16 câu thần chú Mật Tông và Phật Giáo phổ biến nhất mà bạn lên đọc. Với bài viết của mình về các Bổn tôn các bạn có thể thực hành theo và đây là các câu thần chú đơn giản và Các Bài Cầu Nguyện của các vị Bổn Tôn mà các bạn có thể thực hành theo mỗi ngày:
16 câu thần chú mật tông phổ biến nhất
1.OM MANI PADME HUM (Quan Âm Tứ Thủ )
LỢI ÍCH VÀ NĂNG LỰC CỦA THẦN CHÚ SÁU ÂM CỦA ĐẤNG ĐẠI BI
Vị Thầy Liên Hoa Sanh nói với Vua Mutig của Tây Tạng và các học trò thân cận:
OM MANI PADME HUM là tinh túy của Bậc Đại Bi, vì vậy công đức khi tụng dù chỉ một lần câu thần chú này là hoàn toàn không thể đong đếm.
Từ một hạt sen mọc thành cây, nở ra bông sen, bông sinh ra các hạt sen, và cứ thế, cứ thế… có biết bao nhiêu hạt sen hình thành từ một hạt ban đầu, không thể tính được.
Đem so sánh với điều này, lợi ích của trì tụng dù chỉ một lần thần chú Sáu âm còn nhiều hơn số hạt sen được nhân lên.
2.OM AH HUNG BENDZA GURU PEMA SIDDHI HUNG (Guru Rinpoche ) Đức Liên Hoa Sinh
3.TAYATHA OM BEKANZE BEKANZE MAHA BEKANZE RADZA SAMUGATE SOHA (Phật Dược Sư )
Tâm Chú Phật Dược Sư:
TAYATHA OM BEKANZE BEKANZE MAHA BEKANZE RADZA SAMUGATE SOHA
12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai
1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.
2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.
3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.
4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.
5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.
6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan
7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.
8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.
9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.
10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.
11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.
Thần Chú Dược Sư :
Namo bhagavate bhaisaiyaguru vaiduryja prabha rayjaja Tathagataya arahate samyaksambudhiya Tadhiyatha. Om bhaisaije bhaisaije maha bhaisaije bhaisaija raja samudgate svaha.
Tâm Chú Phật Dược Sư:
TAYATHA OM BEKANZE BEKANZE MAHA BEKANZE RADZA SAMUGATE SOHA
4. OM BENDZA SATTO HUM (Đức Kim Cương Tát Đoả)
KIM CANG TÁT ĐOẢ BÁCH TỰ MINH CHÚ (CHÚ TRĂM ÂM)
(Với lời hứa nguyện trì tụng ít nhất là 150 ngàn biến của các hành giả tu Pháp Phowa, trung bình ít nhất 108 biến/ngày trong suốt 3 năm đầu, và trì tụng thêm 150 ngàn câu minh chú của Đức Phật A-Di-Đà).
Om Benza sato samaya; manu palaya (Ôm Ben-za sa-tô sam-may-a; ma-nu pa-lay-a): Hỡi ngài Kim Cang tát đoả, hãy hộ trì giới nguyện của con
Benza sato tenopa (Ben-za sa-tô tê-nô-pa): Xin hãy thường trụ trong con.
Tishtha dridho mebhawa (Ti-sa đ-ri-đô mê-ba-oa): Xin cho con đạt mọi nguyện ước
Su tokhayo mebhawa (su tô-kay-yô mê-ba-oa); Su pokhayo mebhawa (su pô-kay-yô mê-ba-oa): Xin trưởng dưỡng thiện tâm trong con.
Anu rakto mebhawa (A-nu rác-tô mê-ba-oa): Hãy mở lòng từ bi với con
Sarva siddhi mepra yatsa (Sa-va si-đi mê-pờ-ra y-a-sa): Ban cho con mọi thành tựu.
Sarva karma sutsame (Sa-va ka-ma su-sa-mê): Xin cho con thấy tất cả nghiệp
Tsittam shriyam kuru hung (Xit-tam sờ-ri-am ku-ru hung): Hãy chuyển tâm con tốt lành. Hung: chủng tự tâm yếu của Kim cang tát đoả.
Ha ha ha ha ho: ha ha ha ha: biểu tượng 4 vô lượng tâm-4 quán đảnh-4 hỷ lạc và 4 thân; Ho: biểu lộ hoan hỉ nơi sự thành tựu này.
Bhagawan sarva tathagata benza mame muntsa (Ba-ga-oan sa-va ta-tha-ga-ta ben-za ma-mê mun-sa): Hỡi đức Thế tôn, xin đừng rời xa con
Benza bhawa maha samaya sattva, ah (Ben-za ba-oa ma-ha sam-may-a sa-tô, A): Hỡi bậc đại thủ hộ giới nguyện, hãy cho con chứng đạt Kim cang tánh, hãy cho con được thể nhập với Ngài.
Tâm chú: “Om Bendza Satto Hung”
Thần chú này cùng một thời trì tụng 108 lần sẽ phục hồi hết thảy các giới nguyện bị đứt gãy, giải thoát khỏi tội lỗi bị đọa vào ba ác đạo.
Bất kỳ hành giả du già nào chọn làm Bổn tôn rồi trì tụng thì người đó ngay trong đời này chân chánh là con của hết thảy Chư Phật trong ba đời và được các Ngài lưu tâm mà bảo hộ, ngay khi mạng chung chính thực là con của Chư Như Lai Thiện Thệ mà không chút nghi ngờ.
Từ Mã Đầu Du Hí Mật Bộ có thuyết:
“Vua trong Mật Chú vô thượng này,
Dù chỉ một lần tụng đọc thôi,
Làm sạch không sót các tội lỗi,
Thành tựu hết thảy mọi sự nghiệp.”
Cũng từ Thù Thắng Quán Đảnh Vương Mật Bộ đã thuyết:
“Kim Cang Tát Đoả thuyết lời này,
Tịnh nghiệp chín mùi tội Vô Gián,
Thệ nguyện Mật Chú được phục hồi,
Cần nói chi đến nghiệp bất thiện.
Dù ai bị các bệnh hiểm nguy,
Nhất định thoát khỏi đau khổ đó,
Khi bị nhiễm phải các bệnh dịch,
Bản thân quán rỏ tướng Bổn tôn,
Tụng tâm yếu này không bị hại.
Dù các ác chú, binh khí đánh,
Tụng tâm yếu này trở ngược họ.
Trên đường truy cầu mà trì tụng,
Nhất định thoát khỏi sợ kẻ thù.
Vì bị hại bởi ác ma chướng,
Tụng minh chú này trục ma đó.
Dù hữu tình nào muốn có con,
Nhờ minh chú này giữ dòng tộc.
Dù ai phiền não nghèo cơ cực,
Tụng tâm yếu này được trân bảo.
Ai muốn tụ chúng trì chú đây,
Tam Giới cũng hợp thành quyến thuộc,
Nhất định thành tựu bốn sự nghiệp,
Hết thảy tội chướng được thanh tịnh.
Trăm Chữ Thần Chú ta trì tụng,
Nhờ đấy phục hồi các đứt nguyện,
Khuấy tận ác đạo tụng chú này.
Vậy thì nay đã đúng thời điểm,
Trì tụng ba, bảy, mười bốn lần,
Hai mươi mốt hoặc trăm linh tám,
Thiền định rõ ràng trì tụng thì,
Giữ gìn hết thảy nguyện suy hoại,
Độ thoát khỏi từ ba ác đạo,
Quán rỏ Bổn tôn trì chú này,
Là con ba đời Chư Thắng Phật.
Chính thế, dù chỉ tóm gọn lại thì Mật Chú này thuyết rằng: “Những ai dù đã lở tạo tội đọa Vô Gián, lừa dối hết thảy chư Như Lai, phỉ báng Chánh Pháp và gây tạo hết thảy các tội ác, nhưng nếu nương tựa vào Đức Kim Cang Tát Đoả là vị thành tựu Thủ Ấn của hết thảy các Đức Như Lai, nhờ vậy ngay trong đời này nhanh chóng đạt được hết thảy thành tựu sở nguyện, hoặc thành tựu tối thắng, hoặc thành tựu Kim Cang, hoặc thành tựu Kim Cang Tát Đoả, hoặc thành tựu Như Lai. Đức Kim Cang Tát Đoả của hết thảy Chư Thế Tôn Như Lai đã tuyên thuyết.”
Ngữ Lực Giới Hiền dịch theo bản văn được Ngài Chogyal Rinpoche trao cho khi viếng thăm tu viện Jangchub Jong. ========== *** Hình Kim Cang Tát Đoả Như Lai một mặt màu trắng ngồi kiết già trong bài này: tay phải Ngài cầm chuỳ kim cang, tay trái cầm chuông linh – Hành giả phải nên quán tưởng Kim Cang Tát Đoả Như Lai ngự trên đỉnh đầu của hành giả ban gia trì khi trì tụng minh chú 100 âm này, hoặc hành giả quán theo phương pháp đã truyền thọ trong Pháp tu Phowa.
