1. Quy trình tắm cho trẻ sơ sinh
1.1. Massage cho bé chống táo bón, giảm vàng da và kích thích vận động bé
Đầu tiên, các mẹ cần massage cho bé chống táo bón, giảm vàng da và kích thích vận động cho bé. Cho bé nằm úp và dùng hai bàn tay vuốt dọc theo hướng từ đầu đến lưng bé. Thực hiện động tác này khoảng 20 lần. Sau đó, bạn cho em bé nằm ngửa và thực hiện xoa bụng theo hướng từ phải sang trái.
Tiếp đó, bạn sẽ thực hiện xoa nhẹ nhàng vùng quanh rốn của bé. Bạn thực hiện bằng cách để hai ngón trỏ và giữa cạnh rốn của bé và thực hiện xoay vòng nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại với lực ấn nhẹ nhàng. Đây là bước đầu tiên để tắm bé sơ sinh tại nhà.
Bước đầu tiên cần làm khi tắm bé sơ sinh tại nhà là massage cho bé.
1.2. Rửa mặt
Bước thứ hai trong quy trình tắm trẻ sơ sinh là rửa mặt cho bé. Bạn cần dùng gạc ẩm lau mắt bé, mặt và tai. Khi lau mắt, bạn sẽ thực hiện từ trong ra ngoài. Sau đó, bạn cần dùng gạc ẩm lau mặt và tai sao cho nhẹ nhàng.
1.3. Gội đầu
Bước thứ ba là bạn thực hiện gội đầu cho bé. Hãy chú ý đừng để dầu gội đầu vào mắt bé. Loại dầu gội sử dụng cần đảm bảo an toàn và không kích ứng cho trẻ sơ sinh. Bạn nên tham khảo top 10 dầu gội an toàn dịu nhẹ cho trẻ sơ sinh được nhiều bà mẹ trên toàn thế giới tin dùng hiện nay.
1.4. Tắm cho bé theo quy chuẩn của bộ y tế
Bạn cần dùng gạc tẩm dung dịch vệ sinh lượt lượt các bộ phận: đầu, cổ, tay, nách, bụng, lưng, bẹn, đùi, chân và cuối cùng là mông. Sau đó, bạn đặt bé nhẹ nhàng vào bồn tắm. Người tắm cần dùng cánh tay trái nâng đỡ cổ và vai, dùng bàn tay phải giữ mông và đùi của trẻ. Hãy giữ đầu bé trên mặt nước.
Bố mẹ cần làm sạch từ đầu, cổ, nách, tay, ngực, bụng, bẹn, bộ sinh dục ngoài đùi đến hai chân. Khi tắm cho bé, bạn cần để ý chỗ nếp gấp da. Tiếp theo đó, bạn cần nhẹ nhàng lật úp bé để tắm lưng. Sau đó, bạn đưa bé ra khỏi bồn và đặt bé nhẹ nhàng xuống để lau khô, chú ý các lớp gấp nếp. Sau đó, người tắm cần mặc áo để giữ ấm cho bé.
1.5. Vệ sinh rốn cho trẻ
Đây là bộ phận hết sức nhạy cảm. Bạn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch có trong bộ vệ sinh rốn. Tiến hành vệ sinh rốn bằng tăm bông vô khuẩn và cồn 70 độ. Dùng 2 ngón tay cố định và banh chân rốn của bé. Vệ sinh chân rốn từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Hãy quan sát màu sắc và dịch tiết và mùi tại rốn của bé. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé khám sức khỏe tại các cơ sở y tế chất lượng ngay lập tức.
1.6. Chăm sóc tai , mắt, mũi
Chăm sóc tai cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo lau sạch vành tai bên ngoài ngoài với tăm bông. Chú ý không được đưa vào sâu trong lỗ tai. Đối với chăm sóc mắt, người tắm cần dùng 2 miếng gạc vô trùng đặt 2 bên mắt và nhỏ từ 1 đến 2 giọt dung dịch rửa mắt cho bé. Tương tự, bạn cần dùng tăm bông và dung dịch rửa mũi để vệ sinh mũi cho bé. Hãy chú ý không đưa tăm bông vào sâu mũi của bé, điều này có thể gây tổn thương mũi của bé.
Tắm cho con đúng theo quy chuẩn Bộ Y Tế .
2. Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh tại nhà
2.1 Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh
Để tắm bé sơ sinh tại nhà, bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi tắm cho con về đầy đủ các mặt như chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị cho bé và chuẩn bị nơi tắm.
Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tắm. Bao gồm: cồn, chậu tắm chất lượng an toàn, chống trơn trượt, khăn xô, nước tắm cho trẻ sơ sinh, nhiệt độ thích hợp để tắm cho trẻ sơ sinh.
Sau đó, trước khi tắm cho bé bằng nước, bạn cần mát-xa cho bé để bé vận động cơ thể, không bị cảm lạnh. Cuối cùng, nơi bạn tắm cho bé cần cần phải kín gió và có đèn sưởi trong thời tiết lạnh. Điều này là hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe con yêu.
