Hôi miệng là một vấn đề nhạy cảm và cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng không tốt. Do đó, Đẹp365 sẽ chia sẻ với các nàng về 20 cách chữa hôi miệng dân gian cực kỳ an toàn và hiệu quả.
Biểu hiện của bệnh hôi miệng
Bệnh hôi miệng được hiểu đơn giản là có mùi khó chịu phát ra từ miệng. Chứng hôi miệng có thể thỉnh thoảng mới xảy ra, hoặc trở thành bệnh mãn tính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ khoảng 4 người thì có 1 người mắc chứng hôi miệng. Đây được xem là vấn đề phổ biến. Nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như giao tiếp trong cuộc sống của nhiều người.
Các nàng có biết nguyên nhân gây ra hôi miệng?
Để trị dứt điểm, bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Nguyên nhân đầu tiên có thể là do các bệnh nhiễm trùng ở miệng. Các bệnh thường gặp đó là viêm nha chu, áp xe răng miệng… Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng cũng dễ gây hôi miệng. Chứng khô miệng cũng góp phần gây sâu răng, hôi miệng.
Những tác động gây hôi miệng khác đến từ các bệnh về gan, thận và dạ dày. Đó là lí do vì sao khi ợ hơi, bạn sẽ cảm nhận mùi hôi từ dạ dày bốc ra miệng. Thêm vào đó, nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn nặng mùi, nhiều dầu mỡ hoặc uống thức uống có cồn và hút thuốc, hơi thở bạn cũng sẽ có mùi hôi. Điều này khiến không ít người cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Cụ thể, những nguyên nhân chính gây hôi miệng có thể kể đến như:
- Thực phẩm: Một số thực phẩm nặng mùi có thể gây ra mùi hôi miệng tạm thời khi bạn sử dụng. Chẳng hạn như tỏi, hành, thực phẩm cay, phô mai… hoặc một số loại đồ uống có tính axit như cà phê có thể để lại mùi khó chịu. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm thừa còn bám trong răng kích thích sự phát triển của vi khuẩn và mảng bám cũng gây ra mùi hôi miệng.
- Thuốc lá: Thuốc lá hút hoặc nhai đều để lại hóa chất trong miệng bạn. Bản thân các loại thuốc lá cũng đã để lại mùi. Ngoài ra việc hút thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, là nguyên nhân gây nên mùi hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Khi bạn không đánh răng hoặc xỉa răng đều đặn, thức ăn thừa còn bám trong miệng có thể dẫn đến một số bệnh về nướu hoặc gây nên các mảng bám. Chúng làm vi khuẩn phát triển gây nên chứng viêm nha chu làm hơi thở có mùi hôi.
- Khô miệng: hay còn được gọi là xerotomia, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Trong điều kiện bình thường, nước bọt sẽ giúp làm ẩm và sạch miệng. Khi cơ thể không sản xuất đủ nước bọt, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn mô liên kết làm tích tụ mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
- Dược phẩm: Một số loại thuốc uống có thể gây nên tình trạng hôi miệng. Một phần nguyên nhân là do làm giảm nước bọt, hoặc tự thân các loại thuốc tạo ra mùi khi chúng phân hủy và giải phóng hóa chất trong hơi thở. Có thể kể đến một số loại như nitrat được sử dụng trong điều trị đau thắt ngực, một số hóa chất hóa trị và thuốc an thần hoặc vitamin liều cao cũng có thể dễ bị hôi miệng.
- Nhiễm trùng trong miệng: Một số các chứng nhiễm trùng miệng như sâu răng, bệnh về nướu răng hoặc răng bị chẹn trong xương hàm cũng có thể gây hôi miệng.
- Viêm mũi, cổ họng: Tai, mũi, họng của chúng ta luôn có sự liên thông với nhau. Do đó, khi bạn mắc các chứng như viêm mũi, viêm amidan hoặc bệnh xoang cũng có thể gây ra chứng hôi miệng.
- Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trực tiếp ở trên, thì một số nguyên nhân khác gây hôi miệng có thể đến từ một số bệnh như bệnh thận, tiểu đường, rối loạn phản xạ dạ dày thực quản… khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Bệnh hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Có truyền nhiễm hay không?
