Bạn đã nghe thấy cái tên cây kim giao với rất nhiều các ứng dụng khác nhau như làm thuốc chữa bệnh, làm cây cảnh, làm đồ nội thất, làm đũa, đồ thủ công mỹ nghệ,… Vậy cây kim giao có đặc điểm bên ngoài như thế nào, phân bố ở đâu, nó thuộc nhóm mấy và gỗ có tốt không,… Hãy tìm hiểu cùng XHome để hiểu hơn nhé.
Cây kim giao
Cây kim giao có tên khoa học là Nageia fleuryi, tên gọi khác là kim giao núi đá, kim giao đá vôi, podocarpus fleuryi de laub. Đây là một loại cây thân gỗ lớn có nhiều chức năng được người Việt ưa thích như: Làm cây cảnh, cây phong thủy, cây lấy gỗ, làm thuốc chữa bệnh,… Chính vì vậy kim giao được xếp vào loại cây quý hiếm rất được ưa chuộng.
Cây kim giao tập trung nhiều ở một số nước Đông Nam Á và Đông Á như: Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Mianma, Campuchia,… Loài cây này phân bố ở nhiều nơi trên thế giới nhưng tập trung nhiều ở một số nước Đông Nam Á và Đông Á như: Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Mianma, Campuchia,… Tại Việt Nam: Kim giao phân bố ở các tỉnh Hòa Bình, Yên bái, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Nghệ An và một số tỉnh Tây Nguyên khác kéo tới Khánh Hòa – Bình Thuận,… Đặc điểm của loại cây này đó là ưa thích phát triển trên nền đá vôi chính vì vậy có cái tên kim giao núi đá (kim giao đá vôi). Ngoài ra loài cây này cũng có thể phát triển xen kẽ với nhiều cây gỗ quý khác như sến, táu, muồng đen,… thành một quần thể tự nhiên hoặc rừng trồng.
Khi đã trưởng thành, độ cao phổ biến từ 15 – 25m, thân cây tròn, thẳng, tán cây hình tháp(trụ) gần giống tán cây thông. Cành mọc ngang và thường rủ xuống do cành mềm dẻo không cứng và lá dày, nặng.
Lá cây hình bầu dục hoặc mũi mác tương tự như lá tre tuy nhiên tre mọc chùm và xòa dạng quạt còn là kim giao mọc đối xứng qua cành, dài khoảng 13 – 18cm, rộng 4 – 5cm. Ngoài ra lá còn có các đặc điểm khác như: Đuôi lá hình nêm và thường hơi vàng, cuống hẹp, ngắn. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực mọc thành nón, hoa cái mọc đơn lẻ, hạt kim giao to với đường kính khoảng 16mm và màu làm đậm.
Sinh thái
Kim giao thường phát triển trên nền đất cổ lâu năm đặc biệt là nền đá vôi, độ cao phổ biến là khoảng từ 500 – 1000m so với mặt nước biển tại các rừng thường xanh, lượng mưa trung bình năm khoảng 1500- 2500mm, cây ra hoa vào tháng 5 và nón chín vào tháng 11 – 12. Một số trường hợp đặc biệt tại Cát Bà, rừng quốc gia Cúc Phương, kim giao trồng xen kẽ với một số cây gỗ khác vẫn rất hiệu quả.
