Container là một khái niệm vô cùng quen thuộc, đặc biệt đối với những người làm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên định nghĩa cụ thể, đặc điểm và kích thước container chuẩn xác của các loại container phổ biến hiện nay, không phải ai cũng biết!
Nắm được kích thước các loại container sẽ giúp bạn dễ dàng ước tính lượng hàng hóa sao cho phù hợp và tối ưu nhất khi vận chuyển bằng phương tiện này!
Cùng SEC Warehouse tìm hiểu chi tiết về kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 50 feet phổ biến hiện nay.
Bên cạnh đó là những điều thú vị của container mà bạn cần biết như: Giá container 45 feet như thế nào, thể tích cont 40 ra sau. Hay, cách về sơ đồ container để trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực này!
1. CONTAINER LÀ GÌ?
Container (hay mọi người vẫn đọc và viết tắt “cont”) là công cụ vận tải mang tính chất quốc tế được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Mọi người có thói quen sử dụng “container”, để chỉ chung một chiếc xe đầu kéo chở theo chiếc thùng lớn phía sau.
Nhưng trên thực thế Container là khái niệm chỉ dùng để chỉ chiếc thùng lớn, hình hộp chữ nhật được làm từ thép kiên cố, có cửa khoá kín.
Ruột container rỗng và chuyên dùng để chứa hàng hóa. Bạn có thể nhìn thấy những chiếc xe đầu kéo chở các thùng container lớn nhỏ đa dạng màu sắc trên đường, hoặc các thùng container được chất xếp thành nhiều tầng trên tàu hỏa hay các chuyến tàu lớn vận chuyển hàng xuyên biên giới.
Thời điểm ra đời container
Container được cho là một phát minh của Malcom Purcell McLean (1913) vào những năm 1935 tại New Jersey – Hoa Kỳ, chính ông là người đưa ra những tiêu chuẩn thiết kễ bãi container cơ bản. Ngày nay, container trở nên thông dụng và chuyên chở tới hơn 90% hàng hóa trên thế giới.
Vậy container phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E) (thường gọi là ISO Container), thì một freight container (container hàng hóa) cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Đảm bảo đủ độ chắc chắn và có tính bền vững, có thể sử dụng lại
- Có thiết kế phù hợp sao cho có thể vận chuyển hàng hóa bằng đa dạng phương thức vận tải mà không cần phải dỡ ra, đóng lại
- Có thể lắp đặt thiết bị xếp dỡ thuận tiện khi chuyển đổi phương thức vận tải khác nhau
- Cont phải có thiết kế sao cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra dễ dàng, thuận tiện
- Thể tích bên trong không được nhỏ hơn 35.3 feet khối (tức 1 mét khối)
2. 1 FEET LÀ BAO NHIÊU MÉT, 1 INCH LÀ BAO NHIÊU MÉT?
Bạn vẫn thường nghe mọi người sử dụng đơn vị feet và inch khi đề cập tới kích thước của container?
Vậy thì trước khi tìm hiểu chi tiết kích thước của các loại container 10 feet, 20 feet, 40 feet hay 50 feet thì SEC Warehouse sẽ giúp bạn nắm rõ các đơn vị đo này!
Feet (hay foot, ký hiệu ft, hoặc thường dùng ký hiệu là dấu phẩy đơn trên đầu) là một đơn vị đo lường quốc tế phổ biến, đặc biệt ở Anh Mỹ. Tuy ở Việt Nam chủ yếu sử dụng đơn vị đo lường hệ mét.
Tuy nhiên, khi đề cập tới kích thước container vẫn phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, vì nó còn liên quan rất chặt chẽ đến quy định chiều cao xe container, kích thước lọt lòng thùng container hay phương pháp xếp hàng trong container!
Theo đó, 1 feet sẽ tương đương với 0.3048 mét, tức khoảng 30.48 cm. (Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng 1 feet sẽ tương ứng với chiều dài của một bàn chân người Âu Mỹ).
Còn inch viết tắt là in (hoặc ký hiệu là dấu phẩy kép trên đầu). Cũng là một đơn vị đo lường quốc tế phổ biến trên thế giới. 1 feet = 12 inch. Như vậy, mỗi inch sẽ có chiều dài là 0.0254 mét, tương ứng 2.54 cm, khoảng một đốt tay người lớn.
