Cá chép, cá vàng,…
Triệu chứng
Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.
Biện pháp phòng trị bệnh
+ Nguồn nước trong hồ nuôi phải luôn sạch sẽ bằng cách cải tạo hệ thống lọc nước để nguồn nước luôn sạch sẽ.
+ Nguồn nước cấp cho bể cá phải đảm bảo sạch sẽ không mầm bệnh.
+ Cá mới mua về phải thả riêng và khử sạch bệnh trước khi cho vào bể.
Cách chữa trị:
+ Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh
+ Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 – 32oC, tuy nhiên cũng nên lưu ý đến các tác nhân khác khi nhiệt độ tăng lên.
+ Có thể thể dùng Tetracyclin, Muối trắng, thuốc chuyên trị bệnh nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh như Tetra nhật, Bio 2 …. để trị cho cá.
3. Bệnh Virus mùa xuân trên cá chép
Bệnh còn có tên bệnh phù của cá chép do virus gây ra.
Tác nhân: Rhabdovirus carpioĐối tượng mẫn cảm: Cá chép Nhật và các loài cá cảnh khác thuộc bộ Cá chép (Cypriniformes).
Triệu chứng
Với dấu hiệu bên ngoài da sậm màu, mắt lồi, mang nhợt nhạt các tơ mang xơ rách, có hiện tượng xuất huyết điểm ở da, mang. Khi giải phẫu bên trong thấy xoang bụng có dịch, ruột chướng hơi, tụy bị sưng và có hiện tượng xuất huyết ở bong bóng, đây được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh này.
Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ thấp từ 18 – 20oC. Giai đoạn cá càng nhỏ (dưới 1 năm tuổi) càng nhạy cảm với bệnh này nhất là cá chép giống lưu qua đông.
Biện pháp phòng trị
Đối với bệnh virus mùa xuân trên cá chép chưa có thuốc đặc trị ngoài việc sử dụng vaccine. Tuy nhiên việc dùng vaccine để trị bệnh cho cá chép nuôi thương phẩm rất tốn kém và khó áp dụng đại trà. Nên người nuôi cần điều chỉnh khung thời vụ thả giống hợp lý như vào thời điểm thời tiết có nhiệt độ ổn định > 22oC đồng thời áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như bệnh nấm thủy mi.
4. Bệnh Virus trên cá Koi
Tác nhân: Koi HerpivirusTriệu chứng
Đầu tiên có thể là một vài tổn thường trên mang và tỷ lệ chết cao. Một số trường hợp vi khuẩn và ký sinh trùng là tác nhân thứ hai có thể làm cho virus nhiễm đầu tiên nguy hiểm hơn.
Trạng thái cá nhiễm bệnh thường gần tầng mặt, bơi lờ đờ và có thể bị sốc do ngạt thở và bơi không định hướng.
Dấu hiệu bệnh ngoài có thể thấy mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và màu trắn, mang chảy máu, mắt trũng, da có đám bạc màu hoặc phồng rộp.
Dấu hiệu bên trong của bệnh KHV không có gì đặc biệt, nhưng chúng có thể là các cơ quan bắm chặt vào xoang cơ thể và xuất hiện các chấm lốm đốm (Goodwin, 2003).
Đối tượng mẫn cảm: Cá chép Nhật và các loài cá trong họ cá chép Cyprinidae.
Biện pháp phòng trị bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp, quản lý tốt sức khỏe cá.
5. Bệnh Culomaris
Hay còn gọi là bệnh thối vây, đuôi
Tác nhân:Vi khuẩn Flavobacterium culomaris
Đối tượng mẫn cảm: Cá Betta
Triệu chứng
Dấu hiệu cá bắt đầu nhiễm bệnh đó là viền vây bị mất màu. Ban đầu viền vây có màu nâu hay trắng rồi sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ vây. Đôi khi phần vây bị nhiễm bệnh có màu hanh đỏ. Nếu bệnh lan tới các tia vây và phần thịt thì nó sẽ trở nên nghiêm trọng và cá có thể bị chết.
Phần tia vây bị rách, tưa, hư hại do sự tấn công của vi khuẩn.
Vây cá cũng có thể bị thiệt hại do những khi bắt cá bằng tay không khéo léo hoặc do các cá khác cắn vây, khiến cho sự nhiễm khuẩn có chỗ phát sinh trên những phần bị thương. Phần vây thối bị rụng ra và nổi lên trên mặt nước.
Phòng trị bệnh
Các loại thuốc điều trị bệnh này gồm Melafix, Maracyn, muối hay Hydrogen peroxide (H2O2) hoà vào nước hay bôi lên vùng vây nhiễm bệnh (cẩn thận không để thuốc dính vào mang cá, điều này có thể làm cá bị chết). Các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline và Sulfa chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng.