Từ những nguyên nhân kể trên, nếu bạn đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn không thấy thuyên giảm, thì tốt nhất bạn nên đi khám. Nguyên nhân là do đây có thể là biểu hiện ban đầu của một số bệnh như viêm xoang, thực quản, trào ngược dạ dày hoặc một số loại bệnh chuyển hóa khác. Có thể điểm qua một vài bệnh gây mùi hôi miệng phổ biến như sau:
1. Bệnh tiểu đường
Khi nồng độ insulin của một người mắc bệnh tiểu đường quá thấp, cơ thể họ không thể chuyển hóa đường và bắt đầu sử dụng chất béo để thay thế. Khi hàm lượng chất béo trong cơ thể bị phá vỡ, ketone được sản xuất và tích tụ với số lượng lớn. Điều này có thể gây ra mùi hơi thở đặc biệt khó chịu. Nếu không phát hiện đúng bệnh và điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Tắc ruột
Sự tắc nghẽn trong đường ruột của bạn có thể gây ra hơi thở có mùi cực kỳ hôi không chỉ do phân bị mắc kẹt trong ruột của bạn, mà còn do thức ăn bạn đã ăn mà có thể di chuyển xuống đường ruột của bạn. Bất cứ thứ gì bạn ăn trong khi không thể vượt qua nhu động ruột vẫn nằm trong đường tiêu hóa và lên men, gây hôi miệng.
Người bị tắc nghẽn đường ruột còn có thể bị nôn mửa kéo dài, dẫn đến mất nước, từ đó gây hôi miệng do khô miệng. Nước bọt có thể làm sạch miệng và giảm mùi hôi, nhưng trong trường hợp mất nước, cơ thể không sản xuất đủ nước bọt và khiến hơi thở của bạn có mùi hôi.
3. Viêm xoang
Viêm xoang và nhiễm trùng đường hô hấp có thể khiến hơi thở của bạn nặng mùi. Đây có thể được gây ra bởi viêm phế quản, cảm lạnh do virus, viêm họng liên cầu khuẩn, và nhiều nguyên nhân khác. Khi vi khuẩn di chuyển từ mũi vào cổ họng, nó có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu vô cùng. Một số triệu chứng khác của nhiễm trùng xoang có thể bao gồm: nước mũi dày và có màu vàng xanh, cảm lạnh kéo dài hơn 10 -14 ngày, sốt thấp, cáu kỉnh và mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ho hoặc đau họng, mắt sưng, đau đầu…
4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây hôi miệng, bao gồm cả hơi thở có mùi tanh. Điều này là do axit dạ dày của bạn chảy ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản và khó chịu cực độ. Một người bị GERD có thể gặp phải tình trạng trào ngược nhẹ xảy ra một đến hai lần/ tuần, trào ngược từ trung bình đến nặng ít nhất một lần/ tuần, ợ nóng ở ngực sau khi ăn, khó nuốt, trào ngược chất lỏng chua hoặc thức ăn, cảm giác như có một khối u trong cổ họng của bạn, viêm thanh quản.
5. Ketoacidosis
Ketoacidosis là một biến chứng nặng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nó xảy ra thường xuyên nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, khi cơ thể sản xuất một lượng axit cao trong máu gọi là ketone. Đây là một tình trạng nguy hiểm đòi hỏi sự can thiệp ngay lập tức từ bệnh viện.
Hôi miệng có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đườngKetoacidosis có thể gây ra hơi thở nặng mùi do khô miệng hoặc nôn mửa kéo dài. Các triệu chứng của nhiễm Ketoacidosis bao gồm: luôn khát nước, đi tiểu thường xuyên, khô miệng, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng, lượng đường trong máu cao, nồng độ ketone cao trong nước tiểu, một khuôn mặt đỏ bừng, hơi thở có mùi ngọt, thở nhanh, mệt mỏi.