3. MỘT VÀI KHÁI NIỆM BẠN CẦN NẮM TRƯỚC KHI TÌM HIỂU KÍCH THƯỚC CONTAINER TIÊU CHUẨN
- Kích thước lọt lòng thùng container: là kích thước phía trong của container, đã trừ đi độ dày của vỏ cont. Vì thế khi tính toán kích thước hàng hóa, bạn nên dựa vào kích thước lọt lòng của container nhằm đảm bảo container có thể chứa được.
- Kích thước phủ bì (hay kích thước tổng thể bên ngoài): Là kích thước được đo bên ngoài, bao gồm cả độ dày của vỏ cont
- Độ mở cửa là kích thước của cửa cont
- Dung tích: Là phần thể tích có thể chứa hàng hóa của cont
- Tải trọng ròng: Là khối lượng hàng hóa mà container có thể chứa
- Tổng tải trọng: Là tải trọng bao gồm khối lượng hàng hóa và khối lượng của cont rỗng
- TEU là viết tắt của twenty-foot equivalent units – có nghĩa “đơn vị tương đương 20 foot”. TEU là một đơn vị đo hàng hóa theo container 20 feet tiêu chuẩn (dài 20 feet × rộng 8 feet và cao 8.5 feet. Thể tích khoảng 39 m³). Ví dụ khi người ta đề cập 1 TEU thì có nghĩa là kích thước của 1 cont 20 feet. Container 40 feet sẽ la 2 TEU, hoặc cũng có thể dùng là 1 FEU ( Forty -foot equivalent units)
4. KÍCH THƯỚC CONTAINER 10 LÀ BAO NHIÊU?
Container khô 10 feet là loại cont có kích thước nhỏ nhất hiện nay. Ưu điểm là sự nhỏ gọn, linh động. Tuy nhiên mức độ phổ biến của cont 10 ft là không cao so với các loại khác. Container 10 feet cũng không được xếp vào chuẩn modun của ISO.
Ngoài chức năng chuyên chở hàng hóa có kích cỡ và trọng lượng vừa phải, Container 10 feet còn được tận dụng để làm kho tự quản mini chứa hàng, các công trình văn phòng, nhà ở container, nhà vệ sinh công cộng,…
Trong đó, nhà ở container lưu động đang là xu thế mới được giới trẻ ưu chuộng bởi sự mới mẻ, linh động. Và cũng vì, giá container cũ giá “mềm” trên thị trường, nên dễ được chấp nhận hơn.
Các thông số kỹ thuật của cont 10 feet:
Loại thông số của cont 10 feet Đơn vị Feet, inĐơn vị MétKích thước phủ bìDài 9 feet 9.8 in2.991Rộng8 feet2.438Cao8 feet 6 in2.591Kích thước lọt lòng Dài 9 feet 3.3 in2.828Rộng7 feet 8.5 in2.350Cao7 feet 9.7 in2.381Độ mở cửa Cao7 feet 6.2 in2.291Rộng 7 feet 8 in 2.336Thể tích (Mét khối)16Trọng lượng container rỗng (Tấn)1.350Trọng lượng hàng hóa (Tấn)8.810Tổng tải trọng (Tấn)10.160
5. KÍCH THƯỚC CONTAINER 20 LÀ BAO NHIÊU?
Container 20 feet hiện nay có nhiều loại để đáp ứng các nhu cầu chuyên chở khác nhau. Trong đó cont thường (cont khô) là loại có thể nói là thông dụng nhất, đại diện cho đơn vị tính TEU, là tiêu chuẩn để suy ra các kích thước khác.
Ngoài ra còn có container lạnh (Reefer- RF), container cao (High Cube – HC), container lạnh cao ( Hi-Cube Reefer – HR), Container hở (open top – OT), container flatrack,…..
5.1. Kích thước container 20 feet thường, khô
Container loại này thường dùng để đóng các hàng hóa nặng, kích thước vừa phải, khô ráo không yêu cầu nhiệt độ. Ví dụ như vật liệu xây dựng, gạo, bột, nguyên vật liệu khô,…
Container 20 feet chở được bao nhiêu tấn? Bạn lưu ý theo như số liệu dưới đây, thì khả năng chuyên chở của container 20 feet tối đa là 28280 kg hàng hóa (tức là tải trọng tối đa chở được). Nhưng trên thực tế, theo quy định của Việt Nam TCVN 6273:200, thì tải trọng tối đa của Container 20 feet chỉ được phép chở là 20.32 tấn.
