Cách đọc bản vẽ xây dựng đầu tiên các bạn cần hiểu rõ thế nào là bản vẽ xây dựng cũng như các khái niệm về các loại bản vẽ xây dựng phối hợp với nhau như thế nào trong một công trình, từ đó có khái niệm tổng quát về bản vẽ xây dựng để có thể đọc được bản vẽ xây dựng. Dưới đây Nội thất My House hướng dẫn tất tần tật cách đọc bản vẽ xây hiện nay. Mời bạn tham khảo qua.
Bản vẽ xây dựng là gì?
+ Là bản vẽ kỹ thuật (BVKT) được ứng dụng trong các công trình xây dựng.
+ Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng công trình.
Có những loại bản vẽ nào trong giai đoạn thiết kế sơ bộ ngôi nhà?
+ Mặt bằng tổng thể.
+ Mặt bằng.
+ Mặt đứng.
+ Mặt cắt.
Mặt bằng tổng thể
- Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
- Thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường đi cây xanh .
- Sự quy hoạch của khu đất.
- Có mũi tên chỉ hướng bắc để định hướng.
Mặt bằng
- Là hình cắt bằng của ngôi nhà.
- Mặt phẳng cắt đi qua cửa sổ.
- Không biểu diễn phần khuất.
- Thể hiện vị trí kích thước của tường, vách ngăn cầu thang .
- Cách bố trí các phòng, thết bị, đồ đạc.
- Có từng mặt cắt riêng từng tầng
Xem thêm:
#1 Tải file cad +30 Mẫu mặt bằng nhà phố đẹp hiện đại mới 2022
Mặt đứng
- Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà.
- Có thể là hình chiếu đứng hoặc hình chiếu cạnh của ngôi nhà.
- Không thể hiện phần khuất.
- Thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.
Mặt cắt
- Là hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
- Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà.
- Kích thước của cửa đi, cửa sổ.
- Kích thước của cầu thang, tường, sàn, mái, móng .
- Kích thước của căc tầng
Bản vẽ mặt bằng các tầng
- Mặt bằng là hình chiếu của 1 tầng ngôi nhà lên mặt phẳng (phần này thường cao 1m so với cao độ tầng nhà đó).
- Phần mặt bằng dùng để bố trí các vật dụng và chia vùng các phòng, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.
Bản vẽ các mặt đứng
- Mặt đứng là bản vẽ nhìn vuông góc với công trình. Nhìn tổng thể theo góc độ thẳng đứng ta thấy được chiều cao, vật tư một cách chi tiết, cửa đi, cửa sổ, ban công, mái nhà.
- Tính thẩm mỹ của ngôi nhà qua cách bố trí cây xanh, bồn hoa, vị trí ốp gạch, hoa văn…
Bản vẽ mặt cắt
- Là cách xem bản vẽ xây dựng nhìn từ trên xuống cắt ngang qua ngôi nhà (vuông góc thẳng đứng với mặt đất). Mặt cắt thể hiện được không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, số tầng, chiều cao các tầng, các ô cửa, kích thước tường, độ cao dầm, độ dày sàn, cấu tạo vì kèo, sàn mái, cầu thang, vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.
Bản vẽ phối cảnh
Là bản vẽ hình chiếu 3D phối màu, phong cảnh ngoại thất cho ngôi nhà giúp chủ nhà hình dung ra chất liệu , màu sắc, khung cảnh thực tế cho ngôi nhà.
Các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng
Để hiểu được cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản chúng ta phải nắm bắt được phần kí hiệu trong bản vẽ xây dựng sau đó các bạn mới có thể đọc được nhé. Chính vì thế chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng nhà ở để các bạn tham khảo trước.
