Việc nấu cơm dính nồi vừa gây hao hụt cơm, vừa ảnh hưởng đến chất lượng nồi cơm điện. Làm sao để tránh cho cơm bị bết dính và có được những nồi cơm thơm ngon hơn. 4+ cách nấu cơm không bị dính nồi đơn giản và mới lạ dưới đây sẽ mang đến cho gia đình bạn từng bữa cơm trên cả tuyệt vời!
Trong gian bếp của mỗi gia đình Việt thì chiếc nồi cơm điện là một trong những vật dụng không thể thiếu. Nó không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà còn đem đến những bát cơm dẻo ngon, hấp dẫn. Việc chế biến thực phẩm của chị em phụ nữ cũng từ đây mà tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc nấu cơm bằng nồi cơm điện hay nồi cơm điện công nghiệp vẫn gây ra tình trạng bết dính, cháy xém… Như vậy không những lãng phí cơm mà còn khiến việc cọ rửa, vệ sinh thiết bị thêm phần khó khăn.
Vậy đâu là cách nấu cơm không bị dính nồi giúp mọi gia đình khắc phục vấn đề này?
Những nguyên nhân chính khiến cơm bị dính nồi
Bạn không hiểu lý do tại sao nồi cơm điện trong gia đình hay cơ sở kinh doanh của mình vẫn hoạt động bình thường nhưng cơm nấu luôn bị bết dính, cháy xém ở đáy nồi? Có rất nhiều mẹo nấu cơm không dính nồi để hạn chế tình trạng này.
Trước tiên, hãy đi tìm nguyên nhân chính khiến cơm bết dính khó chịu nhé:
⇒ Cơm bị dính nồi do rơ le nhiệt của nồi bị hỏng
Rơ le nồi cơm dùng lâu sẽ mất đi độ nhạy và dễ bị nhờn khi bật đi bật lại. Rơ le hoạt động không ổn định dễ làm cơm bị dính nồi, khê, cháy.
⇒ Cơm bị dính nồi do loại gạo
Một số loại gạo có đặc tính dẻo, hút nước khi nấu cần nhiều nước hơn bình thường. Việc cho quá ít nước cũng có thể là nguyên nhân khiến nấu cơm điện bị dính.
⇒ Nấu quá nhiều gạo so với dung tích nồi
Nấu quá nhiều gạo không tương thích với dung tích nồi sẽ khiến cơm chín không đều. Cơm sượng hoặc bám dính đáy nồi. Vì vậy, nên sử dụng loại nồi cơm thích hợp với số lượng người trong gia đình:
- Gia đình 1 – 2 người => nồi 0,6 lít – 0,8 lít
- Gia đình 2 – 4 người => nồi 1 lít – 1,5 lít
- Gia đình 4 – 6 người => nồi 1,8 lít – 2 lít
- Gia đình 6 – 8 người => nồi 2,2 lít – 2,5 lít
⇒ Cơm bị dính do nồi kém chất lượng
Nồi kém chất lượng có mạch điện yếu, xoong chống dính kém,… Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn nấu cơm thế nào cũng bị dính.
Vo gạo đúng cách nấu cơm điện không bị dính nồi
Nhiều người cho rằng vo gạo chỉ là bước vệ sinh, làm sạch trước nấu cơm. Tuy nhiên, vo gạo cũng chính là một trong những kỹ năng nấu cơm điện không bị dính nồi.
Đầu tiên, bạn cho gạo đã chọn vào xoong, nồi… Khuấy nhẹ tay để loại bỏ cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo. Tiếp đến, bạn gạn nước vo thêm vài lần để gạo sạch hơn. Lưu ý, chỉ nên gạn nước dưới 3 lần để bảo toàn chất dinh dưỡng bên trong.
Khi gạo đã vo xong, bạn chế nước ngập mặt gạo khoảng 1 đốt ngón tay. Sau đó ngâm gạo khoảng 15 phút rồi mới bắt lên nấu. Như vậy cơm sẽ ngon hơn, dẻo và mềm hơn.
Đặc biệt, nên dùng nước lạnh để vo gạo và dùng nước sôi để nấu. Nước sôi giúp lớp ngoài của hạt gạo co lại. Tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ, bết dính khi thành hạt cơm.
4 cách nấu cơm không bị dính nồi đơn giản, hiệu quả
Không đơn thuần là những công đoạn truyền thống, chúng tôi sẽ mách bạn 4 “bí kíp nhà nghề” để cơm không dính nồi trong khi nấu. Đảm bảo không chỉ hiệu quả mà còn đơn giản, dễ thực hiện, không mất nhiều công sức và tiền bạc như sau:
Ngâm gạo trong đá lạnh 15 phút
Đá sẽ làm tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzym phân hủy chất ngọt trong gạo. Đồng thời nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình hấp thụ nước của gạo. Nhờ vậy cơm chín dẻo ngon hơn.