Loại thông số của con 20 feet khô
Đơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 20 feet6.060Rộng8 feet2.440Cao8 feet 6 in2.590Kích thước lọt lòng Dài 19 feet 4.2 in5.898Rộng7 feet 8.6 in2.352Cao7 feet 10.3 in2.395Độ mở cửa Cao7 feet 5.8 in2.280Rộng 7 feet 8.1 in2.340Thể tích (Mét khối)33.2Trọng lượng container rỗng (Tấn)2.200Trọng lượng hàng hóa (Tấn)28.280Tổng tải trọng (Tấn)30.480
5.2. Kích Thước Container 20 feet Lạnh – RF
Container lạnh dùng để chuyên chở các loại hàng hóa đòi hỏi nhiệt độ thấp, đặc biệt là thủy hải sản, thức ăn tươi sống, hàng nông sản. Yêu cầu nhiệt độ của Container lạnh thường từ -18 độ đến 18 độ tùy mặt hàng, đòi hỏi phải gắn thiết bị làm lạnh công suất phù hợp.
Thêm vào đó, để giữ lạnh tốt thì container PR 20 feet buộc phải có lớp giữ nhiệt bên trong cont dày hơn. Đó chính là lý do kích thước lọt lòng thùng container 20 feet lạnh sẽ nhỏ hơn loại thường, đồng nghĩa thể tích nhỏ hơn, trong khi kích thước bên ngoài không có gì thay đổi so với cont khô.
Xem thêm: Container lạnh là gì? Giá thuê container lạnh là bao nhiêu?
Loại thông số của con 20 feet RFĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 20 feet6.060Rộng8 feet2.440Cao8 feet 6 in2.590Kích thước lọt lòng Dài 17 feet 11.9 in5.485Rộng7 feet 6 in2.286Cao7 feet 5.2 in2.265Độ mở cửa Cao7 feet 3.6 in2.224Rộng 7 feet 6 in2.286Thể tích (Mét khối)28.4Trọng lượng container rỗng (Tấn)3.200Trọng lượng hàng hóa (Tấn)27.280Tổng tải trọng (Tấn)30.480
5.3. Kích thước container 20 feet cao (High Cube – HC)
Tại Việt Nam hầu như không có loại container này. Chủ yếu container 20 feet HC được dùng ở Châu Âu chứ không phổ biến tại nước ta. Dưới đây là một số thông số kỹ thuật nếu bạn quan tâm:
Loại thông số của cont 20 HCĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 19 feet 10.5 in (khoảng 20 feet)6.058Rộng8 feet2.438Cao9 feet 5.8 in 2.891Kích thước lọt lòng Dài 19 feet 4.7 in 5.910Rộng7 feet 8.3 in 2.345Cao8 feet 9.9 in 2.690Độ mở cửa Cao8 feet 5.8 in2.585Rộng 7 feet 7.9 in 2.335Thể tích (Mét khối)37.28Trọng lượng container rỗng (Tấn)2.420Trọng lượng hàng hóa (Tấn)28.060Tổng tải trọng (Tấn)30.480
5.4. Kích thước container 20 feet hở (open top – OT)
Đặc trưng của Container Open Top là không có nóc, chỉ có bạt che. Mục đích nhằm để chứa những kiện hàng có kích thước lớn, cồng kềnh. Container OT 20 feet đặc biệt thích hợp với việc bốc dở hàng bằng cần cẩu theo phương đứng.
Loại thông số của cont 20 feet OTĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 19 feet 10.5 in (khoảng 20 feet)6.058Rộng8 feet2.438Cao8 feet 6 in 2.591Kích thước lọt lòng Dài 19 feet 4.2 in 5.898Rộng7 feet 8.6 in 2.352Cao7 feet 8.4 in 2.348Độ mở cửa Cao7 feet 5.8 in2.280Rộng 7 feet 8.1 in2.340Thể tích (Mét khối)37.28Trọng lượng container rỗng (Tấn)2.420Trọng lượng hàng hóa (Tấn)28.060Tổng tải trọng (Tấn)30.480
5.5. Kích Thước Container 20 feet Flat Rack
Kích thước Container 20 feet Flat Rack tương tự như kích thước của cont 20 khô thường. Với chức năng chính là dùng để chở các mặt hàng quá khổ, quá tải nên thiết kế của Flat rack sẽ không có vách và mái.