Bài minh chú 100 Âm của Kim Cang Tát Đoả Như Lai là một trong bài chú chính và rất quan trọng của truyền thống Kim Cang Thừa, nếu nói rằng mình là một hành giả Mật Tông thì phải tụng trì bài minh chú này mỗi ngày và đặc biệt là trước khi đi ngủ để thanh tịnh nghiệp trong ngày. Nên nhận sự khẩu truyền bài minh chú từ một bậc thầy khi trì tụng để đúng theo pháp hành trì và tăng thêm sự gia trì cho hành giả.
Chú ý: Khi tụng bài minh chú này nếu không thực hành sự quán tưởng trên thì năng lực gia trì của 1 ngàn biến minh chú thì chỉ bằng năng lực trì tụng một biến chú này với sự quán tưởng.
5.OM CALE CULE CUNDE SVAHA (Phật Mẫu Chuẩn Đề)
Phật Thuyết Kinh Thất Ức Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà la-ni
OM CALE CULE CUNDE SVAHA
Lúc bấy giờ Đức Phật ở tại vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc trong thành Xá-vệ. Khi ấy Thế Tôn tư duy quán sát. Vì thương xót các chúng sanh ở vị lai, Ngài thuyết Pháp Chuẩn đề Đà la-ni này, là tâm của bảy ức Phật mẫu. Đức Phật liền nói chú rằng:
Chân Ngôn Đà la-ni Phạn ngữ có phiên âm Việt với (dịch nghĩa):
Namaḥ Saptānāṃ Samyaksaṃbuddha Koṭīnāṃ Tadyathā Oṃ Cale Cule Cundī Svāhā Nam Ma Sắp Ta Nam, Săm Dắc Săm, Bu Đà, Khô Ti Nam, Thát Dà Tha, Ôm Tra Lề, Tru Lề, Trun Đì, Sô Hà
(Con quy y với mẹ của bảy chục triệu hoàn hảo giác ngộ chư Phật. Đây là câu thần chú: Oṃ! Sự thanh tịnh của Chuẩn Đề, Chuẩn Đề, Điều này là sự thật)!
Dịch nghĩa mỗi chữ Phạn ngữ:
Namaḥ: Con quy y với mẹ
Saptānāṁ: Bảy
Samyaksam: Hoàn hảo giác ngộ
Buddha: Phật
Koṭīnāṁ: Một KOTI là tương đương với mười triệu
Tadyathā: Khi câu thần chú được phát biểu
Oṃ: Một từ linh thiêng đó được coi là một biểu tượng cho với âm thanh gốc của vũ trụ
Cale: Một biến thể tên của Phật Mẫu Chuẩn Đề
Cule: Thêm một biến thể tên của của Phật Mẫu Chuẩn Đề
Cundī: Sự thanh tịnh
Svāhā: Điều này là sự thật!
Thần Chú Chân Ngôn Âm Hán:
Khể Thủ Quy-Y Tô-Tất-Đế, Đầu Diện Đảnh Lễ Thất Cu Chi. Ngã Kim Xưng Tán Đại Chuẩn-Đề, Duy Nguyện Từ Bi Thùy Gia Hộ. Nam Mô Tát Đa Nẩm Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề, Cu Chi Nẩm, Đát Điệt Tha. Án, Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn-Đề, Ta Bà Ha
“ Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ.
Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.
Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.
6. OM DZAMBHALA DZALENDAYE SVAHA (Hoàng Thần Tài)
Tụng niệm thần chú Hoàng Thần Tài để cầu tài lộc dồi dào, kinh doanh phát đạt
Hàng ngày tụng niệm thần chú Hoàng Thần Tài để cầu may mắn về tài lộc, sự giàu có, thịnh vượng – Điều mà không phải ai cũng biết.
Câu Thần chú Hoàng Thần Tài
– Hoàng Thần Tài thần chú:
Câu thần chú của vị Bồ Tát tài bảo vô cùng đơn giản:
Tiếng Phạn :
“Om Jambhala Jalendraya Svaha”
Tiếng Tây Tạng :
“Om Dzambhala Dzalim Dzaye Svaha”
7.NAMO SAMANTO VAJRA NAI HAM (Đức Bất Động Minh Vương)
Lợi ích khi tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương
Thần chú Bất Động Minh Vương là một thần chú cực kỳ mạnh mẽ trong việc loại bỏ cảm xúc tiêu cực, cắt đứt mọi trở ngại khiến một người không thể nhận ra con đường giác ngộ. Thần chú cũng là một phương tiện hữu ích thường được thực hành bởi những người không thể làm chủ được bản thân.
Đây là một thần chú thể hiện sự tức giận bao gồm những từ phải được hiểu dưới góc nhìn Phật giáo Mật Tông. Ví dụ: Caṇḍa có nghĩa là “bạo lực”, mahāroṣaṇa có nghĩa là “cơn thịnh nộ lớn”, và sphoṭaya có nghĩa là “tiêu diệt”.
Sự “hung tợn” của Bất Động Minh Vương thể hiện ý chí mãnh liệt trong việc biến đổi tâm thông qua các thực hành bí truyền. Năng lượng của cơn giận dữ hướng về Phật tánh và phá vỡ mọi trở ngại ngăn cản, xuyên qua tấm màn vô minh để nhìn thấy rõ bản chất thật của vạn pháp.
Đây không phải là “sự giận dữ” thông thường của con người, mà là “sự giận dữ” phát sinh từ lòng bi mẫn lớn lao của Bất Động Minh Vương vì đau khổ của chúng sinh.
THẦN CHÚ:
Namo Samanto Vajra Nai Ham
8.OM AH RA PA TSA NA DHI (Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát)
Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH TỤNG NIỆM THẦN CHÚ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
Lợi ích khi niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là không thể bàn cãi, rất mạnh mẽ, nó giúp chúng ta hiểu rõ về sự hiểu biết và ảo tưởng của chúng ta, để nâng cao kỹ năng học tập, tranh luận, viết lách, trí nhớ và trí tuệ.
Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri mantra) là một trong những thần chú quan trọng trong đạo Phật Đại Thừa, thần chú đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Điều này tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.
Ý nghĩa thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi – Om A Ra Pa Ca Na Dhih
Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành
Đây là thần chú của sự khôn ngoan, trí tuệ hoàn hảo, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt trên tất cả các ảo tưởng của vô minh, giúp chúng ta nhìn thấy thế giới này rõ ràng nhất và chân thật nhất.
Om: Hoặc Aum là một âm tiết thường thấy trong các thần chú Phật giáo, một âm tiết thiêng liêng và huyền bí bắt nguồn từ Ấn Độ giáo nhưng hiện nay phổ biến trong cả Phật giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh, đạo Jain và truyền thống Tây Tạng Bön. Được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, ý nghĩa từ
Om là “Tâm trí tôi cởi mở với những chân lý tiếp theo.”
Ah: Thể hiện sự hiểu biết trực tiếp về bản chất của sự vật và hiện tượng.
Ra: Thể hiện sự hiểu biết về sự trống rỗng từ quan điểm của các tổ sư đạo Phật Nguyên Thuỷ. Những giáo lý sâu xa về sự trống rỗng của Phật giáo Nguyên Thuỷ là thích hợp cho những học viên có vấn đề về sự hiểu biết “trống rỗng” trong bản chất cuối cùng của nó.
Pa: Đại diện cho thiền định. Có 2 loại thiền cơ bản: Thiền không khái niệm (không suy nghĩ) và khái niệm (tư duy).
Điều này dẫn đến lý tưởng rằng, tất cả các Pháp đều đã được “giải thích theo nghĩa tối cao.”
Tsa: Thể hiện tầm quan trọng của Niết bàn và Luân hồi. Bản chất chính xác của cả luân hồi và niết bàn là tánh không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu chính xác bản chất của luân hồi, nó sẽ biểu lộ cho chúng ta dưới 3 dạng khổ đau. Điều này có nghĩa là sự phát sinh và chấm dứt của sự vật hiện tượng không thể được hiểu hoàn toàn, bởi vì trên thực tế, không có sự xuất hiện và chấm dứt.
Na: Thể hiện nghiệp (hành động). Tóm lại, tất cả những đau khổ mà chúng ta trải nghiệm là kết quả của các hành động không đạo đức trong quá khứ (nghiệp xấu) và tất cả những kết quả hạnh phúc của chúng ta từ những hành động đạo đức trước đây của chúng ta. Có 2 loại nghiệp căn bản: nghiệp tập thể và nghiệp cá nhân. Chúng ta cần phải hiểu rằng, với mỗi hành động của lời nói, thân thể và tâm trí của chúng ta, chúng ta đang gieo những hạt giống cho những trải nghiệm tương lai của chúng ta.
