Ngôn ngữ không phải là cách giao tiếp với đối tác duy nhất trong khi đàm phán, bàn bạc công việc, hay tán gẫu. Khi đó những cử chỉ về cơ thể, tay, mắt, chân, hay nét mặt đều có ảnh hưởng tới người đối diện. Những động tác, cử chỉ đó gọi chung là giao tiếp phi ngôn ngữ. Vậy giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Làm thế nào để áp dụng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
Những cử chỉ giọng nói, biểu cảm khuôn mặt đều là những “tín hiệu” phi ngôn ngữGiao tiếp là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Bên cạnh hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ, thì hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng đôi khi nó còn là yếu quyết định đền thành công của cuộc giao tiếp.Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng cách gửi và nhận những tín hiệu phi ngôn từ ví dụ như sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, biểu cảm khuôn mặt, xúc giác, tư thế.
Giao tiếp phi ngôn ngữ đi kèm vói lời nói
2. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ
Hiện nay, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm tới 2/3 trong giao tiếp thường ngày. Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể miêu tả một thông điệp với cả giọng điệu và ký hiệu cơ thể và cử chỉ chính xác.
Giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ trở thành điểm mạnh với ấn tượng đầu tiên trong những trường hợp thông thường giống như thu hút đối tượng hay trong phỏng vấn việc làm: thời gian tạo ra ấn tượng trung bình là trong 4 giây đầu tiên khi tiếp xúc. Lần đầu tiếp xúc hoặc tương tác với một người khác ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nhận thức của một người.
Hơn nữa, khi một hoặc một nhóm người tiếp nhận thông điệp, khi đó họ tập trung vào môi trường ngay xung quanh họ, nghĩa là sử dụng cả năm giác quan để tương tác: 83% thị giác, 11% thính giác, 3% khứu giác, 2% xúc giác và 1% vị giác.
Bạn có biết: Kỹ năng giao tiếp là gì? Những kỹ năng cần có trong kinh doanh
3. 13 cách giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả
Lựa chọn địa điểm, không gian phù hợp nội dung giao tiếp
Lựa chọn địa điểm để truyền tải thông tin chiếm phần trăm không nhỏ trong sự thành công của giao tiếp. Thế nên lựa chọn địa điểm và không gian thích hợp với nội dung để giao tiếp như vậy sẽ khiến cho quá trình giao tiếp diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn. Đặc biệt chú ý tránh những yếu tố tác động gây phiền nhiễu gây ảnh hưởng đến sự truyền tải thông tin.
Trang phục phù hợp đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp
Trang phục là yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu khi giao tiếp phi ngôn ngữ. Trang phục sẽ truyền tải những tín hiệu phi ngôn ngữ về cá tính, văn hóa, tâm trạng, mức độ tự tin và sở thích.
Không thể bỏ qua yếu tố trang phục trong giao tiếp phi ngôn ngữ
Chính vì thế hãy chú ý đầu tư đến trang phục và lựa chọn phù hợp với mỗi cuộc giao tiếp khác nhau. Trang phục được sử dụng như một dạng tự thể hiện khi mà một người có thể phô trương sức mạnh, sự giàu có, sức hấp dẫn giới tính hoặc sự sáng tạo của mình
Luôn giữ nụ cười để tạo thiện cảm
Nụ cười là một trong những chìa khóa vàng mở cửa môi trường giao tiếp của giao tiếp phi ngôn ngữ. Nụ cười chính là cách tạo bạn tạo ấn tượng ban đầu, nó giúp bạn truyền đạt thông tin như là chào hỏi, thể hiện sự gần gũi thân thiện trong giao tiếp.
Nụ cười- yếu tố quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ
Hãy luôn mỉm cười, nhưng bạn cũng nên sử dụng nó đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng, và nên luyện tập để hạn chế thấp thấp nhất những nhược điểm trong nụ cười của bạn nhé.
Giữ khoảng cách phù hợp với người đối diện
Khoảng cách trong giao tiếp phi ngôn ngữ chính là khoảng cách giữa các cá nhân trong quá trình giao thiệp với nhau. Khoảng cách trong giao tiếp sẽ nói lên mức độ tương tác nhau giữa các cá nhân. Một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuyện.
Chú ý biểu cảm khuôn mặt
Khi giao tiếp với người khác, ngoài những lời nói truyền tải thông điệp thì biểu trên khuôn mặt cũng cần phải chú ý. Biểu cảm khuôn mặt nó nói lên tâm trạng con người bạn đang vui hay buồn, đang giận hay hờn.