Do đó, cont sẽ không có cửa cũng như không có thể tích xác định. Một số mặt hàng mà Container 20 feet Flat Rack chuyên chở có thể nhắc tới như máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, các mặt hàng có kích thước quá khổ.
Giá cước của Container 20 feet Flat Rack khá cao. Thường không phổ biến lắm ở thị trường Việt Nam.
Loại thông số của cont 20 feet Flat RackĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 20 feet6.060Rộng8 feet2.440Cao8 feet 6 in2.590Kích thước lọt lòng Dài 19 feet 3.6 in5.883Rộng7 feet 8.4 in2.347Cao7 feet 4.9 in2.259Thể tíchKhông xác địnhTrọng lượng container rỗng (Tấn)2.750Trọng lượng hàng hóa (Tấn)31.158Tổng tải trọng (Tấn)34.000
6. KÍCH THƯỚC CỦA CÁC LOẠI CONTAINER 40 FEET
6.1. Kích thước container 40 feet thường – khô
Container 40 feet có kích thước gấp đôi cont 20 như đã đề cập ở trên. Đương đương với 2 TEU (với 1 TEU là đơn vị dùng để chỉ cont 20 feet).
Container 40 feet khô chuyên chở hàng hóa có kích thước lớn, khô ráo, khối lượng vừa phải như đồ nội thất, hàng may mặc, nhựa, thực phẩm khô không cần nhiệt độ,…
Container 40 feet chở được bao nhiêu tấn? Một container 40 bao nhiêu khối? Câu trả lời là 67,634 mét khối. Vì thể tích rộng rãi nên chứa được lượng hàng nhiều, được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Những người chuyên xuất nhập khẩu thường khuyên dùng container 40 feet nếu hàng nhiều thay vì dùng 2 cont 20 feet. Bởi chủ hàng sẽ có lợi hơn về phí THC (phụ phí xếp dỡ hàng hóa). Cont 40 feet có phí THC cao hơn loại 20 feet chỉ khoảng 30-40%.
Container 40 feet nặng bao nhiêu kg là thắc mắc của nhiều người. Theo bảng thông số phía dưới, bạn có thể thấy cont 40 feet rỗng nặng 3730 kg. Tải trọng hàng chứa được tối đa là 26750.
Tuy nhiên tải trọng hàng được phép đóng trong mỗi cont khi chở hàng, thì lại phụ thuộc vào quy định của từng hãng tàu. Bởi mỗi tàu sẽ chở lượng container rất lớn, họ sẽ quy định mức giới hạn cho các container để đảm bảo an toàn khi vận chuyển.
Loại thông số cont 40 feet thường khôĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 40 feet12.190Rộng8 feet2.440Cao8 feet 6 in2.590Kích thước lọt lòng Dài 39 feet 5.7 in12.032Rộng7 feet 8.5 in2.350Cao7 feet 10.2 in2.392Độ mở cửa Cao7 feet 5.8 in2.280Rộng 7 feet 7.7 in2.330Thể tích (Mét khối)67.634Trọng lượng container rỗng (Tấn)3.730Trọng lượng hàng hóa (Tấn)26.750Tổng tải trọng (Tấn)30.480
6.2. Kích Thước Container 40 feet Cao – HC
Khác với container 20 feet không thông dụng, thì Container 40 feet cao (HC) lại đặc biệt được ưa chuộng. Kích thước của cont 40 HC có thể nói là tương đương với loại thường, nhưng chiều cao nhỉnh hơn một chút.
Sở dĩ được ưa chuộng là bởi HC đóng được nhiều hàng hơn, thoải mái hơn nhưng lại có giá cước tàu và phí THC chỉ bằng với 40 feet thường.
Loại thông số cont 40 feet HCĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 40 feet12.190Rộng8 feet2.440Cao9 feet 6 in2.895Kích thước lọt lòng Dài 39 feet 5.3 in12.023Rộng7 feet 8.6 in2.352Cao8 feet 10.2 in2.698Độ mở cửa Cao8 feet 5.8 in2.585Rộng 7 feet 8.1 in2.340Thể tích (Mét khối)76.29Trọng lượng container rỗng (Tấn)3.900Trọng lượng hàng hóa (Tấn)26.580Tổng tải trọng (Tấn)30.480
6.3. Kích Thước Container 40 feet Lạnh (RF)
Kích thước bên ngoài của Container 40 lạnh (RF) tương đương với loại thường. Nhưng phía bên trong thì kích thước lọt lòng thùng container sẽ nhỏ hơn do có trang bị thêm hệ thống làm lạnh.
