Công Thức Tính Cường Độ Dòng Điện Định Mức, Dòng Điện Định Mức Là Gì

Trên các nhãn mác thiết bị điện sử dụng hàng ngày, khi chúng ta đọc những thông tin được ghi trên nhãn mác đề thấy dòng thông tin ghi về dòng điện định mức. Vậy dòng điện định mức là gì? Cường độ dòng điện định mức được tính như thế nào? Các bạn cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm đáp án của những câu hỏi này nhé.

I. Dòng điện định mức là gì?

Dòng điện định mức hay còn được gọi với tên gọi khác là cường độ dòng định mức. Đây là một đại lượng cho chúng ta biết được cường độ mà dòng điện có thể giúp cho đồ dùng, thiết bị điện đó có thể hoạt động được ở tần suất cao nhất (đạt công suất cao nhất có thể).

Đang xem: Công thức tính cường độ dòng điện định mức

*

Dòng điện định mức của dây dẫn

Đồng thời, đây cũng chính là đại lượng biểu thị giới hạn cho phép của dòng điện. Trong trường hợp cường độ dòng điện vượt quá giá trị định mức được nhà sản xuất ghi tại các nhãn, mác dán trên thiết bị điện sẽ làm cho các thiết bị hư hỏng, thậm chí gây ra cháy nổ.

II. Cách tính dòng điện định mức của dây dẫn

Dòng điện định mức được tính bằng công thức sau:

I = P/U

Trong đó:

Bài tập ứng dụng công thức tính cường độ dòng điện định mức

Để hiểu rõ hơn về cách tính dòng điện định mức của một thiết bị điện trong gia đình các bạn có thể theo dõi bài tập sau:

Đề bài: Trên một ấm đun nước bằng điện có ghi chỉ số như sau: 220V – 990 W

Thực hiện tính cường độ dòng điện định mức của ấm đun nước điện trên?Tính điện trở của ấm điện khi hoạt động trong điều kiện bình thường?Nếu chúng ta sử dụng ấm điện trên để đun nước trong khoảng thời gian là 30 phút với hiệu điện thế là 220V thì điện năng mà ấm tiêu thụ là bao nhiêu?

*

Vận dụng công thức tính dòng điện định mức của ấm điện

Cách giải:

Để tính cường độ dòng điện định mức của ấm điện chúng ta thực hiện như sau:Áp dụng công thức tính cường độ dòng điện định mức ở trên ta có: I = P/ U = 990/220 = 4,5 (A)

=> Như vậy chúng ta có dòng điện định mức của ấm điện là 4,5 A

Tính điện trở của ấm điện khi hoạt động ở điều kiện bình thường (có nghĩa là ấm được cung cấp 1 dòng điện có hiệu điện thế là 220V và có cường độ định mức là 4,5 A để hoạt động). Cách tính như sau:Chúng ta có công thức tính điện trở là : R = U/I Áp dụng công thức tính điện trở trên ta có: R = 220/4.5 ≈ 48,9

=> Như vậy chúng ta có điện trở của ấm điện khi hoạt động ở điều kiện bình thường là xấp xỉ 48.9 ohm.

Xem thêm: Tổ Hợp Chỉnh Hợp Công Thức, Hoán Vị, Chỉnh Hợp Và Tổ Hợp

Tính điện năng tiêu thụ của ấm trong vòng 30 với hiệu điện thế là 220V. Chi tiết cách tính như sau:Chúng ta có công thức tính điện năng tiêu thụ là: A = P. t ( P ở đây là công suất của dòng điện; t là thời gian hoạt động)Áp dụng công thức trên để tính điện năng tiêu thụ của ấm trong thời gian 30 phút, ta có: A = 990 x ½ = 990/2 = 495 Wh

=> Như vậy chúng ta có lượng điện tiêu thụ của ấm điện trong khoảng thời gian 30 phút là 495 Wh.

III. Cách tính dòng điện định mức 3 pha

Để tính dòng điện định mức 3 pha của một thiết bị chúng ta có hai cách tính như sau:

Cách 1: Ở cách tính này chúng ta áp dụng công thức là:

Công suất động cơ x 2 = Dòng điện dây dẫn

*

Thông số về dòng điện định mức trên thiết bị điện

Lưu ý: Khi chúng ta sử dụng công thức này để tính dòng điện định mức 3 pha chính ta chỉ tìm được kết quả gần đúng.

Để hiểu rõ hơn các bạn có thể theo dõi ví dụ sau: Nếu trên thiết bị ghi công suất là 25KW thì dây dẫn cần có dòng điện định mức xấp xỉ 50 A

Cách 2: Với cách thứ hai này chúng ta sử dụng công thức tính là

I = P/ (căn 3 x U x cosphi x hiệu suất)

Trong đó

I là dòng điện định mức của dây dẫn (A)P là công suất điện (W)U là điện áp (380 V)

Lưu ý: Với cách tính thứ 2 này chúng ta sẽ tính được thông số dòng điện định mức có tính chính xác cao hơn.

IV. Dòng điện định mức của dây cáp đồng

Dây cáp đồng hay còn được gọi với tên gọi khác là dây cáp điện hạ thế. Loại dây cáp này được cấu tạo bởi ba phần bao gồm lớp lõi bên trong được làm bằng đồng và hai lớp vỏ cách điện được làm bằng PVC (Cu/XLPE/PVC) và XLPE. Khả năng cung cấp truyền tải điện của loại dây cáp này là từ 0,6/1 KV.

*

Dòng điện định mức của cáp đồng là bao nhiêu

Trong đời sống dây cáp đồng được ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau như: Sử dụng trong thang cáp, mạng lưới điện nhà xưởng, các tòa nhà …

Để biết dòng điện định mức của cáp đồng các bạn có thể tiến hành tra bảng dưới đây:

STT Tiết diện ruột dẫn (mm²) Số dây lõ Dòng điện định mức (A) 1 1,5 2 22 2 2,5 2 29 3 4 2 38 4 6 2 45 5 10 2 68 6 16 2 91 7 25 2 122 8 35 2 149 9 50 2 182

V. Dòng điện định mức của dây cáp nhôm vặn xoắn

Dây cáp nhôm vặn xoắn hay còn được gọi với tên gọi khác là dây cáp vặn xoắn hạ thế ruột nhôm. Loại dây này được dùng để dẫn, truyền tải và phân phối điện đến các trạm điện. Cáp nhôm vặn xoắn có khả năng cung cấp điện áp là 0,6/kV.

Xem thêm: Tuyển Tập Những Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Lớp 9 Tập 1, Các Đề Luyện Tập Phân Tích Thơ Môn Ngữ Văn Lớp 9

*

Dòng điện định mức của cáp nhôm vặn xoắn

Loại dây cáp này thường được sử dụng ở dạng mắc nối trên không, có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cáp có thể chịu được mức nhiệt tối đa là 80 độ C. Và nhiệt độ cực đại khi tiến hành ngắt mạch là 250 độ C (thời gian giới hạn cho phép không quá 5S).

STT

Tiết diện ruột dẫn (mm²) Dòng điện định mức (A) 1 16 78 2 25 105 3 35 125 4 70 185 5 95 225 6 120 260 7 150 285

Bài viết là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về dòng điện định mức cũng như cách tính dòng điện định mức. Chúng tôi hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được dòng điện định mức là gì? Cũng như làm sao có thể tính được dòng điện định mức của các thiết bị gia đình.