6. Bệnh lở loét
Tác nhân
Một trong những vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp nhất là Aeromonas hydrophila, tác nhân gây bệnh cơ hội khi cá bị bệnh, có vết thương hoặc sức đề kháng yếu.
Triệu chứng
Vi khuẩn gây ra các vết thương và viêm loét cho những cá thể cá có sức đề kháng yếu. Trong những năm gần đây, vi khuẩn Aeromonas hydrophila đã trở nên đề kháng với hầu hết các loại thuốc kháng sinh và kháng khuẩn.
Cá có ba bộ phận bảo vệ tự nhiên chống lại sự tấn công của vi khuẩn: chất nhờn, da và vảy. Nếu các bộ phận này bị tổn thương thì vi khuẩn gây bệnh cơ hội sẽ xâm nhập vào da thịt. Nếu không được kiểm soát, vết viêm sẽ phát triển, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra hiện tượng mắt lồi hoặc cổ chướng. Cuối cùng cá sẽ chết.
Loét là kết quả của sự xâm nhiễm ký sinh trùng hoặc chất lượng nước không đảm bảo, các ký sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể cá thông qua vết lở loét.
Phòng trị bệnh
+ Bệnh loét trên cá koi có thể được ngăn chặn kịp thời bằng việc chú ý quan sát biểu hiện của cá, thường xuyên thay nước, kiểm tra các thông số kỹ thuật của chất lượng môi trường nước: nhiệt độ, pH, DO, NH3, NO2-,…
+ Sử dụng một thuốc kháng sinh nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ NN&PTNT để trị vi khuẩn (lưu ý đến vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn).
7. Bệnh do ký sinh trùng
1. Rận cá (Argulus)
Là một loại kí sinh trùng hình đĩa tròn, chúng tấn công cá bằng miệng giống như kim tiêm dưới da chọc thủng da cá để hút máu và chất dinh dưỡng, với cách tấn công này rận cá sẽ dễ dàng truyền nhiễm các vi khuẩn và vi rút gây nhiễm trùng cho cá koi của bạn. Khi rận cắn vào cá nó cũng tiêm vào một cơ chất làm thu hút nhiều con rận khác (nhiều con rận tấn công một chỗ), qua một thời gian vùng tổn thương sẽ mở rộng thành vết loét.
Cá bị rận tấn công
Ngăn chặn bệnh:
Rận cá khi đã xuất hiện trong hồ, nó sẽ tấn công vào cá bằng nhiều cách: thực vật, thức ăn, trứng rận cũng có thể bám vào cây, vì vậy đừng thêm bất cứ thứ gì vào hồ, kiểm tra thường xuyên và loại bỏ những gì tìm thấy để chắc chắn không có sự tiêm nhiễm xảy ra.
Điều trị bệnh:
Kiểm tra tất cả cá, khi tìm thấy rận cá, hãy gắp chúng ra bằng nhíp y tế, sau đó xịt keo ong vào để ngăn chặn nhiễm trùng thứ phát do keo ong có tác dụng tiệt trùng rất mạnh.
Nếu không tìm được keo óng có thể sử dụng các loại đặc trị để thay thế như tắm thuốc tím, tắm muối hột, thao các dung dịch sát khuẩn ngoài da như Povidine, Bentadine,Iodine,.
2: Bệnh trùng quả dưa
Đối tượng mẫn cảm: hầu hết các loại cá
Triệu chứng:
Cơ thể của cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng mọc khắp mình cá và lan truyền ra cả vây. Sự nhiễm bệnh theo chu kỳ.
Cá bị bệnh đốm trắng
Phòng trị bệnh:
Vì bệnh có thể lây cho cá khác trong bể, do đó phải điều trị toàn bể nuôi. Người ta đã tìm được thuốc chữa bệnh này. Cũng có thể điều trị bằng cánh nâng nhiệt độ nước lên 32 – 35oC trong 4 – 6 ngày. Pha vào trong nước thuốc tím theo tỷ lệ 1g cho 1 lít nước.
3. Trùng mỏ neo (Larnea)
Trùng mỏ neo bám trêm cá Koi (Nguồn: Internet)
Tác nhân: Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.
Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Tác hại: Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương. Làm cho cơ thể bị dị hình uống cong, kí sinh một lượng lớn trong xoang miệng làm cho miệng cá không đóng lại được cá khống bắt được thức ăn và chết.
Biện pháp phòng trị: Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10 – 25g/m3 tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3 – 0,5 kg /m3 nước.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!