Công dụng của Container 40 feet RF là để chứa hàng đặc thù cần nhiệt độ lạnh và số lượng lớn như thủy hải sản, đồ tươi sống, thực phẩm,… nhiệt độ thấp tối đa đạc mức -18 độ C.
Loại thông số container 40 RFĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 40 feet12.190Rộng8 feet2.440Cao8 feet 6 in2.590Kích thước lọt lòng Dài 37 feet 11 in11.558Rộng7 feet 6.2 in2.291Cao7 feet 3.6 in2.225Độ mở cửa Cao7 feet 2.2 in2.191Rộng 7 feet 6.2 in2.291Thể tích (Mét khối)58.92Trọng lượng container rỗng (Tấn)4.110Trọng lượng hàng hóa (Tấn)28.390Tổng tải trọng (Tấn)32.500
6.4. Kích Thước Container 40 feetCao Lạnh (HC-RF)
Ngoài container 40 lạnh thường, thì còn có loại cao lạnh dùng chuyên chở hàng hóa nhiệt độ thấp với số lượng nhiều hơn. Loại này tại Việt Nam không phổ biến lắm. Dưới đây là các thông số cơ bản:
Loại thông số container 40 feet HC- RFĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 40 feet12.190Rộng8 feet2.440Cao9 feet 6 in2.895Kích thước lọt lòng Dài 37 feet 11.6 in11.572Rộng7 feet 6.4 in2.296Cao8 feet 3.3 in2.521Độ mở cửa Cao8 feet 2.2 in2.494Rộng 7 feet 6.4 in2.296Thể tích (Mét khối)66.98Trọng lượng container rỗng (Tấn)4.290Trọng lượng hàng hóa (Tấn)28.210Tổng tải trọng (Tấn)32.500
6.5. Kích Thước Container 40 feet Flat Rack
Container 40 feet Flat Rack là sự lựa chọn hàng đầu đối với việc vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng, hàng quá khổ, quá tải. Nhờ thiết kế không có mái che và vách nên có thể dễ dàng vận chuyển hàng đa dạng kích cỡ.
Một điều cần lưu ý là Cont 40 feet flat rack phải thiết kế dầm chữ l cao để tăng khả năng chịu tải, nên chiều cao lọt lòng của cont sẽ hơi nhỏ một chút. Cụ thể kích thước container 40 feet Flat Rack như sau:
Loại thông số container 40 feet Flat RackĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 40 feet12.190Rộng8 feet2.440Cao8 feet 6 in2.590Kích thước lọt lòng Dài 38 feet 2.7 in1.1650Rộng7 feet 8.4 in2.347Cao6 feet 5 in1.954Thể tích (Mét khối)Không xác địnhTrọng lượng container rỗng (Tấn)6.100Trọng lượng hàng hóa (Tấn)38.900Tổng tải trọng (Tấn)45.000
6.6. Kích Thước Container 40 feet Open Top (OT)
Tương tự như Container 20 feet Open Top, Container 40 feet Open Top có thiết kế hở nóc, phủ bạt để chuyên chở các hàng hóa quá khổ. Kích thước container 40 feet OT gần giống với loại thường.
Loại thông số container 40 feet OTĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 40 feet12.190Rộng8 feet2.440Cao8 feet 6 in2.590Kích thước lọt lòng Dài 39 feet 5.8 in12.034Rộng7 feet 8.4 in2.348Cao7 feet 8.9 in2.360Độ mở cửa Cao7 feet 5.6 in2.277Rộng 7 feet 8.1 in2.340Thể tích (Mét khối)66.68Trọng lượng container rỗng (Tấn)3.800Trọng lượng hàng hóa (Tấn)26.680Tổng tải trọng (Tấn)30.480
7. KÍCH THƯỚC CONTAINER 45 FEET
Container 45 feet hay còn gọi là Container 45 feet High Cube không được dùng phổ biến ở Việt Nam. Do có kích thước lớn hơn nên cont 45 feet chở được nhiều hàng hóa hơn. 1 cont 45 feet tương đương khoảng 2.25 TEU.
Thực tế nếu nhìn sơ qua cũng khó để phân biệt bởi 45 feet chỉ lớn hơn 40 feet một chút. Bạn có thể nhận biết bằng cách để ý các con số. Người ta thường sẽ ghi số 45 trên vách của các container này.