So với nhiều cây gỗ khác, kim giao khá đa năng và nhiều công dụng rất được ưa chuộng, dưới đây XHome xin liệt kê một số ứng dụng nổi bật của loại gỗ này đang được sử dụng. – Với đặc điểm gỗ kim giao màu trắng, sáng đẹp, bền, nhẹ, thớ mịn chính vì vậy rất được ưa thích để làm các loại đũa đẹp, sang trọng mà không quá nặng. Ngoài ra người ta còn sử dụng gỗ này làm đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ như: Vòng, hạt đeo tay, lục bình, giường, bàn ghế,… – Từ thời xa xưa, gỗ kim giao có tác dụng thử độc tính của đồ ăn, đồ uống, nếu tiếp xúc với độc tính dạng nước gỗ kim giao sẽ sủi bọt. Lá cây có tác dụng chữa ho ra máu, sưng cuống phổi, làm thuốc giải độc tính,.. – Làm cảnh
Với đặc điểm cây có tán đẹp, trước đây tại các đền thờ, các châu phủ, huyện nha, chợ, đường xá thường trồng loại cây này làm cảnh, lấy bóng mát. Hiện nay cây kim giao được sử dụng làm cây cảnh, tiểu cảnh phong thủy trong nhà, bàn làm việc rất được ưa thích.
Sự tích cây kim giao
Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ có một đôi trai gái yêu nhau thắm thiết và hẹn thề sẽ bên nhau suốt đời không chia lìa, chuyện tình của họ được ví trong như nước suối, sáng tựa trăng rằm. Người con trai tên Kim, người còn gái tên Giao cả hai đều thuộc gia đình nghèo khó nhưng rất lương thiện và tốt bụng, hai gia đình đã nhận lời thông gia.
Tuy nhiên sóng gió phương bắc nổi lên kéo theo lũ giặc tiến đến, quan lại khiếp sợ đầu hàng mặc cho chúng cướp bóc của cải và tàn phá làng quê nghèo khó. Chàng Kim quyết định cùng trai tráng trong làng gia nhập nghĩa quân chống lại giặc xâm lược tuy nhiên chàng đã bị bắt và tra tấn dã man. Vì thương nhớ người yêu và bị hành hạ, chàng lâm bệnh và qua đời, người dân và bạn tù thương chàng chung nghĩa, chung tình đã đem chàng chôn giữa rừng cạnh một dòng suối.
Nàng Giao thương nhớ người yêu mặc dù nhiều trai tráng trong làng hỏi cưới, do quá lâu bạt vô âm tín người yêu, nàng xin phép cha mẹ quyết định lên đường tìm chàng Kim. Để tránh tai mắt trộm cướp, quan lại nàng đã phải đóng giả ăn xin vừa đi vừa hỏi đường, sau nhiều tháng ngày vất vả nàng đã tìm đến nơi chàng Kim bị giam cầm. Tuy nhiên nàng đã rất sốc khi nghe tin chàng đã chết, tê tái cõi lòng nhưng vẫn cố hỏi và bước tới bên mộ chàng, nàng thương tiếc khóc thương ngày đêm đến khi kiệt sức mà chết. Người dân thương tình cảm sâu đậm giữa hai người đã chôn nàng bên cạnh chàng Kim để hai người được gần nhau. Một thời gian sau giữa hai nấm mộ mọc lên một loại cây lạ mà chưa ai từng nhìn thấy trước đó, người ta đồn thổi rằng khi đêm về từng cơn gió thôi qua tán cây vọng ra một tiếc ai oán nghe buồn vô cùng. Quan lại trong làng nghe vậy tức giận nghĩ là cây có ma liền sai quân lính chặn bỏ, tuy nhiên trong lúc đứng xem chặt cây ông ta bị nhựa bắn vào mắt mà mù cả hai. Còn cây cũ chẳng mấy chốc lại bật trồi và xanh tốt như trước, từ đó dân làng cho đây là cây thiêng không ai dám chặt bỏ. Ngoài ra cây có rất nhiều các đặc tính của thuốc quý như khi bị ho lấy lá sắc làm nước uống, khi bị cảm lấy lá đun nước sông hơi đều khỏi bệnh, đũa làm từ gỗ cây khi bị dính đồ ăn có độc tố liền sủi bọt. Từ đó người dân coi loại cây này như một cây quý và đặt tên nó là Kim Giao tưởng nhớ cặp đôi được coi như hòa làm một và tạo nên loại cây này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!