Thêm 1 thìa dấm khi nấu cơm
Giấm sẽ giúp cho cơm trắng hơn và không bị dính. Nhiều người lo lắng giấm sẽ khiến cơm chua khó ăn. Song thực tế dấm rất dễ bay hơi khi gặp nhiệt độ. Chúng sẽ nhanh chóng bay mùi khi cơm sôi, đảm bảo chín mềm thơm vô cùng.
Sử dụng dầu ăn, dầu salad hoặc dầu oliu
Đây là mẹo nấu cơm không dính nồi khá phổ biến. Người Nhật cũng dùng cách này để tăng độ bóng và độ mềm dẻo cho cơm.
Cách nấu cơm không bị dính nồi với sữa tươi theo tỉ lệ 3:1
Sữa tươi sẽ tăng thêm hương vị cho gạo. Khi cơm chín mùi thơm của sữa thoang thoảng kèm theo mùi gạo tạo được độ mềm dẻo xuất sắc. Đây cũng là một trong những cách giúp gạo cũ biến thành gạo mới rất hiệu quả.
Cọ rửa và vệ sinh nồi cơm điện chống dính đúng cách
Nhiều chiếc nồi cơm điện chống dính sau một thời gian sử dụng bị tróc mất lớpc chống dính và không khác gì chiếc nồi bình thường. Thói quen cọ rửa và vệ sinh không đúng cách của người sử dụng là nguyên nhân khiến nồi cơm điện mất hiệu quả.
Người dùng nên nhẹ tay và không sử dụng các vật sắc, nhọn, cứng để cọ rửa nồi làm hỏng lớp chống dính bên trong. Trường hợp nồi đang dính thì bạn hãy ngâm trong nước một lúc rồi dùng giẻ hoặc khăn mềm lau nhẹ nhàng.
Đặc biệt, trong quá trình sử dụng tránh để các vật dụng sắc nhọn như bát, đĩa, thìa, dao… ma sát vào mặt nồi. Điều này cũng gián tiếp gây ra tình trạng hỏng lớp chống dính của sản phẩm.
Bí quyết nấu cơm ngon, không bị dính nồi cho bếp ăn công nghiệp
Ngày nay, việc nấu cơm bằng nồi cơm điện hay nồi cơm điện công nghiệp với những quán cơm bình dân, nhà hàng, bếp ăn tập thể, bệnh viện, trường học, gia đình đông thành viên hoặc gia đình thường xuyên tiếp khách đãi tiệc… là rất bất tiện. Những loại nồi này có dung tích tối đa chỉ 50 lít, không thể phục vụ được trên 100 người. Vì vậy khi nấu nhiều, cơm cháy, cơm dính nồi là điều không thế tránh khỏi.
Lượng cơm dính nồi gây thất thoát 10 – 30%. Đây là một con số không hề kinh tế cho những người làm kinh doanh như quán cơm, nhà hàng, khách sạn, hay bếp ăn tập thể. Và cách nấu cơm không dính nồi tiến bộ nhất lúc này là sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp.
Tủ cơm công nghiệp hoạt động theo nguyên lý hấp cách thủy, làm chín gạo bằng hơi nước. Khi nấu, các khay đựng gạo bằng khay inox 304 chống dính sẽ được xếp xen kẽ trong tủ. Hơi nước bốc lên thẩm thấu vào từng hạt gạo. Cơm chín đều, nhanh mà không cần đảo vất vả như nồi điện truyền thống.
Ngoài chức năng nấu cơm, chiếc tủ này còn có thể hấp giò chả, hấp gà, hấp xôi… Thân tủ có lớp bảo ôn giữ nóng tới 3 – 5 giờ sau khi tắt điện. Đối với những bếp ăn công suất lớn, thì tủ nấu cơm công nghiệp chắc chắn là thiết bị không thể thiếu để giữ chân các thực khách rồi.
Chỉ với 30 – 40 phút, bạn sẽ có ngay một mẻ cơm ngon dẻo với khối lượng gạo lớn mà không bị thất thoát chất dinh dưỡng đã có trong hạt gạo. Tần suất hoạt động của mỗi mẻ nấu dao động khoảng từ 8 – 100kg (tùy kích thước tủ). Cam kết thành phẩm ra đời đều trên cả tuyệt vời. Quả là tiện ích phải không nào?
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ chi tiết nhất về 4+ cách nấu cơm không bị dính nồi. Cùng bắt tay vào thử nghiệm để có những buổi sum họp ấm cúng, ngon lành bên nhau. Chúc bạn thành công với 4 bí kíp nấu cơm không bị dính nồi Nguyên Khôi chia sẻ ở trên!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!