Kí hiệu bản vẽ các nét trong bản vẽ
Để có cách xem bản vẽ thiết kế xây dựng thì quý vị cần lưu ý khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:
- Nét liền đậm (đường bao thấy, cạnh thấy)
- Nét đứt (đường bao khuất, cạnh khuất)
- Nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)
- Nét chấm gạch mảnh (đường tâm, trục đối xứng)
- Nét liền mảnh (đường kích thước)
Quy định kích thước trong bản vẽ thiết kế nhà
Để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng chuẩn, chúng tôi chia sẻ với quý vị một số quy định chung về cách ghi kích thước trên bản vẽ:
- Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn
- Đơn vị đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thước
- Đơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau con số kích thước
- Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Để có cách đọc bản vẽ xây dựng nhanh nhất bạn phải nắm rõ các ký hiệu trong từng bản vẽ. Vì vậy chúng tôi giới thiệu với các bạn một số ký hiệu thông dụng
Trình tự cách đọc bản vẽ thiết kế nhà
Khi nhận được hồ sơ thiết kế ngôi nhà của gia đình mình, không ít gia chủ băn khoăn về hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà sao cho đúng và chính xác nhất, để tránh những sai sót trong quá trình thi công xây dựng.
- Các bạn cần đọc bản vẽ tổng mặt bằng trước tiên. Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng để biết mối liên hệ giữa các hạng mục trong ngôi nhà với nhau và với không gian cảnh quan xung quanh.
- Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đơn giản hơn nếu bạn đọc lần lượt các bản vẽ mặt bằng, nếu là biệt thự cao tầng thì đọc bản vẽ mặt bằng tầng 1 rồi tới tầng 2,… để xem bố trí các khu chức năng bên trong ngôi nhà như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng thờ, khu hành lang, cầu thang, cửa chính, cửa phụ,…
- Tiếp theo bạn nên đọc các bản vẽ phối cảnh để có thể dễ dàng hình dung về tổng thể ngôi nhà của gia đình mình trong tương lai.
- Bước thứ ba là đọc bản vẽ mặt đứng để có thể sơ bộ tưởng tượng ra hình dáng kiến trúc bên ngoài của công trình
- Tiếp theo cách đọc bản vẽ thiết kế nhà là đọc bản vẽ mặt cắt để hiểu rõ hơn không gian mỗi tầng bên trong ngôi nhà mình.
- Cuối cùng không thể thiếu trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đó là bản vẽ kết cấu. Bạn nên lưu ý các thông số của một số bộ phận chủ yếu trong ngôi nhà như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, hành lang, các loại cửa, bậc cửa,…
Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà
Phần kiến trúc bao gồm: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt là các bản vẽ chính và các chi tiết kiến trúc khác như bản vẽ chi tiết thang, chi tiết vệ sinh, cửa đi, cửa sổ,..
Bản vẽ mặt bằng
Gồm mặt bằng công năng thể hiện cách bố trí phong, bố trí đồ đạc nội thất, cửa chính, cửa phụ,…Và mặt bằng tường xây chủ yếu là ghi các kích thước dài rộng của tường, cửa đi, cửa sổ … đê thi công.
Bản vẽ mặt đứng
Đối với các công trình kiến trúc thì mặt đứng là hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà.
Bản vẽ mặt cắt
Là mặt phẳng cắt tưởng tượng thẳng đứng song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt ngang qua không gian trống của ngôi nhà. Mặt cắt giúp bạn hình dung các phần không gian bên trong ngôi nhà mà nó cắt qua, chiều cao cửa đi, cửa sổ, tường, dầm, sàn,…
Cách đọc bản vẽ móng trong nhà ở
Đây là chi tiết của phần móng, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện 5 chi tiết, 5 mặt cắt của các loại móng như sau:
- Mặt cắt móng băng
- Chi tiết cổ móng
- Mặt cắt tường móng
- Mặt cắt dầm chân thang
- Chi tiết móng đơn
Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng
Các bạn nhìn bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ nhìn thấy cao độ của móng là 600 trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm.
Được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới. Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm.
Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông.
Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng
Phần cổ móng này thường có trong móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè. Cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là 150mm
Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng
Mặt cắt tường móng này thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên (cho móng cốc) và xây tường 220 cao tới cốt không sẽ đổ giằng bê tông chống thấm. Và thông thường xây dưới cốt không chúng ta nên xây gạch đặc để chống thấm tốt hơn.
Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang
Đây là phần đế của thang sau khi bạn làm móng xong thì chúng ta bắt đầu làm thang nhé. Phần này thể hiện có lót bằng bê tông mác 100, xây gạch đặc đỡ và có dầm liên kết với thang bằng 4 thanh sắt phi 16, 2 trên 2 dưới và đai sắt bằng sắt 6 cách nhau 15cm. Chiều dài và số lượng của dầm chân thang được thể hiện và ghi rất rõ ràng trong bản vẽ.
Cách đọc bản vẽ chi tiết móng đơn
Chi tiết móng đơn cũng không quá khó, thể hiện rất rõ ràng chiều rộng, chiều dài của móng, số lượng sắt cột là 4 thanh phi 18, đáy được đan bằng sắt phi 12 khoảng cách mỗi thanh là 17cm. Trong phần chi tiết dưới thì có thể hiện vị trí dầm liên kết vào móng nữa nhé.
Cách đọc bản vẽ kết cấu nhà
Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà phần kết cấu đúng cần lưu ý tới nét vẽ dùng trên bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép:
- Cốt chịu lực vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s)
- Cốt phân bố, cốt đai vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s)
- đường bao quanh cấu kiện vẽ bằng nét liền mảnh (3s)
Để thấy rõ cách bố trí cốt thép, ngoài hình chiếu chính người ta dùng các mặt cắt ở vị trí khác nhau, sao cho mỗi thanh cốt thép được thể hiện trên đó ít nhất một lần. Trên mặt cắt không ghi ký hiệu vật liệu.
Trên hình biểu diễn chính và trên các mặt cắt, các thanh thép đều được ghi số ký hiệu và chú thích như hình vẽ chúng tôi chia sẻ với bạn. Số ký hiệu được ghi trong vòng tròn đường từ 7-10mm. Số ký hiệu trên hình biểu diễn chính, hình cắt, hình khai triển cốt thép và bảng kê vật liệu phải như nhau.
- Con số ghi trước ký hiệu φ chỉ số lượng thanh thép. Nếu chỉ dùng một thanh thì không cần ghi
- ở dưới đoạn đường dóng nằm ngang, con số đứng sau chữ L chỉ chiều dài thanh thép kể cả đoạn uốn móc ở đầu nếu có. Con số đứng sau chữ a chỉ khoảng cách giữa hai trục thanh thép kế tiếp cùng loại.
- Chỉ cần ghi đầy đủ đường kính, chiều dài…của thanh thép tại hình biểu diễn nào gặp thanh cốt thép đó lần đầu tiên. Các lần sau gặp lại, những thanh cốt thép đó chỉ cần ghi số ký hiệu mà thôi.
Cách đọc bản vẽ kết cấu thép xây dựng như sau:
- Trước tiên phải xem bố trí cốt thép trên hình chiếu chính. Căn cứ vào số hiệu của thanh thép, tìm vị trí của chúng trên các mặt cắt để biết vị trí cốt thép ở các đoạn khác nhau của kết cấu.
- Muốn biết chi tiết thì xem thêm hình khai triển của cốt thép, hay hình dạng của cốt thép trong bảng kê.
- Các mặt cắt nên bố trí gần hình chiếu chính. Nếu mặt cắt vẽ theo một tỉ lệ khác với tỉ lệ của hình chiếu chính thì cần ghi rõ tỷ lệ của mặt cắt đó.
- Thường bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50, 1:100. Các bản vẽ kết cấu thường vẽ theo tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50 so với kích thước thực tế.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến cách đọc bản vẽ xây dựng, cũng như một số bản vẽ công trình chi tiết nhất. Để tham khảo nhiều bản vẽ thiết kế nội thất hơn bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được đội ngũ KTS tư vấn chi tiết nhất.
Cập nhật lần cuối vào 03/08/2022 by admin
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!