Dhi: Điều này thường được giải thích là “sự hiểu biết” hoặc “sự phản chiếu”. Những tia sáng phát ra từ âm tiết này sẽ làm đầy cơ thể vật chất của bạn và thanh lọc tất cả nghiệp xấu, bệnh tật và chướng ngại.
Tóm lại, quan điểm đúng giúp chúng ta nhận ra đường đi chính xác. Thiền định là phương pháp thực hành tốt nhất, thông qua đó chúng ta sẽ phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về con đường giác ngộ, dẫn đến những thay đổi trong tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Hành động kết hợp với trí tuệ hoàn hảo mang lại cho chúng ta khả năng để giúp chúng sinh một cách hiệu quả nhất.
Lợi ích khi tụng niệm thần chú Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Lợi ích khi niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là không thể bàn cãi, rất mạnh mẽ, nó giúp chúng ta hiểu rõ về sự hiểu biết và ảo tưởng của chúng ta, để nâng cao kỹ năng học tập, tranh luận, viết lách, trí nhớ và trí tuệ.
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các hành giả nên tụng niệm thần chú này 100, 21, hoặc ít nhất là 7 lần một ngày. Trong lần lặp lại cuối cùng nên đọc thần chú to hơn, âm tiết cuối cùng là Dhi, nên được ngân dài.
Đây là một thực hành hàng ngày mà chúng ta nên làm ở nhà. Điều đầu tiên chúng ta nên làm sau khi thức dậy là rửa miệng, sau đó niệm lời cầu nguyện này cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi nhiều lần nhất có thể. Điều này cực kỳ có ích, thần chú sẽ giúp chúng ta gia tăng sự khôn ngoan để bắt đầu một ngày mới.
Một người thông minh chưa bao giờ học qua trường lớp nào cũng có thể hiểu được ý nghĩa trong những văn bản mà anh ta đọc qua, nhưng đó có thể là một sự hiểu biết hời hợt. Anh ấy chỉ hiểu được những gì trong cuốn sách ghi, chứ không phải là những ý nghĩa sâu sắc thực sự đằng sau nó. Cần một sự khôn ngoan rất đặc biệt cho điều này, giống như sức mạnh trí tuệ mà Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có được.
9.SAMAYA SAPAYO (Đức Phổ Hiền Bồ Tát)
THẦN CHÚ PHỔ HIỀN BỒ TÁT
Samantabhadra Mantra
Phiên Bản Ngắn: Samaya Sapayo
Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát là thần chú thiêng liêng của Vị Phật Nguyên Thủy.Nó thể hiện khát vọng mạnh mẽ trên con đường tỉnh thức với mong muốn hiểu rõ bản chất của mọi Sự Vật phá tan mọi chướng ngại và vô minh.
Phổ Hiền dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.
Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng theo Phật Giáo Đại Thừa. Theo kinh Pháp Hoa, ngài là vị Bồ Tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp
Hoa liền lãnh đạo 500 vị Đại Bồ Tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.
Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát (Manjushri) và Bồ tát Phổ Hiền (Samantabhadra) là những trợ thủ đắc lực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng nhau tạo thành Avatamsaka Trinity, ba vị Phật và Bồ tát quan trọng.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật lịch sử sống vào thế kỷ thứ 6 TCN ở miền bắc Ấn Độ. Ngài cũng được biết đến với tên gọi Tất Đạt Đa Cồ Đàm.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi: Ngồi bên trái Phật Thích Ca đại diện cho trí tuệ siêu việt, đức hạnh, sự sung túc và niềm vui. Ngài đôi khi được biết đến như là Hoàng tử của Pháp sử dụng thanh kiếm khôn ngoan cắt đứt mọi phiền não và ảo tưởng. Tay trái của Ngài giữ một hoa sen xanh và kinh điển tượng trưng cho trí huệ nhận ra bản tánh đích thực của mọi sự.
Bồ tát Phổ Hiền: Thường được miêu tả ngồi trên lưng con voi có 6 ngà và xuất hiện bên phải Phật Thích Ca. Ngài là một vị Bồ Tát quan trọng, người thực hiện các thực hành siêu việt và thệ nguyện của chư Phật. Trong chương 28 của kinh Pháp Hoa, Ngài tuyên thệ bảo vệ kinh Pháp Hoa và những người tu theo kinh điển này.
10.OM MUNI MUNI MAHA MUNIYE SOHA (Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật)
Thần chú Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Tayatha Om Muni Muni Maha Muniye Soha
Trong số các thần chú Phật giáo thường được người Tây Tạng sử dụng, thần chú Phật Thích Ca Mâu Ni
(Sakyamuni Buddha Mantra) – Om Muni Muni Maha Muniye Soha là một trong những thần chú phổ biến nhất. Cùng với một số thần chú khác, như những thần chú gắn liền với Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Tara Xanh, Lục Độ Phật Mẫu Tara.
Ý Nghĩa Thần Chú Của Phật Thích Ca Mâu Ni – TAYATHA: Om Muni Muni Maha Muniye Soha
OM – Phản chiếu nhận thức về vũ trụ xung quanh. Nó được sử dụng khi bắt đầu trong nhiều thần chú và có thể được coi là mở ra cho sự thật về điều gì sắp xảy ra.
MUNI – có nghĩa là hiền nhân hay người khôn ngoan.
MAHA – có ý nghĩa tuyệt vời.
SOHA – có nghĩa lời chúc mừng
Thần chú Phật Thích Ca Mâu Ni có thể được coi là tinh túy của Đức Phật, bản chất của sự giác ngộ của Ngài.
Thần chú được cho là mang bản chất giác ngộ bằng chính âm thanh của các âm tiết. Một cái gì đó tràn đầy năng lượng nhưng khó giải thích. Vì vậy, bản dịch chính xác đôi khi có thể có được trong kinh nghiệm của năng lượng thần chú chứ không phải là những gì chúng ta tập trung vào cái gọi là ý nghĩa của các từ.
Thần chú được miêu tả là “một âm thanh sáng tạo được coi là biểu hiện bản chất sâu xa nhất của sự hiểu biết về vạn vật”, do đó việc đọc thần chú “có thể gợi lên một cách công thức hoặc thậm chí là huyền diệu” một trạng thái siêu việt của tâm trí và năng lượng.
Ngoài ra, thần chú là âm thanh thuần túy của bài phát biểu khai ngộ. Đó là tiếng Phạn, chứ không phải tiếng Tây Tạng. Trên thực tế, các bản dịch gần như không thể chuyển tải hết được ý nghĩa nội hàm của thần chú. Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể làm là giải thích các âm tiết.
Đây là lời giải thích của Lama Zopa Rinpoche về thần chú của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:
TA YA THA – Có nghĩa là như thế
OM – Tất cả tri thức về ba thân thể của một vị Phật và của cơ thể Thiêng liêng của Đức Phật. Hiểu biết về hai con đường giác ngộ (Phương pháp và Trí tuệ), và của hai chân lý (tuyệt đối và tương đối) có chứa tất cả sự tồn tại trong đó.
MUNI – Kiểm soát sự đau khổ của ba cõi thấp và về quan niệm sai lầm về bản ngã hiện hữu.
MUNI – Kiểm soát đau khổ của tất cả chúng sinh trong 6 cõi luân hồi và trên những tư tưởng tự ái ân.
MAHA MUNIYE – Kiểm soát những đau khổ gây ra bởi ảo tưởng tinh tế và qua tâm trí nhị nguyên.
SOHA – Để tâm trí tiếp nhận, hấp thụ và giữ các phước lành của thần chú.
Một câu trích từ Lama Thubten Yeshe:
“Đọc một câu thần chú … không có nghĩa là chỉ lặp lại giọng nói của những âm tiết. Nhiều thiền giả niệm chú nhận ra rằng, hành động đọc thần chú vượt qua âm thanh và lời nói bên ngoài. Nó giống như nghe một âm thanh tinh tế bên trong hệ thống thần kinh của chúng ta.”
Sử Dụng Thần Chú Của Phật Thích Ca Mâu Ni Trong Việc Thiền Định
Tia sáng của dòng ánh sáng từ hình tượng của Đức Phật trước mặt bạn. Ánh sáng này đi vào cơ thể và nhanh chóng loại bỏ tất cả các năng lượng tiêu cực, che chướng và những trở ngại, giải phóng bạn để tiến bộ nhanh chóng trên con đường giác ngộ.
Hãy tưởng tượng ánh sáng này chảy không chỉ cho bạn, mà còn cho tất cả chúng sinh nằm trong không gian xung quanh bạn. Hãy tưởng tượng rằng, tất cả họ đều nhận được cảm hứng và phước lành từ thần chú. Do đó, khi bạn niệm thần chú của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nó cũng giống như một thực hành tích lũy công đức cho chính bạn.
