Bà bầu bị nhau bám thấp phải làm sao?
Nhau bám thấp là tình trạng bánh nhau không bám ở phần đáy của tử cung mà bám vào vị trí gần cổ tử cung. Thông thường khi trứng đã được thụ tinh thành hợp tử sẽ bám vào tử cung và nhau thai dần dần hình thành. Tuy nhiên, nếu hợp tử này không di chuyển và vẫn ‘cư trú’ ở phía dưới tử cung sẽ xảy ra hiện tượng nhau bám thấp. Lúc này, bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Kết quả là bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không được xử lý kịp thời. Vậy bà bầu bị nhau bám thấp phải làm sao?
Bà bầu bị nhau bám thấp được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nhau bám thấp
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau bám thấp hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số ý kiến cho rằng tình trạng nhau bám thấp ở phụ nữ mang thai có thể do:
- Người mẹ bị dị dạng cổ tử cung, có tiền sử nạo (hút) thai.
- Sự tuần hoàn dinh dưỡng ở vùng niêm mạc đáy tử cung giảm sút. Chế độ ăn của bà bầu không đủ chất dẫn đến dinh dưỡng tuần hoàn không tốt, nhau sẽ trải rộng trên diện tích rộng để bù trừ tình trạng thiếu hụt và tràn xuống dưới lỗ của tử cung.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị nhau bám thấp
Các dấu hiệu của chứng nhau thai bám thấp thường không rõ ràng, khó nhận biết chính xác.
Tuy nhiên, từ tuần thai 20 trở lên nếu thai phụ phát hiện đột ngột bị ra huyết không rõ nguyên nhân, không kèm theo đau bụng, máu ra đỏ tươi sau khi ra ngoài đông lại thành cục. Lượng máu ra thường ít trong những lần đầu, sau đó tình trạng ra huyết âm đạo có thể lặp lại nhiều lần và lần sau thường ra máu nhiều hơn lần trước. Lúc này, mẹ bầu nên nghĩ đến hiện tượng nhau bám thấp (tuy nhiên cũng có những trường hợp thai phụ bị nhau bám thấp nhưng không ra huyết).
Để xác định chính xác mẹ bầu có đang gặp phải hiện tượng nhau bám thấp hay không thì cần phải được tiến hành siêu âm.
Một số phương pháp siêu âm phổ biến hiện nay là:
- Siêu âm qua âm đạo (siêu âm đầu dò).
- Siêu âm qua bụng.
- Chụp cộng hưởng
Những tình trạng nhau bám thấp thường gặp ở bà bầu
- Túi thai bám thấp.
- Nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa.
- Rau bám thấp tuần 24.
- Rau bám thấp nên ăn gì.
- Rau bám thấp tuần 17.
- Túi thai nằm thấp có nguy hiểm không.
Cách điều trị nhau bám thấp cho mẹ bầu
Nhau bám thấp là một tình trạng nguy hiểm vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị nhau bám thấp.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị nhau bám thấp, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện đột ngột bị ra huyết không rõ nguyên nhân.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị nhau bám thấp tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
Bà bầu bị nhau bám thấp có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Khi bị chứng nhau bám thấp, người mẹ bị mất máu trầm trọng. Kéo theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch, dễ sinh non. Thậm chí tử vong ngay sau đó nếu không được xử lý kịp thời.
Đối với thai nhi, do người mẹ bị thiếu máu vì ra huyết nhiều nên thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, suy thai. Ngoài ra, do mẹ bầu bị ra huyết quá nhiều, để đảm bảo an toàn cho người mẹ thì bắt buộc bác sĩ phải mổ lấy thai sớm mà không kể thai đã đủ tháng hay chưa. Khi đó khả năng trẻ sơ sinh có non tháng rất cao và bé rất dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe như bị suy hô hấp, thiếu cân. Hơn nữa, vì bánh nhau nằm ở phần dưới tử cung làm cho thai nhi khó xoay đầu xuống nên dễ dẫn đến tình trạng ngôi thai bất thường (ngôi mông hay ngôi ngang).
Những lưu ý khi bà bầu bị nhau bám thấp
Bà bầu bị nhau bám thấp nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh nhau bám thấp:
- Nên ăn nhiều các thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Uống từ 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày.
- Các thực phẩm giàu sắt như: Thịt heo, thịt cừu, thịt bò, lòng đỏ trứng gà.
- Các loại động vật thân mềm như: ốc, sò.
- Các loại rau như xanh như: rau cải bó xôi, cải xoăn kale, súp lơ xanh.
- Các loại đậu như: đậu xanh, đậu hà lan.
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: trái cây họ cam quýt,…. Nhóm thực phẩm này có tác dụng giúp hấp thu chất sắt tốt hơn.
Bà bầu bị nhau bám thấp không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị nhau bám thấp không nên ăn:
- Các món ăn hoặc gia vị cay nóng.
- Thực phẩm đông lạnh.
- Thức ăn nhanh.
- Các chất kích thích.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị nhau bám thấp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị nhau bám thấp trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!