Bơi lội tuy là môn thể thao tuyệt vời giúp bạn sở hữu vóc dáng chuẩn và sức khoẻ dẻo dai nhưng để an toàn, không gặp phải những sự cố nguy hiểm, cũng phải lưu ý một số vấn đề chuẩn bị và trong quá trình bơi.
Trang bị đầy đủ dụng cụ bơi cho trẻ (ảnh minh họa)
1. Không xuống nước khi đang mệt, đổ mồ hôi
Sau khi lao động, mồ hôi ra nhiều thì không nên nhảy xuống nước bơi lội ngay vì dễ bị cảm lạnh đột ngột, thậm chí có thể bị ngất xỉu, gọi là “trúng nước”. Nguyên nhân là do cơ thể không kịp phản ứng trước sự thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh quá bất ngờ. Đây là lý do chính làm cho người biết bơi cũng bị chết đuối ngay ở chỗ nước nông.
Khác với những người bị chết đuối do phổi đầy nước, những người bị “trúng nước” đã bị ngất trước rồi sau đó mới bị ngạt thở. Bởi vậy, nếu đang ra nhiều mồ hôi thì nên nghỉ ngơi ít phút cho đến khi hết mệt, người ráo mồ hôi rồi hãy xuống nước.
2. Không ăn quá no trước khi bơi
Ăn uống quá tải trước khi đi bơi sẽ khiến cho bạn có cảm giác ì ạch, khó chịu, cơ thể uể oải, đau bụng và ảnh hưởng đến thành tích bơi lội. Bởi lẽ, để tiêu hóa được lượng thức ăn bạn thu nạp vào trong cơ thể thì sẽ mất khoảng thời gian 45 phút, lúc này máu sẽ dồn về các cơ quan tiêu hóa để thực hiện chức năng này. Vậy nên, nếu bạn không muốn bị nhiều tác nhân chi phối trong khi bơi lội thì không nên ăn no trước ít nhất 45 phút khi đi bơi.
3. Khởi động trước khi xuống nước
Trước khi xuống bơi, để phòng ngừa những hệ lụy không mong muốn như chuột rút, co cơ có thể gây tai nạn đang tiếc khi bơi, bạn cần tiến hành các bài tập khởi động, kéo căng các cơ xương khớp trong cơ thể.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên khởi động ít nhất 10 – 15 phút trước khi xuống bơi. Ngoài ra, cũng nên áp dụng một số bài tập vận động tay, chân, cổ trước khi xuống bơi để làm ấm cơ thể, phòng ngừa tình trang mệt mỏi. Không nên đột ngột xuống bơi vì sự chênh lệch giữa nước bể bơi và nhiệt độ trong cơ thể sẽ gây nên những bất lợi cho thân nhiệt, tim mạch và sức khỏe nói chung.
4. Uống nhiều nước
Bơi lội cũng như những môn thể thao khác, theo đó, bạn cần bù đắp lượng nước đều đặn, đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi bơi. Vì bơi khiến cơ thể có thể bị khử nước, vậy nên cần chuẩn bị sẵn một bình nước để có thể bổ sung bất cứ khi nào bạn có cảm giác khát.
5. Không vận động quá sức khi bơi
Thời gian tắm và bơi lâu hay mau là tuỳ theo sức khoẻ từng người. Nhưng nên ngừng bơi khi cảm thấy mệt mỏi hoặc người nổi gai ốc vì lạnh. Để tránh chuột rút trong khi tắm, không nên bơi quá lâu, vận động quá sức, quá mạnh, chân đạp nước quá nhiều, đề phòng cơ bắp dễ bị co cứng (chuột rút) đột ngột.
6. Vệ sinh tai sau khi bơi
Tai là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm. Nước cộng với vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai chính là “thủ phạm” khiến tai bị viêm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng sang viêm tai giữa và nhiều rắc rối khác. Vì thế, sau khi đi bơi, bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ bằng cách lau khô và dùng bông tai thấm khô nước trong tai để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
7. Chăm sóc vùng kín kỹ càng
Vùng kín là cơ quan cần nhận được sự chăm sóc chu đáo và cẩn thận nhất là sau khi tiếp xúc với nước bể bơi bởi chúng rất có nguy cơ bị “tấn công” bởi hóa chất, vi khuẩn, virus và những mầm bệnh ẩn họa.
Hãy chăm sóc vùng kín cẩn thận, thậm chí có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh có hoạt tính dịu nhẹ để “tẩy” sạch những mầm họa đe dọa đến “cô bé” và “cậu bé”. Đặc biệt với chị em đang ở trong hoặc trước và sau kỳ đèn đỏ 3 ngày, hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.
8. Không nên ăn quá no trước và sau khi đi bơi
Bơi lội là quá trình vận động các cơ, bắp thịt và mọi bộ phận trong cơ thể, nó cũng là môn thể thao giúp bạn gìn giữ vóc dáng chuẩn do tiêu hao được một lượng lớn năng lượng trong cơ thể. Vì thế sau khi đi bơi, bạn thường có cảm giác đói bụng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, đừng nên ăn uống lấp đầy 100% cái bụng rỗng của bạn vì nó sẽ khiến cho bạn dễ bị tăng cân, béo phì nhất là trong giai đoạn giảm cân.
Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên ăn nhẹ sau khi đi bơi, nên ưu tiên các món ăn chế biến từ rau, củ, quả thay vì các món ăn chế biến từ đạm, thit, chất béo, tinh bột, đồ ăn nhanh…
9. Người cao huyết áp có thể bơi
Người bệnh tăng huyết áp có thể bơi nhưng chỉ bơi nhẹ nhàng, nước hồ hơi mát, không lạnh để tránh co mạch ngoại vi đột ngột làm tăng huyết áp và không tắm nắng kéo dài. Với một số trường hợp bệnh nặng, cần phải được khám bệnh và có sự theo dõi, hướng dẫn chu đáo của thầy thuốc trước khi luyện tập bơi lội.
10. Tần suất đều đặn, hợp lý
Để việc bơi lội có hiệu quả chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ, tập luyện phải thường xuyên, liên tục, ít nhất là 3 buổi/tuần. Cần lượng sức mình, không nôn nóng mà hãy nâng dần thời gian mỗi buổi tập cho phù hợp với sức khỏe.
An Nguyên – Benh.vn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!