Khi bạn trì tụng thần chú Phật Thích Ca Mâu Ni, nghĩ rằng bạn đang tịnh hóa bản thân và tất cả chúng sinh trong sáu cõi. Làm sạch tất cả các phiền não và nhận được tất cả những phẩm chất của Đức Phật.
Sau đó, một bản sao của Phật hấp thụ vào bạn, bạn sẽ biết mình phải làm gì để có thể giác ngộ giống như Phật Thích Ca. Tuy nhiên, để đạt được trạng thái đó, bạn phải trải qua các tầng thiền cao cấp. Bây giờ, hình dung mình là Phật Thích Ca, bạn “vận chuyển” chùm tia sáng từ mỗi lỗ chân lông của cơ thể.
Mỗi chùm sáng mang một vị Phật trên đầu và hấp thụ vào vô số chúng sinh, vô số cõi Ngạ quỹ, vô số thú vật, vô số con người và a-tu-la…mỗi người đều được thanh lọc.
Mỗi người trong số họ sẽ biết cần làm gì để trở thành Phật, và tất cả chư Phật đều hấp thụ vào bạn, trong trái tim của bạn. Một cách khác để hình dung ra là tất cả chư Phật đi ra ngoài và hấp thụ vào họ, và tất cả chúng sinh đều được giác ngộ như Phật Thích Ca Mâu Ni.
11.OM HA HA HA WIN SAM MO TI SOHA (Địa Tạng Vương Bồ Tát)
THẦN CHÚ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT VÀ LỢI ÍCH KHI TRÌ TỤNG THẦN CHÚ NGÀI ĐỊA TẠNG
Phiên bản ngắn:
Oṃ Ha Ha Ha Vismaye Svāhā – Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha
ĐỊA Tạng Vương Bồ Tát
Bodhisattva King Kṣitigarbha of the Great Vow
Địa Tạng Bồ Tát tên
Tiếng Phạn là Ksitigarbha
Tiếng Tạng là Saayi Nyingpo
Thần chú Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong những thần chú phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là ở Đông Á. Ngài thường được gọi là Bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục, vì lời thề nguyện sẽ không đạt được Phật quả cho đến khi địa ngục hoàn toàn trống rỗng.
Lợi ích khi trì tụng thần chú Địa Tạng Vương
Thần chú Địa Tạng Vương Bồ tát có thể sử dụng khi ai đó gặp phải bất kỳ vấn đề khó khăn nào trong cuộc sống.
Tụng niệm thần chú này 108 lần mỗi ngày sẽ giúp hóa giải mọi khó khăn, đau khổ của một người.
Thần chú cũng được dùng cho việc tiêu trừ nghiệp chướng và xóa bỏ những trở ngại trong việc thực hành các phương pháp bí truyền của Mật Tông Tây Tạng. Ở Việt Nam, kinh Địa Tạng thừa được dùng cho việc cầu siêu, ma chay hay tuần thất (giai đoạn thân trung ấm 49 ngày).
“Việc thực hành tụng niệm thần chú Địa Tạng Vương đặc biệt có lợi cho những người có vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng, những vấn đề nặng nề, khó khăn về tài chính hoặc đang gặp nguy hiểm như thiên tai, động đất…” – Lama Zopa Rinpoche
Đây là trích đoạn được lấy từ chương 13 (chương cuối) của kinh Địa Tạng.
Đức Phật nói với Akasagarbha: Lắng nghe, lắng nghe chăm chú! Bây giờ, tôi sẽ kể cho bạn về những lợi ích khi niệm thần chú Địa Tạng Vương Bồ tát, từng cái một.
Trong tương lai, bất kỳ người đàn ông hay phụ nữ tốt nào bày tỏ lòng tôn kính Địa Tạng Vương và nghe kinh này, hơn nữa là dâng hương, hoa quả, thực phẩm…để khen ngợi Bồ tát, sẽ đạt được những lợi ích sau:
1. Sự bảo vệ của chư thiên.
2. Gia tăng hàng ngày công đức.
3. Không bị tụt lùi trên con đường giác ngộ.
4. Sự giàu có và quần áo và thực phẩm phong phú.
5. Không xảy ra bệnh.
6. Không xảy ra thiên tai lũ lụt,hỏa hoạn.
7. Không bị quấy rối bởi cướp hay trộm cắp.
8. Sự ngưỡng mộ và tôn trọng của tất cả những người gặp phải.
9. Hỗ trợ bởi các vị thần và ma quỷ.
10. Biến đổi cơ thể phụ nữ thành cơ thể đàn ông khi tái sinh.
11. Là con gái của một triều đình hoàng gia nếu được tái sinh như một người nữ.
12. Sở hữu một hình dáng trang nghiêm và duyên dáng.
13. Tái sinh thường xuyên trên cõi trời.
14. Đôi khi trở thành một hoàng đế hay một vị vua.
15. Sở hữu sức mạnh kỳ diệu như việc biết cuộc sống trước đây của một người.
16. Tất cả những lời cầu nguyện sẽ được trả lời.
17. Hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình.
18. Loại bỏ tất cả những diễn biến bất ngờ và khó chịu.
19. Xoá bỏ vĩnh viễn những nghiệp xấu.
20. Luôn luôn được an toàn dù bất cứ nơi nào.
21. Luôn luôn cảm thấy an toàn và thích thú trong giấc mơ.
22. Tịnh hóa nghiệp xấu cho những người đã chết.
23. Được những lời khen ngợi của các vị Thánh.
24. Sở hữu trí tuệ thông minh và cơ thể khỏe mạnh.
25. Giàu lòng bi mẫn
26. Đạt được giác ngộ.
(Thần Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát Bản Dài)
CHHIM BHO CHHIM BHO CHHIM CHHIM BHO / AKASHA CHHIM BHO / VAKARA CHHIM BHO / AMAVARA CHHIM BHO / VARA CHHIM BHO / VACHIRA CHHIM BHO / AROGA CHHIM BHO / DHARMA CHHIM BHO / SATEVA CHHIM BHO / SATENI HALA CHHIM BHO / VIVA ROKA SHAVA CHHIM BHO / UVA SHAMA CHHIM BHO / NAYANA CHHIM BHO / PRAJÑA SAMA MONI RATNA CHHIM BHO / KSHANA CHHIM BHO / VISHEMA VARIYA CHHIM BHO / SHASI TALA MAVA CHHIM BHO / VI AH DRASO TAMA HELE / DAM VE YAM VE / CHAKRASE / CHAKRA VASILE / KSHILI PHILE KARAVA / VARA VARITE / MADERE PRARAVE / PARECHARA BHANDHANE / ARADANE / PHAN CHI CHA CHA / HILE MILE AKHATA THAGEKHE / THAGAKHI LO / THHARE THHARE MILE MADHE / NANTE KULE MILE / ANG KU CHITABHE / ARAI GYIRE VARA GYIRE / KUTA SHAMAMALE / TONAGYE TONAGYE / TONAGULE / HURU HURU HURU / KULO STO MILE / MORITO / MIRITA / BHANDHATA / KARA KHAM REM / HURU HURU
12.CHÚ ĐẠI BI TIẾNG PHẠN 84 Câu
CHÚ ĐẠI BI (84 Câu)
THẦN CHÚ NHIỆM MÀU NHẤT 🙏
MAHA KARUNIKA CITTA DHARANI (TIẾNG PHẠN)
Namo Arya Avalokitesvaraya Bodhisattvaya.
1. Namah Ratnatrayaya. 2. Namo Ariya. 3. AValokitesvaraya. 4. Bodhisattvaya. 5. Mahasattvaya. 6. Mahakarunikaya. 7. Om. 8. Sarva Rabhaye. 9. Sudhanadasya. 10.Namo Skrtva i Mom Ariya. 11.AValokitesvara Ramdhava. 12.Namo Narakindi. 13.Herimaha Vadhasame. 14.Sarva Athadu Subhum. 15.Ajeyam. 16.Sarva Sadha. Nama vasatva. 17.Namo Vaga. 18.Mavadudhu. Tadyatha. 19.Om. Avaloki. 20.Lokate. 21.Karate. 22.Ehrih. 23.Mahabodhisattva. 24.Sarva Sarva. 25.Mala Mala 26.Mahe Mahredhayam. 27.Kuru Kuru Karmam. 28.Dhuru Dhuru Vajayate. 29.Maha Vajayate. 30.Dhara Dhara. 31.Dhirini. 32.Svaraya. 33.Cala Cala. 34.Mamavamara. 35.Muktele. 36.Ehi Ehi. 37.Cinda Cinda. 38.Arsam Pracali. 39.Vasa Vasam 40.Prasaya. 41.Huru Huru Mara. 42.Huru Huru Hri. 43.Sara Sara. 44.Siri Siri. 45.Suru Suru. 46.Bodhiya Bodhiya. 47.Bodhaya Bodhaya. 48.Maitriya. 49.Narakindi. 50.Dhrisinina. 51.Payamana. 52.Svaha. 53.Siddhaya. 54.Svaha. 55.Maha Siddhaya. 56.Svaha. 57.Siddhayoge 58.Svaraya. 59.Svaha. 60.Narakindi 61.Svaha. 62.Maranara. 63.Svaha. 64.Sirasam Amukhaya. 65.Svaha. 66.Sarva Maha Asiddhaya. 67.Svaha 68.Cakra Asiddhaya 69.Svaha. 70.Padmakastaya. 71.Svaha. 72.Narakindi Vagaraya. 73.Svaha 74.Mavari Samkraya. 75.Svaha. 76.Namah Ratnatrayaya. 77.Namo Ariya 78.Valokites 79.Varaya 80.Svaha 81.Om. Siddhyantu 82.Mantra 83.Padaya. 84.Svaha.