6. Suy gan
Bệnh nhân suy gan cấp tính hay mãn tính cũng có thể có hơi thở nặng mùi do tiêu chảy và mất nước. Suy gan cấp tính có thể xảy ra đột ngột và cần được chăm sóc y tế kịp thời.
Một người bị suy gan có thể gặp các triệu chứng như: giảm cân, vàng da, bệnh tiêu chảy, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, ngứa, dễ bầm tím hoặc chảy máu, cổ trướng (tích tụ chất lỏng trong bụng), phù (tích tụ chất lỏng ở chân)…
Hôi miệng hoàn toàn có thể được loại bỏ vĩnh viễn nếu bạn xác định được đúng nguyên nhân và biết đúng cách điều trị. Đối với các nguyên nhân dễ điều trị hoặc ngắn hạn như vệ sinh răng miệng kém, nôn mửa, nhiễm trùng xoang hoặc GERD, tình trạng hôi miệng có thể chữa được hoàn toàn.
Có thể thấy, các bệnh này đều không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây khi tiếp xúc gần.
20 Cách chữa hôi miệng từ dân gian mà bạn nên biết
1. Dùng nước muối
Muối có tính năng sát khuẩn thần kỳ. Hãy ngậm muối 3 lần/ngày! Hơi thở bạn không những được cải thiện mà bạn còn tránh được các bệnh như viêm họng, sâu răng.
- Cách làm: Pha muối với nước theo tỉ lệ phù hợp. Dung dịch không nên quá mặn hoặc quá nhạt. Dùng nước muối để ngậm và súc miệng mỗi ngày.
- Lưu ý: Nước muối tự pha tại nhà có thể không đúng tỉ lệ và muối không đảm bảo an toàn. Vì vậy các nàng có thể đến tiệm thuốc mua nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dễ dàng.
2. Dùng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có công dụng sát trùng và kháng khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng. Đồng thời, mùi thơm dịu nhẹ của tinh dầu sẽ giúp hơi thở bạn thơm mát.
- Cách làm: Mỗi khi đánh răng, bạn nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải. Sẽ tuyệt vời hơn nếu các nàng kết hợp với nước cốt lá bạc hà để súc miệng.
3. Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà có chức năng sát khuẩn và giúp hơi thở bạn luôn thơm mát. Đặc biệt, lá bạc hà có tính mát nên có thể cải thiện tình trạng hôi miệng đáng kể.
- Cách thực hiện: Dùng là bạc hà như một loại rau sống và ăn kèm trong bữa ăn. Hoặc các nàng có thể nhai lá bạc hà trực tiếp. Nếu bạn cảm thấy khó ăn sống lá bạc hà thì hãy cắt nhỏ và vắt lấy nước cốt. Pha 1 ly nước ấm với nước cốt bạc hà và muối để làm dung dịch súc miệng mỗi ngày. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự thay đổi trong hơi thở chỉ sau 2-3 ngày.
- Lưu ý: Bạn không nên dùng các sản phẩm có hương bạc hà thay cho lá bạc hà tự nhiên. Vì những sản phẩm này có thể làm cho hơi thở bạn nặng mùi hơn.
4. Dùng chanh
Một trong những loại trái cây chứa nhiều axit và vitamin C nhất chính là chanh. Nhờ đặc điểm này mà chanh rất hiệu quả trong việc chữa hôi miệng và giúp răng sáng bóng hơn.
- Cách thực hiện: Các nàng dùng vỏ chanh tươi hoặc nước cốt chanh để khử mùi hôi của miệng. Với vỏ chanh tươi, các nàng rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó, nhai thật kỹ và nuốt. Ngoài ra, các nàng có thể vắt lấy nước cốt chanh và pha với muối để súc miệng. Hoặc dùng hỗn hợp đó chải răng và lưỡi mỗi sáng và tối.
5. Dùng trà xanh
Trà xanh là thực phẩm có chất chống oxy hóa nên có thể chữa hôi miệng và viêm nướu rất tốt. Các nàng có thể dùng lá trà xanh mỗi ngày để cải thiện mùi hơi thở.