2.2 Các bước tắm cho trẻ sơ sinh
Các bước tắm trẻ sơ sinh đúng cách cần tuân thủ việc rửa tay sạch sẽ, nước đủ ấm. Bạn có thể sử dụng nước lá hoặc sữa tắm. Thao tác tắm cần nhanh gọn với thời gian chỉ từ 4 đến 5 phút đồng hồ. Người tắm có thể tắm thả hay tắm từng phần cho trẻ. Cụ thể:
Bước 1 là bước cởi quần áo cũng như tã lót của em bé. Sau đó, người tắm sẽ thực hiện mát-xa làm nóng người cho trẻ và dùng cồn 70 độ cùng tăm bông vệ sinh rốn cho bé.
Tiếp theo bước thứ 2 là bước tắm. Nếu tắm thả cho trẻ, bạn cần đến hai loại chậu: chậu tắm, chậu tráng. Tắm thả theo thứ tự cổ, hõm nách, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi và mông, bàn chân, bộ phận sinh dục, hậu môn. Sau đó, tráng người cho bé bên chậu tráng và lau khô người, mặc quần áo, quấn tã. Sau đó, người tắm mới thực hiện gội đầu và lau vùng tai cho em bé.
Nếu bạn nên thực hiện tắm từng phần cho bé hay bị ốm, yếu hoặc thời tiết đang quá lạnh. Đầu tiên, bạn lau mặt cho bé từ khóe mắt rồi chuyển sang vành tại cổ, hõm nách. Sau đó, bạn lau lòng bàn tay của bé, tiếp đó là lau ngực, bụng, lưng, đùi, mông, bàn chân.
Tiếp đến, bạn cần sử dụng gạc mềm để lau bộ phận sinh dụng ngoài của bé và phần hậu môn. Chú ý rằng không được làm ướt phần rốn đã vệ sinh ở bước 1. Sau khi lau xong, bạn cần làm khô cho bé và mặc quần áo và quấn tã cho bé. Đừng quên ủ ấm cho bé. Cuối cùng, bạn mới gội đầu cho con yêu.
Bước số 3 trong tắm bé sơ sinh tại nhà là bước bạn cần chăm sóc mắt của con yêu bằng gạc sạch được làm ẩm bằng dung dịch vệ sinh mắt cho bé. Mỗi bên mắt cần được dùng riêng gạc. Bước này cần được thực hiện hàng ngày để chống nhiễm khuẩn mắt cho con yêu.
Chuẩn bị đồ trước khi tắm cho trẻ sơ sinh thật kỹ lưỡng.
3. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
3.1 Quá trình tắm cho trẻ sơ sinh
Quá trình tắm bé sơ sinh tại nhà cần tuân thủ nguyên tắc như tắm theo từng phần bắt đầu từ vùng sạch cho đến vùng dơ, nhiệt độ phòng phải đủ ấm và cần đánh giá tình trạng của em bé trước và sau khi đưa đi tắm. Khi tắm, bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng các dụng cụ cần thiết vì nếu thiếu thời gian tắm của bé sẽ bị kéo dài do đi tìm bổ sung thêm đồ dùng. Và điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của em bé.
Thêm nữa, khi tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà, mọi người cần phải chú ý thời gian tắm cho trẻ thật phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho trẻ. Khi gội đầu cho con, bạn cần xoa nhẹ nhàng và thật chú ý phần thóp của bé chưa đóng. Không nên cố gắng lấy chất bã nằm trên thóp của em bé. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục của các bé, bạn chú ý không cố gắng lấy hết các chất bẩn vì hành động này có thể làm tổn thương trẻ.
Khi vệ sinh vùng rốn, bạn cần quan sát tình trạng phần này. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn không cọ mạnh vào da của trẻ và theo dõi các dấu hiệu của trẻ để có thể ngay lập tức đưa đi bác sĩ kịp thời.
3.2 An toàn khi tắm cho trẻ sơ sinh
Để bảo đảm an toàn khi tắm cho trẻ sơ sinh, mọi người cần chú ý chỉ tắm cho trẻ khi đã đạt trên 24 tiếng tuổi và khi thân nhiệt của trẻ đã ở mức ổn định từ 36,8 độ C đến 37,2 độ C. Khi tắm cho trẻ cần hết sức cẩn thận tư thế để tránh trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm và trẻ sơ sinh tắm bị sặc nước.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi tắm bé sơ sinh tại nhà, các gia đình cần chú ý không để em bé một mình bên trong thau nước. Và mực nước trong chậu không được quá hông của bé. Người tắm cho trẻ cần hết sức tập trung và không làm việc riêng trong suốt quá trình tắm.
Để tránh những kích ứng không mong muốn, khi pha nước cho con phải đảm bảo nhiệt độ phù hợp và thử nước trước khi cho con tắm. Thời gian tắm cho bé cần nhanh chóng và cần được lau khô ngay lập tức. Các chậu tắm cần được vệ sinh sạch sẽ.
Lưu ý trong quá trình tắm trẻ sơ sinh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!