Phát âm Phạn ngữ chú:
Na mô-a ri da-va lô ki tê sơ va ra da-bô đi sát toa da.
1. Nama,rátnatradàda. 2. Na ma a ri da. 3. A va lô ki tê soa ra da. 4. Bô đi sát toa da. 5. Ma ha sát toa da. 6. Ma ha ka ru ni kà da. 7. Ôm. 8. Sa và, ra ba dê. 9. Suđanađátda. 10.Nam mô, sờ rít toa, i môm -A ri da 11.AVa lô ki tê sơ va ra ,ram đa va. 12.Na mô- na ra kin đi. 13.Hê ri ma ha -Va đa sa mê. 14.Soa va, a tha,đu su hum. 15.A dề dam. 16.Sát va -sa toa. 17.Na mô va ga. 18.Ma va đu đu,Ta đi da tha: 19.Ôm. 20.A va lô ki,lô ka tê, 21.Ka ra tê 22.ê hờ ri 23.Ma ha bô đi sát toa. 24.Sa va- sa va. 25.Ma la- ma la. 26.Ma hê, ma hê đa dam. 27.Ku ru ku ru, ka mum. 28.Đu ru đu ru, va di dà tê. 29.Ma ha va di dà tê. 30.Đà ra đà ra. 31.Đi ri ni. 32.soa ra da. 33.Cha la cha la. 34.Ma ma va ma ra. 35.Mu ki tê lê. 36.Ê hê ê hê. 37.Chin đa chin đa. 38.A sam-pơ ra cha li. 39. Va sa va sam. 40.Bờ ra sá da. 41.Hu ru hu ru, ma ra. 42.Hu ru hu ru hơ ri. 43.Sa ra sa ra. 44.Si ri si ri. 45.Su ru su ru. 46.Bô đi da, bô đi da. 47.Bô đà da, bô đà da. 48.Mai tri da. 49.Na ra kin đi. 50.Đa si ni na. 51.Pa da ma na. 52.Soa ha. 53.Sít đà da,. 54.Soa ha. 55.Ma ha sít đà da. 56.Soa ha. 57.Sít đà dô gê. 58.Sờ va ra da. 59.Soa ha. 60.Na ra kin đi. 61.Soa ha. 62.Ma ra na ra. 63.Soa ha. 64.Si ra sam, a mu khà da. 65.Soa ha. 66.Sa va, ma ha a sít đà da. 67.Soa ha. 68.Chác ra, a sít đà da, 69.Soa ha. 70.Pát ma kát ta da. 71.Soa ha. 72.Na ra kin đi, va ga ra da. 73.Soa ha. 74.Ma va ri, săn kha ra da. 75.Soa ha. 76.Na ma – rát na tra dà da. 77.Na mô- a ri da. 78.Va lô ki tê. 79.Soa ra da. 80.Soa ha. 81.Ôm.Sít dên tu. 82.Man tra. 83. Pa đa da. 84.Soa ha.
ĐẠI BI CHÚ
Nīlakaṇṭha Dhāranī
Đại Đường,Tam Tạng Già Phạm Đạt Ma dịch.
Nếu người nào nhất tâm tinh tấn trì tụng Đại Bi đà này,có thể thành tựu thập chủng tạng thân của Như
Tạng thân từ bi, vì cứu độ chúng sanh.
Tạng thân diệu pháp, vì nhiếp tất cả đà ra ni.
Tạng thân thiền định, vì hội đủ tam muội hiện tiền. Tạng thân hư không, vì vô ngại quán sát chúng sanh.
Tạng thân vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì.
Tạng thân diệu ngữ, vì thuyết pháp bất tuyệt hóa độ chúng sanh.
Tạng thân thường trụ ,vì tam tai bát nạn,không thể làm hại.
Tạng thân giải thoát, vì thiên ma ngoại đạo không thể xâm hại.
Tạng thân dược vương, vì trị bịnh tất cả chúng sanh.
10. Tạng thân thần thông ,vì được tự tại dạo chơi 10 phương chư Phật.
Nếu có chúng sanh nào nghe danh đà ra ni này ,còn được tiêu diệt tội nặng trong vô lượng kiếp, huống chi phát tâm trì tụng? Nếu có người nào tụng trì thần chú này , phải biết rằng người ấy đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo nhiều căn lành. Nếu người nào y pháp trì tụng, không bao lâu sẽ thành Phật. (Quý vị có thể xem Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni,Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm).
TÁN KỆ:
Khể thủ Quán Âm đại bi chủ. Nguyện lực hồng thâm tướng hảo thân. Thiên tý trang nghiêm phổ hộ trì. Thiên nhãn quang minh biến quán chiếu. Chân thật ngữ trung tuyên mật ngữ. Vô vi tâm nội khởi bi tâm. Tốc lệnh mãn túc chư hy cầu. Vĩnh sử diệt trừ chư tội nghiệp. Long thiên thánh chúng đồng từ hộ. Bách thiên tam muội đốn huân tu. Thụ trì thân thị quang minh chàng. Thụ trì tâm thị thần thông tạng. Tẩy địch trần lao nguyện tế hải. Siêu chứng bồ đề phương tiện môn. Ngã kim xưng tụng thệ quy y. Sở nguyện tùng tâm tất viên mãn. Nam mô đại bi Quán Thế Âm ,nguyện ngã tốc tri nhất thiết pháp. Nam mô đại bi Quán Thế Âm ,nguyện ngã tảo đắc trí tuệ nhãn. Nam mô đại bi Quán Thế Âm ,nguyện ngã tốc độ nhất thiết chúng. Nam mô đại bi phương tiện. Nam mô đại bi nhược thuyền. Nam mô đại bi khổ hải. Nam mô đại bi định đạo. Nam mô đại bi bàn sơn. Nam mô đại bi Nam mô đại bi tính thân. Quán Thế Âm ,nguyện ngã tảo đắc thiện Quán Thế Âm ,nguyện ngã tốc thừa bàn Quán Thế Âm ,nguyện ngã tảo đắc việt Quán Thế Âm ,nguyện ngã tốc đắc giới Quán Thế Âm ,nguyện ngã tảo đăng niết Quán Thế Âm ,nguyện ngã tốc hội vô vi xá. Quán Thế Âm ,nguyện ngã tảo đồng pháp Ngã nhược hướng đao sơn ,đao sơn tự tồi chiết. Ngã nhược hướng hỏa thang ,hỏa thang tự khô kiệt. Ngã nhược hướng địa ngục ,địa ngục tự tiêu diệt. Ngã nhược hướng ngạ quỷ ,ngạ quỷ tự bão mãn. Ngã nhược hướng tu la ,ác tâm tự điều phục. Ngã nhược hướng súc sinh ,tự đắc đại trí tuệ.
CHÚ ĐẠI BI
THẦN CHÚ NHIỆM MÀU NHẤT
Mỗi câu trong bài chú tượng trưng với từng ý nghĩa và hình ảnh một vị Phật, Bồ Tát, Tôn Giả hoặc Thánh Thần do Đức Quan Âm Bồ Tát hóa thân:
Mỗi hình tượng của đức quán thế âm bồ tát lại cầm các pháp bảo như chuông loa,loa ốc,bàng bài,nhành dương liễu và tịnh bình,…v.v Mỗi pháp bảo ấy tượng trưng cho 42 thủ nhãn ấn pháp của đức quán âm nghìn tay nghìn mắt.
13.CHÚ QUAN ÂM THẬP NHẤT DIỆN
MANTRA OF AVALOKITESHVARA
Do Lạt Ma Tây Tạng Trì Tụng Rất Hay
Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát (Chú Đại Bi Tây Tạng)
Bản văn giải thích Chú Đà Ra Ni của Bồ Tát, Quán Thế Âm dưới đây, được dịch bởi Giáo Sư Abe:
Đấng Thế Tôn, Đức Phật, chú Đà Ra Ni này của Bồ Tát, được thấm đẫm năng lực lớn lao. Chỉ một lần trì tụng lập tức loại bỏ bốn nghiệp chủ yếu và giải thoát tất cả những chúng sinh phạm nghiệp của địa ngục vĩnh viễn. Người thực hành đạt được năng lực thế nào phụ thuộc vào những ai thực hành như miêu tả dưới đây.