- Cách thực hiện: Các nàng đun sôi lá trà xanh và để nguội. Dùng nước trà xanh súc miệng sau khi ăn hoặc uống hằng ngày. Trong lá trà xanh có nhiều polyphenol hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và giúp răng chắc khỏe.
6. Dùng mật ong
Với phái đẹp, mật ong được biết đến như thực phẩm vàng với những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Trong mật ong có nhiều thành phần kháng sinh nên có khả năng diệt khuẩn. Đây là một trong những cách chữa hôi miệng dân gian được áp dụng từ xưa đến nay.
- Cách làm: Các nàng nên dùng mật ong cùng với các thành phần khác như: chanh, bột quế, táo,… để tăng cường khả năng khử mùi. Chẳng hạn, các nàng pha bột quế với mật ong và nước ấm để súc miệng mỗi ngày. Cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn hôi miệng và mang lại hơi thở có hương quế dễ chịu. Bên cạnh đó, các nàng cũng có thể cho mật ong và nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:2 vào 50ml nước ấm để súc miệng.
7. Dùng dầu dừa
Dầu dừa vừa dễ tìm vừa có công dụng tuyệt vời trong việc khử mùi hôi miệng. Nó àm sạch mảng bám ở răng và lưỡi nên rất hiệu quả trong việc chữa hôi miệng.
- Cách làm: các bạn nhỏ vài giọt dầu dừa lên bàn chải và đánh răng kỹ ở những vị trí dễ bám thức ăn. Thực hiện chải răng trong vòng 3-4 phút và súc miệng lại với nước. Đơn giản hơn, các bạn dùng dầu dừa như dung dịch súc miệng 5-10 phút mỗi ngày và súc lại bằng nước sạch. Để đạt được hiệu quả tốt hơn, các nàng nhớ đảo đều để dầu dừa có thể len lỏi đến các vị trí khác nhau của răng.
8. Dùng Baking Soda
Không còn xa lạ với phái đẹp, baking soda có rất nhiều chức năng như: trị mụn, trị sẹo, làm trắng răng. Đặc biệt, baking soda còn được dùng để chữa chứng hôi miệng.
- Cách làm: Các nàng dùng hỗn hợp baking soda với nước cốt chanh như kem đánh răng. Cho bột baking soda vào chén và thêm nước cốt chanh. Sau khi hỗn hợp đã sủi hết bọt, các nàng lấy bàn chải thấm vào hỗn hợp và thực hiện chải răng như bình thường. Sau đó, các bạn hoàn toàn có thể đánh răng với kem đánh răng lại một lần nữa.
- Lưu ý: Do tính tẩy mạnh của baking soda, các bạn chỉ nên thực hiện cách này 2 lần/tuần và dừng khi hơi thở không còn nặng mùi. Nếu sử dụng thường xuyên, baking soda sẽ làm mòn men răng tự nhiên và gây ê buốt.
9. Dùng lá mùi tàu (Ngò gai)
Lá mùi tàu (ngò gai) là một trong các loại rau sống quen thuộc ăn kèm với các món ăn. Ngoài ra, ngò gai còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa các bệnh cảm cúng, ho, đầy hơi, khó tiêu và nhất là chứng hôi miệng.
- Cách làm: Các nàng rửa sạch và cắt nhỏ một nắm ngò gai để sắc lấy nước đặc. Khi nước nguội, các bạn thêm một ít muối và khuấy đều. Chăm chỉ dùng dung dịch này để súc miệng mỗi ngày, bạn sẽ có được hơi thở thơm mát.
10. Dùng lá ổi
Lá ổi có thể dễ dàng tìm thấy trong sân vườn nhà ở những vùng ven thành phố và vùng quê. Vì vậy, ông bà ta thường dùng lá ổi để làm trắng răng. Nó giúp loại bỏ các mảng bám ố vàng và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.
- Cách làm: Có hai cách chữa hôi miệng khi dùng lá ổi. Một là nhai 3-4 búp lá ổi non đã rửa sạch để vệ sinh kẽ và chân răng. Các nàng đừng quên nhai đều và súc miệng lại bằng nước muối pha loãng. Với cách thứ hai, các nàng nấu lá ổi non và súc miệng sau khi dùng bữa 30 phút.
