Đã bao giờ bạn thấy bối rối khi cần buộc dây, nối dây hay thắt nút dây trong những công việc đơn giản hàng ngày? Bạn đã biết bao nhiêu cách thắt nút dây và biết cách làm sao để thắt nút dây vừa chặt lại vừa dễ gỡ?
Quá đơn giản, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể học 7 cách thắt nút dây cơ bản mà lại vô cùng chặt, bạn có thể áp dụng nó trong cuộc sống để có thể buộc đồ mà không lo rơi. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
1. Nút dẹt hay nút kép (reef knot/square knot) là một nút dây đơn giản và thông dụng, được dùng để thắt hai đầu của một sợi dây để giữ chặt một vật. Cách thắt này có thể ứng dụng dùng để buộc hàng, buộc dây giầy và kết thúc dây băng cứu thương cho bệnh nhân.
2. Nút thợ dệt (sheet bend, becket bend, weaver’s knot và weaver’s hitch) là một loại nút thắt nhanh và hữu dụng để nối hai sợi dây khác tiết diện, và ứng dụng trong nối dây khi dựng lều, đan lưới…
Để thắt nút thợ dệt, trước tiên nắm sợi dây lớn hơn ở gần một đầu dây, rồi tạo một vòng nhỏ ở đầu dây bằng cách nắm lấy đầu dây uốn cong ngược vào và giữ đầu dây trong tay. Tiếp theo là nắm sợi dây nhỏ hơn rồi luồn từ dưới vòng nhỏ lên. Sau đó quấn sợi dây nhỏ quanh vòng nhỏ của sợi dây lớn hơn, bắt đầu từ phía đầu dây của sợi dây lớn. Rồi xỏ nó xuyên qua bên dưới chỗ mà sợi dây nhỏ từ dưới vòng tròn chui lên. Cuối cùng, kéo dây nhỏ hơn để xiết chặt nút dây.
3. Nút thuyền chài (clove hitch) là một loại nút dây thường dùng để buộc dây thuyền vào cọc trên bờ hay dùng để buộc đầu lều cắm trại. Nó cũng được dùng như nút khởi đầu cho các nút ráp (tháp) cây.
Trước tiên quấn một vòng quanh cột hay cọc với đầu dây ngắn nằm bên trên vòng dây vừa tạo. Quấn đầu dây ngắn quanh cột thêm một vòng và luồn đầu dây ngắn bên dưới vòng quấn. Kéo đầu dây xiết chặt.
4. Nút ghế đơn hay nút thòng lọng không xiết (bowline), Cách thắt này sẽ tạo ra một vòng tròn cố định, chúng thường được áp dụng khi buộc dây thừng quanh người hoặc động vật mà không sợ vòng dây bị tuột cũng như xiết chặt vào cổ. Phương pháp này cũng thường được áp dụng khi đi leo núi, làm việc trên cao hay ném cho người sắp chết chìm dưới nước…
Còn đây là nút thòng lọng (để xiết)
5. Nút số 8 (figure eight loop), cách này thường được áp dụng với mục đích tránh cho đoạn dây không bị tuột khỏi các dụng cụ thiết bị như cột dây khi đi thuyền buồm hoặc leo núi và làm thang dây, kéo gỗ..
6. Một vòng hai khóa (Round turn & two half hitches). Dùng để khóa lại những nút dây buộc neo, được sử dụng để cố định đầu dây vào một vật cố định
7. Nút chạy (Taut-line hitch). Cách thắt nút này giúp bạn có thể điều chỉnh được độ dài, ngắn của đoạn dây. Là một nút thắt có thể điều chỉnh để sử dụng trên các đường chịu lực. Nó rất hữu ích khi chiều dài của một dòng sẽ cần phải được điều chỉnh định kỳ để duy trì độ căng. Nó được tạo ra bằng cách buộc một cuộn dây quanh phần đứng sau khi đi qua một vật neo
Một số cách thắt dây khác bạn có thể tham khảo.
Nút chân chó (sheepshank knot) dùng để rút ngắn một đoạn dây thừng hoặc thu ngọn lại phần dây còn thừa của đoạn dây hoặc có thể áp dụng khi bạn muốn làm ngắn đoạn dây bị trùng khi không muốn phải cắt đi đoạn dây đó. Bên cạnh đó bạn còn có thể ứng dụng khi buộc vào các toa xe kéo hoặc thuyền buồm.
Nút ghế kép (Bowline on a bight) Cách thắt ghế kép cũng tạo ra cho bạn một vòng tròn cố định ở khoảng giữa dây thừng. Cách này có thể ứng dụng để tạo vòng bám chân (toe hold) ở giữa dây thừng hoặc làm vòng ghế an toàn trong cứu hộ, tiện lợi và dễ chịu hơn nút ghế đơn. Mỗi vòng có thể dùng cho mỗi đùi chân và phần trên choàng qua ngực để giữ an toàn.
Nút bồ câu (Trucker’s hitch knot) Dùng để tăng giảm dây. Cách làm là dùng 1 nút thòng lọng ở giữa dây tạo thành 1 vòng dây (có thể thay thế bằng nút mỏ chim), một đầu neo và 1 đầu móc vào đầu neo khác, xỏ đầu dây neo thứ 2 vào vòng dây vừa tạo và kéo tăng giảm về hướng mình, kết thúc bằng nút đơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!