Biểu cảm khuôn mặt trong giao tiếp phi ngôn ngữ
Rèn luyện kỹ thuật biểu cảm trên khuôn mặt để giúp bản thân thêm tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp. Ví dụ như bạn không thể mang một bộ mặt mặt u buồn, ủ rũ khi đi gặp khách hàng …
Giao tiếp bằng ánh mắt
Từ trước đến giờ đôi mắt được xem là cửa sổ tâm hồn vì thế giao tiếp qua ánh mắt là một phần quan trọng nó thể hiện con người bạn có quan tâm chú ý đến đối phương hay không.
Điều này không có nghĩa là lúc nào bạn cũng nhìn chăm chăm vào người khác. Trên thực tế để giao tiếp thành công qua ánh mắt thì khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp mắt chỉ nên kéo dài 4-5 giây.
Nếu bạn đang cần nơi đào tạo về marketing, mời tham khảo cách đào tạo marketing tại trường đại học Ngoại thương.
Tập nói giọng truyền cảm
Giọng nói và âm lượng giọng nói truyền đạt được một lượng lớn các thông tin, nó cho thấy sự tự tin mức độ nhiệt tình hay thờ ơ trong con người bạn.
Khi một giọng nói hay truyền cảm nó sẽ mở rộng các mối quan hệ xã hội, tạo điểm cộng trong giao tiếp phi ngôn ngữ, khiến đối phương chú ý và hứng thú giao tiếp với bạn nhiều hơn.
Lựa chọn tư thế ngồi phù hợp
Trong quá trình giao tiếp tư thế của bạn xác định mức độ tập trung và mức độ yêu mến của bạn đối với người giao tiếp. Nó mang thông điệp “sự cởi mở” của cơ thể trong cuộc giao thiệp.
Có rất nhiều kiểu định vị cơ thể khác nhau mô tả các tư thế nhất định, bao gồm thõng vai, ngẩng cao, dang rộng chân, hất hàm, đẩy vai về phía trước và khoanh tay. Khi một người có xu hướng đổ người về phía trước hoặc là về phía sau tượng trưng cho tâm lý tích cực trong khi giao tiếp.
Điều chỉnh cử động của tay chân
Ngoài tư thế khi giao tiếp phi ngôn ngữ thì việc sử dụng các cử chỉ và điệu bộ tay chân đúng cách cũng là một yếu tố các bạn nên chú ý. không phải bạn cứ khoa chân múa tay, chỉ trò lung tung, nhất là việc chỉ tay vào đối phương là mang lại lợi ích. Do đó, phải biết kiểm soát cử chỉ của cơ thể để tránh điều bất lợi.
Một khi biết vận dụng ngôn ngữ biểu đạt qua cơ thể giúp cho việc truyền đạt thông tin sinh động và thú vị hơn.
Sự đồng nhất giữa lời nói và phi ngôn ngữ
Trong quá trình giao tiếp phi ngôn ngữ bạn phải đảm bảo giữa lời nói và cử chỉ mang tính thống nhất để cho người nghe không cảm thấy khó hiểu. Ví dụ: một ai đó nói với bạn rằng họ cảm thấy vui vẻ trong khi nét mặt của họ đệm buồn và mắt nhìn xuống đất (thì có vẻ là không đúng lắm).
Các nhà nghiên cứu đã nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp với các tín hiệu phi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tới các biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.
Bàn luận trọng tâm vấn đề
Trong giao tiếp phi ngôn ngữ cần xác định trọng tâm vấn đề giao tiếp là gì. Mỗi cuộc giao tiếp phi ngôn ngữ đều có một nội dung, mục đích nhất định thế nên bạn cần phải tập trung vào vấn đề chính bằng cách nhấn nhá những chỗ quan trọng, đặc biệt không nên nói một cách thao thao bất tuyệt. Có như vậy thì người nghe mới nắm bắt được câu chuyện và không cảm thấy nhàm chán hay mệt mỏi.
Kiên trì tập luyện kỹ năng
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ không phải cứ ai sinh ra là đã có vì thế hãy học tập rèn luyện chăm chỉ để xây dựng những kỹ năng cho riêng mình bằng cách chú ý kỹ tới hành động phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau.
Nếu thường xuyên rèn luyện các kỹ năng phi ngôn ngữ nó sẽ giúp cải thiện được khả năng giao tiếp một cách đáng kể, và mang lại hiệu quả cho mỗi cuộc giao tiếp của bạn.
Kết luận: Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn cách giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong mỗi cuộc giao tiếp, vì vậy các bạn hãy chú ý rèn luyện tốt kỹ năng này nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!