Cắt mí ăn ốc được không? Cần kiêng trong bao lâu?

I- Cắt mí ăn ốc được không?

Cắt mí không được ăn ốc, vì ốc là thực phẩm có đặc tính hàn và tanh, làm cản trở sự hồi phục của vết thương, dễ gây phản ứng histamin – ngứa ngáy, dị ứng.

Đặc biệt sau khi vừa trải qua tiểu phẫu cắt mí, ăn ốc sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ viêm nhiễm, mưng mủ. Bạn khó tránh khỏi đau nhức mắt, sưng bầm kéo dài nhiều ngày.

Những phản ứng bất thường xảy ra sau khi cắt mí thường làm cho đường mí khó vào form cân đối, mô da tổn thương sâu và dễ bị sẹo xấu.

Đa phần khi chế biến món ốc đều phải thêm các gia vị cay như: sả, tỏi, ớt, gừng… nên dễ làm cản trở sự tái tạo tế bào, ngăn đông máu, dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Hơn nữa, người có cơ địa nhạy cảm sau khi ăn các món ốc dễ bị đau bụng, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng xấu tới quá trình chữa lành vết thương trên mắt.

Nếu vô tình ăn ốc ngay khi vừa cắt chỉnh mí, bạn phải theo dõi phản ứng và kịp thời tìm đến bác sĩ để dùng thuốc chữa trị phù hợp, tránh làm kéo dài thời gian hồi phục.

Tóm lại, bạn cần kiêng ăn ốc cho tới khi nếp mí hoàn toàn ổn định, tránh làm phát sinh biến chứng không mong muốn.

II- Cắt mí xong nên kiêng ăn ốc bao lâu?

Các bác sĩ thẩm mỹ mắt thường khuyến cáo khách hàng kiêng ăn ốc trong vòng 1-2 tháng, khi mí mắt không còn các dấu hiệu sưng, đau, bầm….

Mặc dù với sự phát triển của công nghệ cắt mí hiện đại ngày nay, bạn không cần tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng nhưng vẫn phải chú ý cẩn thận trong ăn uống.

Ngay cả khi vết thương được cắt chỉ, mô sẹo đã liền lại, bạn cũng cần tránh xa các món ốc để ngăn ngừa vết sẹo trồi đầy lên trên, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

Trên thực tế, mỗi khách hàng có cơ địa khác nhau, thời gian ăn kiêng cũng không giống nhau. Bạn nên hiểu rõ về sức khỏe của mình trước khi ngừng kiêng khem.

III- Ngoài ốc ra, các loại thủy sản khác có ăn được không?

Hầu hết các loại thủy sản đều thuộc nhóm thực phẩm hàn và tanh, đặc biệt là loại có vỏ cứng càng dễ gây ra phản ứng giải phóng histamin làm vết thương ngứa ngáy.

Sau khi cắt mí xong, bạn phải hết sức cẩn trọng khi lên thực đơn dinh dưỡng và cần tránh xa món ăn chế biến từ hải sản.

1- Có nên ăn cua đồng không?

Cua vốn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều khoáng chất như canxi, magie, sắt… giúp ích cho sự phát triển của hệ cơ xương.

Nhưng đối với người vừa cắt mí, trên da có vết thương hở nên ăn cua sẽ gây dị ứng, viêm nhiễm, chảy mủ… Bạn sẽ thấy nếp mí luôn căng tức và mẩn đỏ, không thể cử động bình thường.

Mặt khác, lượng đạm cao trong món cua đồng sẽ kích thích sự tăng sinh quá mức của collagen, trở thành tác nhân chính khiến cho mí mắt có sẹo lồi.

Bạn nên kiêng ăn cua trong khoảng 15 ngày sau phẫu thuật chỉnh mí, không nên nạp quá 500gr/bữa nhằm tránh để lại tác dụng phụ, tổn hại đến hệ tiêu hóa.

2- Con ngao có thể ăn không?

Ngao là loài hải sản giàu vitamin C, có khả năng củng cố sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Tuy nhiên, người vừa mới cắt mí xong thường rất nhạy cảm với loại protein “lạ” có trong ngao.

Vì thế, nếu bạn ăn ngao khi nếp mí chưa hồi phục hoàn toàn thì rất dễ để lại sẹo lồi và vết thâm. Thời gian liền lại của mô sẹo lâu hơn so với bình thường, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Tương tự như ốc, bạn cũng phải kiêng ngao trong vòng 1-2 tháng. Không nên vội vàng “buông thả” thói quen ăn uống khiến cho sức khỏe bị tổn hại.

Khi đã được ăn ngao trở lại, bạn nên chọn cách chế biến ít dầu mỡ như luộc, hấp… để giảm tích tụ chất béo quanh mắt, đảm bảo nếp mí mắt ổn định.

3- Cắt mí có ăn cá được không?

Cá không nằm trong nhóm hải sản có vỏ nên khả năng gây ra dị ứng là thấp hơn. Bạn có thể ăn cá sau 7 ngày cắt mí để bổ sung dinh dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều vì đây vẫn là một món đồ tanh.

Cách tốt nhất là bạn ăn 1-2 khúc cá, hoặc 200gr/bữa và chế biến 1-2 bữa/tuần, chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể.

Các chuyên gia khuyến khích khách hàng chọn loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá tuyết… Bạn không nên ăn cá khô vì dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, lại không đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, các món cũng nằm trong “danh sách đen” cần phải kiêng là:

  • Thực phẩm dễ gây sẹo, vết thâm: thịt bò, thịt dê, trứng gà, rau muống…
  • Thực phẩm gây nóng trong, chảy mủ: đồ nếp, thịt gà, món ăn cay, món mặn, dầu mỡ…
  • Các loại thức uống có hại: bia rượu, cà phê, nước dừa, nước ép rau má… và chất kích thích khác.

Cắt mí ăn ốc được không? Sau khi đọc bài viết, chắc hẳn bạn đã giải quyết được vấn đề băn khoăn của mình. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để sớm sở hữu đôi mắt 2 mí rõ nét, trẻ trung tươi mới.