Loại thông số container 45 feetĐơn vị Feet, inĐơn vị Mét Kích thước phủ bìDài 45 feet13.716Rộng8 feet 2.4 in2.500Cao9 feet 6 in2.896Kích thước lọt lòng Dài 44 feet 5.7 in13.556Rộng8 feet2.438Cao8 feet 10.1 in2.695Độ mở cửa Cao8 feet 5.8 in2.585Rộng 7 feet 11.1 in2.416Thể tích (Mét khối)86.1Trọng lượng container rỗng (Tấn)4.800Trọng lượng hàng hóa (Tấn)25.680Tổng tải trọng (Tấn)30.480
8. KÍCH THƯỚC CONTAINER 50 FEET
Container 50 feet không phổ biến, ít được sử dụng.
Theo đó kích thước bên ngoài vào khoảng 15.240 m (dài) x 2.438 (rộng) x 2896 (Cao). Kích thước lọt lòng là 2348 (rộng) x 2690 (cao)
9. KÍCH THƯỚC CONTAINER BỒN (TANK)
Loại container bồn này dùng để chuyên chở các mặt hàng là chất lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm,… Container tank thường được đo theo tiêu chuẩn thể tích. Các loại thể tích thông dụng có thể có tới như 21.000l, 24.000l, 25.000l hay 26.000l. Để thuận tiện cho việc di chuyển, container tank sẽ được thiết kế sao cho có thể gắn vừa vào các khung (như cont flatrack), cuối cùng đưa về kích thước tiêu chuẩn của cont 20 feet hoặc 40 feet.
10. MỘT SỐ ĐIỀU THÚ VỊ CẦN BIẾT VỀ KÍCH THƯỚC CỦA CONTAINER
Thực chất, các số liệu về kích thước container nêu trên chỉ mang tính tương đối. Bởi tùy mỗi nhà sản xuất, điều kiện bên ngoài mà kích thước của các container có thể chênh lệch đôi chút (vài mm, hoặc vài cm).
Nhưng xét về mặt tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu, thì kích thước container sẽ được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO. Cụ thể trong trường hợp này, kích thước và tải trọng của container sẽ được căn cứ vào tiêu chuẩn ISO 668:1995. Theo đó:
- Các container theo chuẩn ISO đều có chiều rộng là 2,438m (tương đương 8ft).
- Container 40 feet được dùng làm chuẩn về độ dài. Sao cho các container nhỏ hơn có thể tính toán xếp vừa vào container 40 feet và đảm bảo giữ được khe hở 3 in ở giữa các cont. Cho nên nếu tính toán chi tiết, thì độ dài cont 20 feet chỉ tầm khoảng 19 feet 10.5 in, bởi phải chừa ra khoảng 1.5 in theo chuẩn. Để khi xếp 2 cont 20 feet vào sẽ vừa vặn với chiều dài của 1 cont 40 feet và hở 3 in ở giữa.
- Về chiều cao, trước đây container thường có chiều cao khoảng 8 feet. Tuy nhiên theo thời gian, dần bị thay thế với cont có chiều cao 8 feet 6 in. Hiện nay khi nhắc tới container có kích thước tiêu chuẩn, người ta chỉ nhắc tới chiều chiều cao 8 feet 6 in.
Tạm kết
Bạn cần lưu ý thêm, ngoài kích thước container, trên container sẽ ghi tải trọng. Nhưng không có nghĩa bạn có quyền đóng hàng dựa theo tải trọng đó. Bởi việc vận chuyển hàng cần tuân thủ theo quy định của từng quốc gia hay quy định của hãng tàu.
Tại Việt Nam, TCVN 6273:2003 là tiêu chuẩn mà Cục Đăng kiểm Việt Nam đang áp dụng ( “Quy phạm chế tạo và chứng nhận côngtenơ vận chuyển bằng đường biển”).
=> Xem thêm: 6 bước làm thủ túc Hải quan xuất khẩu hàng hoá cơ bản cần nắm
Theo đó, tải trọng tối đa của toàn bộ container 20 feet chỉ là 20,32 tấn (thấp hơn tải trọng tiêu chuẩn quốc tế). Ngoài ra bạn cũng cần hỏi trước các hãng tàu để đóng hàng có tải trọng phù hợp.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!