11. Dùng gừng
Gừng là nguyên liệu không còn xa lạ gì trong căn bếp của người Việt. Ngoài khả năng chữa bệnh cảm,gừng còn có tác dụng trong việc chữa chứng hôi miệng.
- Cách làm: Các bạn mua gừng tươi, để nguyên vỏ, thái lát mỏng và đun sôi 5-10 phút trong nước. Sau đó, để nguội và dùng nước gừng làm dung dịch súc miệng mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp gừng và trà xanh thêm vài lát gừng vào trà.
12. Dùng vỏ bưởi
Trong vỏ bưởi có nhiểu tinh dầu với chất cay mạnh loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng nhanh chóng. Đây là cách đơn giản và được nhiều người áp dụng để chữa hôi miệng.
- Cách làm: các nàng đem vỏ bưởi đi rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó, nhai trực tiếp để tinh dầu trong vỏ bưởi được tiết ra và vệ sinh toàn bộ vùng miệng. Hoặc thay vào đó, các bạn nấu vỏ bưởi và dùng nước vỏ bưởi nguội để súc miệng mỗi ngày 2 lần. Bạn sẽ nhanh chóng lấy lại hơi thở thơm mát chỉ sau một thời gian ngắn.
13. Dùng bột quế
Trong bột quế có chứa chất kháng khuẩn giúp trị các chứng bệnh như sâu răng, viêm nướu. Đồng thời, người xưa còn dùng bột quế để khiến hơi thở có mùi dễ chịu.
- Cách làm: Các bạn thực hiện dung dịch súc miệng từ bột quế và nước ấm. Thường xuyên ngậm, súc miệng và đảo đều dung dịch trong khoang miệng để làm sạch mọi ngóc ngách. Nếu không, bạn cũng có thể dùng bột quế cùng với mật ong để chữa hôi miệng hiệu quả hơn.
14. Dùng giấm táo
Quá trình lên men tự nhiên nên giấm táo có rất nhiều axit giúp vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa hơi thở nặng mùi.
Cách làm: các nàng cho một 1 muỗng canh giấm táo vào một cốc nước và uống trước khi ăn. Cách này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Hoặc bạn uống trực tiếp một muỗng canh giấm táo sau mỗi khi ăn.
15. Dùng đinh hương
- Cách làm: Các nàng lấy hoa đinh hương khô ngậm trong miệng và nhai kỹ. Thực hiện trong vòng 5-7 phút rồi nhả xác hoa ra và súc miệng lại với nước sạch. Nếu không tìm được hoa, các nàng có thể mua bột và pha với nước ấm để súc miệng ngày 2 lần.
16. Trị hôi miệng bằng sữa chua
Việc sử dụng sữa chua thường xuyên không chỉ hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa mà còn giảm hẳn các vấn đề về răng miệng. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các hợp chất gây mùi như hydro sunfua đã giảm đáng kể khi sử dụng sữa chua hằng ngày. Bên cạnh đó, hàm lượng mảng bám và các chứng viêm lợi cũng giảm đáng kể.
17. Cách chữa hôi miệng bằng bột nở
Tính axit trong bột nở có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa mùi hôi miệng. Dùng bột nở để súc miệng hoặc đánh răng hằng ngày giúp loại bỏ hiệu quả mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng từ đó cải thiện hơi thở của bạn.
Cách làm: Có hai cách chữa hôi miệng bằng bột nở.
- Cách thứ nhất: cho một ít bột nở hòa với nước ấm vừa đủ. Dùng dung dịch này súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng và tối sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Cách thứ hai: dùng bột nở để đánh răng hằng ngày cũng giúp cải thiện tình trạng hôi miệng rất hiệu quả. Không chỉ vậy, nếu dùng đều đặn bạn còn thấy răng mình trắng sáng hơn sau một thời gian sử dụng.
18. Cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo
Trong nước vo gạo có chứa một lượng lớn các vitamin gồm B1, B3, B5… và các khoáng chất như sắt, đồng cùng với các axit amin giúp tăng cường sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, vitamin PP có trong nước vo gạo còn giúp ngăn chặn việc hình thành các mảng bám, ngăn ngừa sâu răng, từ đó trị hôi miệng hiệu quả.
