Hướng dẫn chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu, luật cờ tướng

Cờ tướng là gì?

Cờ tướng (Tiếng Trung: 象棋), hay còn gọi là cờ Trung Hoa (Tiếng Trung: 中國象棋), là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người. Đây là loại cờ phổ biến nhất tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Singapore và nằm trong cùng một thể loại cờ với cờ vua, shogi, janggi.

Trò chơi này mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, với mục tiêu là bắt được Tướng của đối phương. Các đặc điểm khác biệt của cờ tướng so với các trò chơi cùng họ là: các quân đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, quân Pháo phải nhảy qua 1 quân khi ăn quân, các khái niệm sông và cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và Tượng.

Bàn cờ và quân cờ tướng

Bàn cờ là hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo.

ban-co-tuong
ban-co-tuong

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen (hoặc Xanh). Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen (Xanh) được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có 32 quân cờ chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen (Xanh), gồm bảy loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:

quan-co-tuong

Luật cờ tướng

Quân cờ được di chuyển theo luật sau:

  • Tướng: Đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn luôn phải ở trong phạm vi cung và không được ra ngoài. “Cung” tức là hình vuông 3×3 được đánh dấu bởi lằng chéo hình chử X.
  • Sĩ: Đi xéo 1 ô mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như con Tướng.
  • Tượng: Đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước đi. Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang nữa bàn cờ của đối phương. Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
  • Xe: Đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.
  • Mã: Đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi. Nếu có quân nằm ngay bên cạnh mã và cản đường ngang 2 (hay đường dọc 2), mã bị cản không được đi đường đó.
  • Pháo: Đi ngang và dọc giống như xe. Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân, pháo phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ chổ đi đến chổ đến phải không có quân cản.
  • Chuột: (hay Tốt) đi một ô mỗi nước. Nếu chuột chưa vượt qua sông, nó chỉ có thể đi thẳng tiến. Khi đã vượt sông rồi, chuột có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.
  • Ăn quân: Khi quân di chuyển đến 1 vị trí giử bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
  • Chống tướng: Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không hợp lệ.
  • An toàn của tướng: Sau 1 nước đi, tướng của phe đi không được để quân đối phương ăn ngay trong nước tiếp. Những nước để tướng không an toàn là không hợp lệ.

Kết thúc trận đấu: Ván cờ kết thúc khi một trong những tình huống sau

  • Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt tướng), và đối thủ không có khả năng đở, bên chiếu tướng thắng.
  • Hết nước đi: Nếu bên tới phiên đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị thua.
  • Sau 120 nước đi của cả 2 bên, mà ko có quân nào bị ăn thì hòa nhau.
  • Cấm chiếu tướng liên tục 10 lần
  • Ăn quân: Khi quân di chuyển đến 1 vị trí được giữ bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
  • Chống Tướng: Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không hợp lệ.
  • Tổng thời gian toàn trận đấu: nếu để hết giờ trước đối thủ người chơi sẽ bị xử thua!
  • Thời gian cho một lượt đánh: mỗi lượt đánh sẽ có tối đa là 1 phút. Nếu để hết giờ mà không đánh một quân cờ người chơi sẽ bị xử thua!

Các giai đoạn của một ván cờ

Người ta thường chia ván cờ ra làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.

Khai cuộc

Thường khai cuộc được tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Các nghiên cứu mới cho biết khai cuộc đóng góp rất quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc đóng góp 30% mỗi giai đoạn.

Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có thể chia khai cuộc thành hai loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.

Khai cuộc Pháo đầu

Tên của các khai cuộc được đặt tuỳ theo cách đi của bên đi sau, chỉ nêu vài loại chính:

  • Thuận Pháo
  • Nghịch Pháo
  • Bình phong mã
  • Đơn đề mã
  • Tam bộ hổ
  • Điệp pháo
  • Uyên ương pháo
  • Quy bối pháo
  • Thiên phong pháo

Khai cuộc không Pháo đầu

  • Tiên nhân chỉ lộ
  • Khởi mã cuộc
  • Phi tượng cuộc
  • Quá cung pháo
  • Sĩ giác pháo
  • Liễm pháo
  • Khởi sĩ cuộc
  • Tuần hà pháo
  • Thiệt hoạt xa

Trung cuộc

Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu “trăm hoa đua nở” nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:

  • Bắt đôi: cùng một lúc đuổi bắt hai quân.
  • Nội kích: đánh từ phía trong.
  • Kích thẳng vào Tướng.
  • Tả hữu giáp công: kích vào cả hai cánh cùng một lúc.
  • Chiếu tướng bắt quân.
  • Điệu hổ ly sơn: làm cho một quân hay Tướng phải rời vị trí của nó.
  • Dẫn dụ: đây là đòn thu hút quân đối phương đến vị trí dễ bị công kích hoặc bị vây hãm, sau đó kết hợp với chiến thuật bịt chắn lối đi, đường rút của đối phương.
  • Tạo ách tắc: dùng chiến thuật thí quân để gây ách tắc, hết đường cựa của đối phương.
  • Ngăn trở, chia cắt: đòn này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các quân bị cắt đứt.
  • Khống chế: chiến thuật này ngằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối phương.
  • Dịch chuyển: chiến thuật này chú ý đến sự linh hoạt của các quân.
  • Bao vây.
  • Trợ sức: các quân trợ sức cho nhau để cùng chiếu.
  • Vu hồi: đánh vòng từ phía sau.
  • Qua lại: chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát.
  • Quấy nhiễu.
  • Vây điểm diệt viện: vây chặt quân nào đó của đối phương rồi đánh quân tới cứu viện.
  • Nước đợi chờ: đi nước không có tác dụng để nhường đối phương, làm đối phương hết nước đi mà thua cờ.
  • Giam quân: khi một bên đang trong tình thế nguy hiểm, nhưng sử dụng một nước khéo léo giam quân mạnh của đối phương (có thể dùng cách thí quân), sau đó dùng các quân còn lại để gỡ bí.
  • Vừa đỡ vừa chiếu lại.
  • Vừa đỡ vừa trả đòn.

Trung tàn

Trung tàn là giai đoạn giữa Trung cuộc sắp chuyển sang giai đoạn Tàn cuộc, ở giai đoạn này hai bên thường bị mất một hoặc hai xe, khi hai người chơi đều đổi cả hai quân xe thì các kỳ thủ thường gọi vui là Cờ đi bộ vì khi đó ván cờ sẽ chơi theo đường dài.

Tàn cuộc

Tàn cuộc là giai đoạn tổng số quân cờ, đặc biệt là quân tấn công (Xe, Pháo, Mã, Tốt) cả hai bên còn rất ít. Tàn cuộc chia làm ba loại,

  • Cờ tàn thực dụng loại cờ tàn mà thắng thua được các chuyên gia nghiên cứu và giải thích rõ ràng,
  • Cờ tàn thực chiến loài này đa biến phức tạp và thắng thua khó có thể phân định được rõ ràng,
  • Cờ tàn nghệ thuật loài này được gọi là Cờ thế nó cũng được coi là cờ tàn nhưng được sắp xếp các quân cờ thành những dạng độc đáo và thường có tính chất nghệ thuật cao.

Sát cuộc

Sát cuộc là một giai đoán kết thúc của ván cờ, khi người chơi sử dụng một hoặc nhiều quân để chiếu hết (chiếu bí) tướng của đối phương.