Sau đó, Bồ Tát thuyết rằng:
Nếu có chúng sinh đọc tụng tên của tất cả các chư Phật hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu và hàng tỷ lần. Tuy nhiên, nếu có một chúng sinh khác đọc tên ta thậm chí chỉ một khoảnh khoắc ngắn, thì công đức của chúng sinh thứ hai sẽ ngang bằng với công đức tích lũy của chúng sinh thứ nhất. Vậy thì công đức sẽ lớn hơn bao nhiêu cho những chúng sinh tụng chú Đà Ra Ni này, ghi nhớ nó và thực hành nó như được miêu tả lúc này.
ན༌མོ༌རཏྣ༌ཏྲ༌ཡཱ༌ཡ། ན༌མཿ༌ཨཱཪྱ༌ཛྙཱ༌ན༌ས༌ག༌ར། བཻ༌རོ༌ཙ༌ན༌བྻཱུ༌ཧ༌རཱ༌ཛཱ༌ཡ། ཏ༌ཐཱ༌ག༌ཏཱ༌ཡ། ཨརྷ༌ཏེ༌སམྱཀ༌སམྦུ༌དྡྷཱ༌ཡ། ན༌མཿ༌སརྦ༌ཏ༌ཐཱ༌ག༌ཏ༌བྷྱཿ། ཨརྷཏེབྷྱཿ༌སམྱཀ༌སམྦུ༌དྡྷེ༌བྷྱཿ༌ན། མཿ༌ཨཱརྱ༌ཨ༌ཝ༌ལོ༌ཀི༌ཏེ༌ཤྭ༌རཱ༌ཡ། བོ༌དྷིི༌སཏྟྭ༌ཡ། མཧཱ༌ས༌ཏྟྭ༌ཡ། མཧཱ༌ཀ༌རུ༌ཎི༌ཀཱ༌ཡ། ཏདྱ༌ཐཱ། ༀ༌དྷ༌ར༌དྷ༌ར། དྷི༌རི༌དྷི༌རི། དྷུ༌རུ༌དྷུ༌རུ། ཨི༌ཊྚི༌ཝ༌ཊྚི། ཙ༌ལེ༌ཙ༌ལེ། པྲ༌ཙ༌ལེ༌པྲ༌ཙ༌ལེ། ཀུ༌སུ༌མེ༌ཀུ༌སུ༌མེ༌ཝ༌རེ། ཨི༌ལི༌མི༌ལི། ཙི༌ཏི༌ཛཱ༌ལ༌ཨ༌པ༌ན༌ཡེ༌སྭཱཧཱ ༎
Namo Ratna Trayāya Namaḥ Ārya Jñāna Sāgara Vairocana Vyūha Rājāya Tathāgatāya Arhate Samyak Sambuddhaya Namah Sarva Tathagatebyah Arhatebhyaḥ Samyaksaṃbuddhe Byaḥ Namaḥ Arya Avalokite Śvarāya Boddhisattvāya Mahāsattvāya Mahākāruṇikāya Tadyathā Oṃ Dhara Dhara Dhiri Dhiri Dhuru Dhuru Ite Vatte Cale Cale Pra Cale Pra Cale Kusume Kusume Vare Ili Mili Citijvala Māpanāye Svāhā _()_
Phiên Âm Việt mỗi từ:
Namo: Nam Mô, Ratna: Rat Nà, Trayāya: Trà Day Dà, Namaḥ: Nam Ma, Ārya: Oa Dà, Jñāna: Cha Nà, Sāgara: Sà Goa Rà, Vairocana: Vai Rô Cha Nà, Vyūha: Viu Dà, Rājāya: Rà Tray Dà, Tathāgatāya: Thát Tà Gat Tay Dà, Arhate: Oa Hát Tề, Samyak: Săm Dắt, Sambuddhaya: Săm Bu Đà Dà, Namah: Nam Ma, Sarva: Soa Và, Tathagatebyah: Thát Thà Gát Tề Bề, Arhatebhyaḥ: Oa Hát Tề Bề, Samyaksaṃbuddhe: Sâm Dắt Sâm But Đề, Byaḥ: Bề, Namaḥ: Nam Ma, Ārya: Oa Dà, Avalokite: A Và A Lồ Ky Tề, Śvarāya: Soa Rai Dà, Boddhisattvāya: Bốt Đì Sat Vay Dà, Mahāsattvāya: Ma Ha Sat Vày Dà, Mahākāruṇikāya: Ma Ha Kha Run Ni Khai Da, Tadyathā: Thát Dà Tha, Oṃ: Ốm Dhara: Đa Rà, Dhara: Đa Rà, Dhiri: Đi Ri, Dhiri: Đi Ri, Dhuru: Đu Ru, Dhuru: Đu Ru, Ite: Y Thê, Vatte: Vây Thề, Cale: Tra Lê, Cale: Tra Lê, Pra: Prà, Cale: Troa Lề, Pra: Prà, Cale: Troa Lề, Kusume: Khu Sung Mề, Kusume: Khu Sung Mà, Vare: Voá Rê, Ili: Y Li, Mili: Mi Li, Citijvala: Chit Đi Troa Là, Māpanāye: Má Pa Nai Dề, Svāhā: Sô Hà
14. BÁT NHÃ TÂM KINH TIẾNG PHẠN
BÁT NHÃ TÂM KINH (PHIÊN ÂM TIẾNG PHẠN)
PRAJNAPARAMITA MANTRA
Ārya-Avalokiteśvaro Bodhisattvo Gambhīrāṃ Prajñāpāramitā Caryāṃ Caramāṇo Vyavalokayati Sma: Panca-Skandhās Tāṃś Ca Svābhava Śūnyān Paśyati Sma.
Iha Śāriputra: Rūpaṃ Śūnyatā Śūnyataiva Rūpaṃ; Rūpān Na Pṛthak Śūnyatā Śunyatāyā Na Pṛthag Rūpaṃ; Yad
Rūpaṃ Sā Śūnyatā; Ya Śūnyatā Tad Rūpaṃ. Evam Eva Vedanā Saṃjñā Saṃskāra Vijñānaṃ.
Iha Śāriputra: Sarva-Dharmāḥ Śūnyatā-Lakṣaṇā, Anutpannā Aniruddhā, Amalā Avimalā, Anūnā Aparipūrṇāḥ.
Tasmāc Chāriputra Śūnyatayāṃ Na Rūpaṃ Na Vedanā Na Saṃjñā Na Saṃskārāḥ Na Vijñānam. Na Cakṣuḥ-Śrotra-
Ghrāna-Jihvā-Kāya-Manāṃsi. Na Rūpa-Śabda-Gandha-Rasa-Spraṣṭavaya-Dharmāh. Na Cakṣūr-Dhātur. Yāvan Na
Manovijñāna-Dhātuḥ. Na-Avidyā Na-Avidyā-Kṣayo. Yāvan Na Jarā-Maraṇam Na Jarā-Maraṇa-Kṣayo. Na Duhkha-
Samudaya-Nirodha-Margā. Na Jñānam, Na Prāptir Na-Aprāptiḥ.
Tasmāc Chāriputra Aprāptitvād Bodhisattvasya Prajñāpāramitām Āśritya Viharatyacittāvaraṇaḥ. Cittāvaraṇa-
Nāstitvād Atrastro Viparyāsa-Atikrānto Niṣṭhā-Nirvāṇa-Prāptaḥ.
Tryadhva-Vyavasthitāḥ Sarva-Buddhāḥ Prajñāpāramitām Āśrityā-Anuttarāṃ Samyaksambodhim Abhisambuddhāḥ.
Tasmāj Jñātavyam: Prajñāpāramitā Mahā-Mantro Mahā-Vidyā Mantro ‘Nuttara-Mantro Samasama-Mantraḥ, Sarva Duḥkha Praśamanaḥ, Satyam Amithyatāt. Prajñāpāramitāyām Ukto Mantraḥ. Tadyathā: Gate Gate Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā.