Cách làm: Với cách chữa hôi miệng dân gian này, bạn chỉ cần lấy nước vo gạo đem đun sôi khoảng 2 phút, sau đó thêm một thìa muối hòa tan. Dùng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để đạt được hiệu quả như mong muốn.
19. Cách chữa hôi miêng bằng rau mùi tây
Rau mùi tây là một cách chữa hôi miệng dân gian vô cùng hiệu quả. Nhờ hàm lượng chất diệp lục và mùi thơm đặc trưng, có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi.
Cách làm: lá mùi tây ép thành nước, pha với một muỗng muối tinh. Dùng dung dịch này súc miệng hằng ngày, mỗi lần ngậm khoảng 3-5 phút để loại sạch mảng bám và mùi hôi khó chịu.
20. Cách chữa hôi miệng khi thay đổi thói quen hàng ngày
Thói quen hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến “thần thái” của bạn. Không muốn bệnh hôi miệng khiến cuộc đời bạn “u tối” thì hãy cố gắng duy trì các thói quen tốt và bỏ đi các thói quen xấu bạn nhé!
Để giảm hoặc ngăn ngừa hôi miệng, bạn nên duy trì các thói quen hàng ngày này:
- Đánh răng sau khi ăn. Giữ bàn chải đánh răng tại nơi làm việc để sử dụng sau khi ăn. Chải bằng kem đánh răng có chứa fluoride ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn. Kem đánh răng có đặc tính kháng khuẩn đã được chứng minh là làm giảm mùi hôi miệng.
- Xỉa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ loại bỏ các hạt thức ăn và mảng bám từ giữa răng của bạn, giúp kiểm soát mùi hôi miệng.
- Chải lưỡi. Lưỡi của bạn chứa vi khuẩn, vì vậy chải cẩn thận có thể làm giảm mùi hôi. Những người có lưỡi bọc từ sự phát triển quá mức của vi khuẩn (ví dụ như hút thuốc hoặc khô miệng) có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi. Hoặc sử dụng bàn chải đánh răng có chất làm sạch lưỡi tích hợp.
- Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa. Nếu bạn đeo cầu hoặc răng giả, hãy làm sạch nó ít nhất một lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ. Nếu bạn có một người giữ răng hoặc bảo vệ miệng, hãy làm sạch nó mỗi lần trước khi bạn đưa nó vào miệng. Nha sĩ của bạn có thể đề nghị các sản phẩm làm sạch tốt nhất.
- Tránh khô miệng. Để giữ cho miệng ẩm, tránh thuốc lá và uống nhiều nước – không phải cà phê, nước ngọt hoặc rượu, có thể dẫn đến miệng khô hơn. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (tốt nhất là không đường) để kích thích nước bọt. Đối với khô miệng mãn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn có thể kê toa một chế phẩm nước bọt nhân tạo hoặc thuốc uống kích thích dòng nước bọt.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn. Tránh các thực phẩm như hành và tỏi có thể gây hôi miệng. Ăn nhiều thực phẩm có đường cũng liên quan đến hôi miệng.
- Thường xuyên có được một bàn chải đánh răng mới. Thay đổi bàn chải đánh răng của bạn khi nó bị sờn, khoảng ba đến bốn tháng một lần, và chọn một bàn chải đánh răng có lông mềm.
- Lịch trình kiểm tra nha khoa thường xuyên. Gặp nha sĩ của bạn một cách thường xuyên – thường là hai lần một năm – để kiểm tra và làm sạch răng hoặc răng giả của bạn.
Từ 20 cách chữa hôi miệng theo phương pháp dân gian trên, bạn có thể áp dụng để hơi thở thơm mát dài lâu. Những cách làm này vừa đơn giản vừa dễ thực hiện, hãy thử ngay bạn nhé! Đẹp365 chúc bạn thực hiện thành công và có được hàm răng trắng đẹp, hơi thở thơm mát.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!