- Người bị cảm sẽ cảm thấy lạnh so với người khỏe mạnh bình thường. Nguyên nhân vì trong suốt thời gian bị cảm, các mạch thần kinh điều khiển nhiệt độ cơ thể được thiết lập ở mức nhiệt cao hơn nên cơ thể phản ứng như cơ chế lúc bị lạnh cho tới khi nhiệt độ cơ thể trở về mức nhiệt ổn định được thiết lập;
- Ở người mắc triệu chứng Raynaud, tình trạng tốc độ dòng chảy quá chậm khiến các ngón tay và ngón chân bị lạnh;
- Ở phụ nữ mang thai, nếu cảm thấy quá lạnh chứng tỏ họ bị thiếu hormone hoạt động tuyến giáp;
- Phụ nữ thường chịu lạnh kém hơn so với đàn ông trong cùng một môi trường do nhiệt độ trên da của nữ giới thấp hơn nam giới (kết quả của tình trạng lớp mỡ dưới da dày hơn và hormone estrogen);
- Cảm giác lạnh có tính di truyền ở một số người;
- Một số người cảm thấy lạnh vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh. Hiện tượng này còn được gọi là sự lây nhiễm cảm giác lạnh.
2.2 Giới hạn chịu lạnh của con người
Nhiệt độ trung tâm bình thường của cơ thể người là 37°C. Nếu cơ thể người bị lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể người giảm xuống dưới 35°C, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, hoạt động của tim và dòng máu, dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Tim không hoạt động tốt dẫn tới tình trạng kém lưu thông máu đến các bộ phận, khiến cơ thể bị sốc và tăng nguy cơ ngừng hoạt động gan và thận. Trẻ em và người già sẽ gặp nhiều rủi ro hơn do cơ tim yếu. Ngoài ra, những người cao tuổi đang sử dụng thuốc chẹn beta dễ bị giảm nhịp tim, làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt trong thời tiết giá lạnh.
Sự nguy hiểm của hiện tượng hạ thân nhiệt phụ thuộc vào từng mức độ giảm nhiệt cơ thể. Cụ thể:
- Thân nhiệt xuống còn 35°C: Hạ thân nhiệt nhẹ;
- Thân nhiệt xuống mức 32,2°C: Cơ chế bù trừ nhiệt độ của cơ thể bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí người bệnh có thể bị mất trí nhớ;
- Thân nhiệt tại 27,7°C: Người bệnh bắt đầu mất ý thức;
- Thân nhiệt còn dưới 21°C: Trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra, con người sẽ tử vong.
Kỷ lục ghi nhận thân nhiệt thấp nhất của một người trưởng thành là 13,7°C. Ở thời điểm đó, người này đã bị ngâm trong nước lạnh và đóng băng trong thời gian khá lâu.
Cơ thể bị ẩm ướt sẽ mất nhiệt nhanh gấp 25 lần so với trong không khí. Thông thường, cơ thể sẽ tự bù nhiệt bằng phản ứng run rẩy và điều hòa máu từ các chi tới những bộ phận quan trọng. Tuy nhiên, cơ chế này không thể bù lại hiện tượng hạ nhiệt quá nhanh trong môi trường nước. Trong vòng 20 – 30 phút, tùy thuộc vào nhiệt độ nước, nhiệt độ cơ thể các nạn nhân sẽ nhanh chóng bị giảm đi. Các nạn nhân sẽ tử vong khi thân nhiệt giảm xuống dưới ngưỡng 27°C.
Nếu ngủ trong lúc cơ thể đang bị giảm nhiệt độ, con người sẽ thiệt mạng nhanh hơn. Đặc biệt, trong điều kiện cực lạnh, nhất là khi không được giữ ấm, dù không tử vong con người cũng dễ gặp phải những tổn thương đáng kể. Cụ thể, khi các bộ phận cơ thể phải chịu lạnh lâu dài, lượng máu lưu thông sẽ giảm. Tình trạng thiếu máu ấm khiến các cơ bị đóng băng và đứt vỡ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!