PHIÊN ÂM TIẾNG PHẠN:
1 A-ri-a-wa-lo-ki-te-swa-ra Bo-di-sat-twa Gam-bi-ram Pra-nha-pa-ra-mi-ta Cha-ryam Cha-ra-ma-no 2 Vy-a-wa-lo-ki-te sma Pan-cha Skan-dah Ah-sam-ts-cha Swa-ba-va-sun-ni-an Pa-sia-ti-sma 3 I-ha sa-ri-pu-tra Ru-pam Sun-niat Sun-ny-a-ta-wa-ru-pam 4 Ru-pan-na Pri-ta Sun-ny-a-ta Sun-nya-taya Na Pri-sha Ru-pam, Ya-ru-pam Sa Sun-nya-ta Ya Sun-nya-ta sa Ru-pam 5 E-vam e-va ve-da-na Sam-ja Sam-ska-ra Vi-nha-nam 6 I-ha Sa-ri-pu-tra Sa-va-dah-ma Sun-nya-ta-lak-cha-na, A-nu-pa-na, A-ni-ru-da, A-ma-la A-vi-ma-la, A-nun-na A-pa-ri-pu-na 7 Tas-ma Cha-ri-pu-tra Sun-nya-tayam Na Ru-pam Na Ve-da-na Na Sam-jna Na Sam-ska-ra Na Vi-nha-nam. Na Cha-su So-tra Gra-na Ji-va Kaya Ma-nam-si Na Ru-pa Sab-da Gan-da Ra-sa Spra-sta-vy-a Da-mah 8 Na Cha-su Da-tu Ya-van Na Ma-no-vi-nha-na Da-tu 9 Na A-vi-dya Cha-yo Ya-van Na Ja-ra Ma-ra-nam Na Ja-ra Ma-ra-na Cha-yo 10 Na Du-kha Sam-mu-da-ya Ni-ro-da Ma-ga 11 Na jna-nam Na Pra-ti Na A-p-ra-ti 12 Tas-ma Cha-ri-pu-tra A-pra-ti-va Bo-di-sat-twa-si-a Pras-nha-pa-ra-mi-ta A-sri-tya Vi-ha-ra-tya-si-ta-a-va-ra-na 13 Si-ta-a-va-ra-na Na-sti-va A-tras-tro Vi-pa-ry-a-sa A-ti-kran-to Nis-sha Ni-va-na Pra-tah 14 Try-a-dva-vi-ava-sti-ta Sa-va-bu-da Pra-nha-pa-ra-mi-ta As-ri-tia A-nu-ta-ram Sam-yak-sam-bo-di A-bi-sam-bo-dah 15 Tas-ma Jna-ta-vy-am Pras-nha-pa-ra-mi-ta Ma-ha man-tra Ma-ha-vi-dya man-tra Nu-ta-ra-man-tra Sam-a-sa-ma-man-tra 16 Sa-va Du-kha Pra-sam-ma-na Sa-tyam A-mi-tia-twa Pras-nha-pa-ra-mi-ta U-to man-tra 17 Ta-dya-tha: Ga-te Ga-te Pa-ra-ga-te Pa-ra-sam-ga-te Bo-di-swa-ha
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-Bồ-Đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế, Yết-đế, Ba La Yết-đế, Ba La Tăng Yết-đế, Bồ-Đề Tát Bà Ha (3 lần)
15. PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI
Usnisa Vijaya Dharani
Thần Chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni Thần Chú Mật Tông Tối Cao
Nghe và cảm nhận sự thức tỉnh của trái tim và tâm hồn . Giúp mọi người tinh tấn trên con đường tu tập Phật pháp
Namo bhagavate trailokya prativiśiṣṭaya buddhāya bhagavate. tadyathā, om, viśodhaya viśodhaya, asama-sama samantāvabhāsa-spharana gati gahana svabhāva viśuddhe, abhiṣiňcatu mām. sugata vara vacana amṛta abhiṣekai mahā mantra-padai. āhara āhara āyuh saṃ-dhāraṇi. śodhaya śodhaya gagana viśuddhe. uṣṇīṣa vijaya viśuddhe sahasra-raśmi sam-codite. sarva tathāgata avalokani ṣaṭ-pāramitā-paripūrani. sarva tathāgata mati daśa-bhūmi prati-ṣṭhite. sarva tathāgata hṛdaya adhiṣṭhānādhiṣṭhita mahā-mudre. vajra kāya sam-hatana viśuddhe. sarvāvaraṇa apāya-durgati pari viśuddhe, prati-nivartaya āyuh śuddhe. samaya adhiṣṭhite. maṇi maṇi mahā maṇi. tathatā bhūta-koṭi pariśuddhe. visphuṭa buddhi śuddhe. jaya jaya, vijaya vijaya. smara smara, sarva buddha adhiṣṭhita śuddhe, vajri vajragarbhe vajram bhavatu mama śarīram. sarva sattvānām ca kāya pari viśuddhe. sarva gati pariśuddhe. sarva tathāgata siñca me samāśvāsayantu. sarva tathāgata samāśvāsa adhiṣṭhite. budhya budhya, vibudhya vibudhya, bodhaya bodhaya, vibodhaya vibodhaya samanta pariśuddhe. sarva tathāgata hṛdaya adhiṣṭhānādhiṣṭhita mahā-mudre svāhā.
Phạn ngữ phát âm chú:
Na mô,ba ga va tê,trai lô ky da-pơ ra ti-vi sít ta da,bút đa da,ba ga va tê,ta đi da tha:ôm vi sút đa da,vi sút đa da,a sa ma,a sa ma,sa mam ta-a va ba sa,sơ pha ra na- ga ti-ga ha na,soa ba va-vi sút đê,a bi sin cha tu,mam,su ga ta,va ra-va cha na-a mi rị ta-a bi sê kai,ma ha-man tra- pa đai,a ha ra-a ha ra-a dút,sam đà ra ni,sô đà da,sô đà da,gà ga na,vi sút đi-u si ni sa,vi già da,vi sút đê,sa ha ra- rát mi,sam cô đi tê,sòa va-ta tha ga ta-a va lô ka ni,sát -pa ra mi ta,pa ri pu ra ni(sòa va-ta tha ga ta) ma ti-đa sa-bu mi,pơ ra ti sờ thi tê,sòa va-ta tha ga ta-hơ rị đà da-a đi sờ tha na-a đi sờ thi ta-ma ha-mút rê ,va di rê-ka da-sam ha ta na,vi sút đê.Sòa va-a va ra na-a pa da-đút ga ti,pa ri-vi sút đê,pơ ra ti ni vát ta da,a dút,sút đê,sa ma da-a đi si thi tê. Ma ni,ma ni,ma ha-ma ni,ta tha ga ta,bu ta cô ti,pa ri sút đê,vít pu ta,bút đi sút đê,già da,già da,vi già da,vi già da,sờ ma ra,sờ ma ra,sòa va-bút đa-a đi si thi ta,sút đê,va di rê,va di rê-ga bê-va di ram,ba va tu,ma ma,sa ri ram,sòa va-sát toa nam,cha -ka da pa ri vi sút đê,sòa va,ga ti,pa ri sút đê.Soa va-ta tha ga ta,sin cha,mê,sa ma- ạt va sa dên tu,sòa va-ta tha ga ta,sa ma-ạt va sa-a đi si thi tê,bô đi da,bô đi da,vi bô đi da,vi bô đi da,sa mam ta- pa ri sút đê.Sòa va-ta tha ga ta-hơ rị đà da-a đi si tha na-a đi si thi ta -ma ha-mút rê,soa ha.
Phật Đỉnh Tôn Thắng phạn danh là Uṣṇīṣa-Vijaya Dharani , cũng có tên là ‘’Trừ Cái Chướng Phật Đảnh’’ .
Phật Đảnh Tôn Thắng là mật chú tối thượng thừa,đối với truyền thống người tu kim cang thừa,đều rất xem trọng oai lực màu nhiệm của thần chú này,được xưng danh là ‘’Tôn Pháp Thắng’’,cũng được xem ‘’Thanh Tịnh Chư Thú Tôn Thắng Đà La Ni’’. Theo Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni Kinh ghi rằng: ‘’Như Lai Quán Đảnh Thanh Tịnh Chư Thú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni’’ này ,có tám mươi tám câu chi trăm ngàn hằng sa chư Phật đã thuyết, đồng thủ hộ tán thán, và đồng ấn chứng.
Vì đà ra ni này trừ sạch tội ngũ nghịch, thập ác của chúng sanh, cứu tất cả sự khổ nạn trong cõi Diêm Ma, bàng sanh, ngạ quỷ, địa ngục, và năng độ thoát tất cả chúng sanh nghiệp dày phước mỏng, nghèo nàn, hèn hạ, đau bịnh, tàn tật, yểu thọ, xấu xa, câm ngọng, đui điếc.Đà la ni này cũng cứu vớt các loại A Tu La, Dạ Xoa, La Sát, Phú Đơn Na, Ca Tra Phú Đơn Na , các quỷ thần, thậm chí độ thoát các loài thủy tộc, phi cầm, tẩu thú, rắn rết, ruồi muỗi, côn trùng,điều được giải thoát.
Theo Kinh Sử ghi chép vào đời Đường Cao Tông , niên hiệu Nghi Phượng, có vị cao tăng của nước Thiên Trúc ,tên vị ấy là Phật Đà Ba Lợi (Buddhapàli) đi đến lễ lạy thánh tích Trung Quốc. Trong dịp lễ bái thánh tích ở Ngũ Đài Sơn, Ngài gặp một ông lão khuyên bảo Ông nên trở về Thiên Trúc(Ấn Độ) thỉnh Kinh Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni đem truyền bố cho dân nhânTrung Hoa để tu tập vì ở nơi đây nghiệp chủng thâm dày.
Đến niên hiệu Vĩnh Thuận, Ngài đã đi đến thủ đô Trường An,sau khi vua nghe kể lai sự màu nhiệm ở núi Ngũ Đài, được vua sắc phong là Nhật Chiếu Tam Tạng Pháp Sư và ban chỉ phiên dịch lưu truyền kinh này cho đến ngày nay. Thần chú này rất màu nhiệm,oai lực bất khả tư nghị ,độ thoát khổ thú chúng sanh lục độ sanh tử luân hồi.
Đức Phật dạy:Phật Đảnh Tôn Thắng đà ra ni của ta đây có đủ oai thần lực, công đức rộng lớn như mặt trời sáng, như ma ni châu trong sáng, không bợn nhơ,ở nơi nào cũng phóng ánh quang minh phổ chiếu. Như 7 thứ báu thù thắng ở thế gian, tất cả hàng vua quan thần dân đều quý trọng ưa thích,mắt nhìn không chán.
Môn đà ra ni này cũng như thế, nếu thọ trì đọc tụng, biên chép, hoặc cúng dường, kẻ ấy sẽ được vô lượng phước đức, tất cả hàng thiên long bát bộ đều kính trọng.Nếu có hàng vua chúa quan dân ……vv…biên chép đà ra ni này để trong tháp 7 báu, nơi tòa sư tử, nơi tháp ở ngã tư đường, hoặc treo trên phướn cao,dùng các thứ hương hoa, anh lạc, y phục..vv…cúng dường đà la ni này,người cúng dường sẽ có công đức vô lượng vô biên, tăng phước trí vô lượng.
Người ấy chính là con của Phật, là đại Bồ Tát, vì đã cứu vớt được vô lượng chúng sanh đi qua hoặc đi lại nơi có tôn thờ thần chú đó.
Nếu có chúng sanh nào phạm tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác,phạm các trọng giới và tất cả tội nặng,sau khi chết phải đọa tam đồ thọ khổ.Nếu họ có phước duyên với tam bảo mà đi qua lại tháp hoặc phướn có để đà ra ni này, được dính hạt bụi hay cơn gió đến thân mình, hoặc được bóng tháp phướn che thân thì tất cả tội nặng đều tiêu sạch, sanh về cung trời để hưởng sự an vui thù thắng, sau đó sẽ sanh về mười phương Tịnh Độ. Nên ở các nước Phật giáo ,như Ấn Độ,Trung Quốc,Nhật Bản,Hàn Quốc và Việt Nam các tự viện và Chư
Tăng Ni Phật tử đã dựng nhiều trụ tháp,và khắc vào tháp hoặc trụ đá thần chú này,nhằm mục đích đem lại sự lợi ích cho pháp giới chúng sanh.
Nếu có tỳ kheo, tỳ kheo ni, thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào thọ trì đọc tụng, công đức ấy năng trừ tội ngũ nghịch, thập ác trong vô lượng kiếp, sẽ chứng quả A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Nếu có người nào thọ trì đà la ni này,trừ tất cả tai nạn tật ách,hiện kiếp được túc mạng trí,sau đó dạo chơi tự tại các cõi trời và chư Phật quốc. Người ấy sẽ được chư Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí lấy tay xoa đầu thọ ký, thường ở đạo tràng, nghe hiểu thọ trì chánh pháp. Người ấy ba nghiệp (thân, ngữ, ý) thường thanh tịnh, tâm an vui, thân khổ xúc dứt trừ, được cảm giác nhẹ , tăng thọ mạng, không bị đột tử(bất đắt kỳ tử).
Nếu có người thọ trì đọc tụng, biên chép, cúng dường đà ra ni này, sẽ được vô lượng công đức, hưởng được sự vui thù thắng, chư thiên long bát bộ kính trọng,thiện thần hộ trì, chư Bồ Tát ái kính, chư Phật hộ niệm. Người thọ trì chú này đến địa ngục, ngạ quỷ, các tội nhân ấy điều được giải thoát
Nếu có người nào bị bịnh nặng, chịu nhiều đau khổ, được nghe đà ra ni này, sẽ mau lành bịnh, tội chướng tiêu diệt.Thấm chí các loài chúng sanh nghe được chú này đều xa lìa bệnh khổ, thoát thân bào thai, do hoa sen hóa sanh, tùy theo tâm nguyện mà thọ sanh, biết được duyên sanh kiếp trước.
Nếu có người nào tụng một biến chú này vào tai của bất cứ loài cầm thú súc sanh nào, thì kiếp sau không còn thọ thân cầm thú súc sanh, dù có nghiệp nặng bị đọa vào các chủng loại địa ngục,nhờ vậy cũng được thoát ly.
Nếu người nào chưa trì tụng chú này, mà tai nghe âm thanh của đà ra ni này, tức liền thành hạt giống Phật. Thần chú này khi đã lọt vào tai, liền huân tập thành quả chánh giác,tuy nghiệp nặng cũng không thể chướng ngại. Dù người ấy dù bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh cũng không mất hạt giống bồ đề, mà còn nương oai lực thần chú ấy mà khởi tiến tu cho đến khi thành Phật.
Nếu chúng sanh nào một lần nghe được Đà Ra Ni này, kiếp sau không có các tật bịnh và khổ não,ngũ nhãn lần lần thanh tịnh, được túc mạng trí, kiết sử tiêu trừ, sẽ chứng quả vô thượng chánh giác.
Nếu người nào mỗi ngày tụng chú này, được cúng dường của tất cả thế gian, khi xả báo thân sẽ sanh về thế giới Cực Lạc.
Nếu có người thọ trì chú này, từ kiếp này trở về sau, vĩnh lìa ác đạo, ở cõi người thường được thọ sanh trong nhà quý tộc, hoặc sanh lên cõi trời, cho đến được sanh về 10 phương chư Phật tịnh độ, kết bạn đồng hành với chư Bồ Tát, và sẽ chứng quả Vô Thượng Đẳng Giác.
Nếu có người nào mới chết, hoặc chết đã lâu, có người tụng đà ra ni này,nhất tâm hồi hướng cầu nguyện về 10 phương Phật tịnh độ. Nếu người chết thần thức đã bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh…vv… cũng được thoát khỏi ác đạo luân chuyển, được sanh lên cõi trời.
Căn cứ Đại Tạng Kinh Phật Giáo,Tôn Thắng đà la ni hiện lưu tồn chín bản khắc nhau,nhưng lưu hành trên thế giới là cục túc bản của Phật Đà Bà Lợi là tương đối đầy đủ.Ở trong nước,Hòa thượng Thiền Tâm dịch ra Việt ngữ,nhưng chú ngữ là tổng hợp chín bản phạn ngữ lại thành một bản.
Ở cuốn sách này chỉ gới thiệu quý vị cụ túc bản,đa số được trì tụng lưu hành trên các nước trên thế giới.Qua sự nghiên cứu nghĩa lý Phạn ngữ cụ túc bản của các chuyên gia Phật giáo,điều đồng nhất chọn bản này làm chính bản vì nó tương đồng với bản dịch Phật Đà Bà Lợi.
16. CHÚ LĂNG NGHIÊM
Thần Chú Lăng Nghiêm Tiếng Việt – Thần Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú, bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật pháp. Chú này chia làm 5 bộ: Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ, và Nghiệp bộ. năm bộ kinh này thuộc về 5 phương:
Mình đã có viết 1 bài về cách tụng thần chú Lăng Nghiêm, Các bạn có thể xem ở đây:
- Thần Chú Lăng Nghiêm Tiếng Việt – Lợi Ích Khi Trì Tụng
Kết luận
Công năng của Thần chú khác nhau, tuỳ vào người truyền chú và cũng tuỳ thuộc vào tâm lực của hành giả. Sự chứng nghiệm và kết quả sẽ được hiện lộ sau khi hành trì.
Mỗi câu thần chú đều có ý nghĩa riêng giúp tịnh hoá nghiệp của chúng ta .Trì tụng thần chú mỗi ngày giúp tăng trưởng công Đức ,chuyển hóa nghiệp xấu Tinh tấn trên con đường tu tập.
Nhất tâm trì niệm Thần Chú
Phiền não tiêu tan
Bệnh Tật Tiêu Trừ
Trí Tuệ Khai Mở.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!