Cộng hòa là gì? (Cập nhật 2022)

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng nghe qua thuật ngữ cộng hòa. Tuy nhiên, theo khảo sát của ACC, rất nhiều công dân chưa thực sự hiểu thuật ngữ cộng hòa là gì? Chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời mang tính khái quát và chưa thực sự nêu rõ được đầy đủ và chi tiết về định nghĩa cộng hòa là gì. Do đó, bài viết bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho quý công dân về câu hỏi cộng hoà là gì và những vấn đề liên quan.

1. Cộng hòa là gì?

Khái niệm cộng hòa là gì được quy định tại Wikipedia như sau:

“Cộng hòa có nghĩa là “những việc công khai”, là một hình thức chính phủ trong đó quốc gia được coi là “vấn đề công cộng” thông qua các pháp luật và Hiến pháp cũng như các quy định chung và chế độ dân chủ, không phải là mối quan tâm riêng từ hay là thuộc sở hữu của những người cai trị. Các vị trí quyền lực chính trong một nước cộng hòa được quyết định thông qua dân chủ, tập quyền hoặc một sự kết hợp của chúng, thay vì bị chiếm giữ không đổi.”

Cộng hòa được hiểu là hình thức Nhà nước đối lập với Chế độ quân chủ và vì vậy, quốc gia có chế độ Cộng hòa không có quốc vương (ví dụ như là nguyên thủ quốc gia)”.

Khái niệm cộng hòa là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:

Cộng hòa là một hình thức nhà nước mà trong đó người đứng đầu nhà nước do công dân bầu ra theo chế độ bầu cử nhất định, đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng và tập quyền của công dân. Đây là hình thức nhà nước chú trọng việc quyền tự do, bình đẳng hợp pháp của công dân và đặt lợi ích của công dân lên hàng đầu.

Chính thể cộng hòa khác với chính thể quân chủ đó là cách thức thiết lập người đứng đầu nhà nước, người đứng đầu nhà nước trong chính thể quân chủ là thực hiện chế độ cha truyền con nối.

2. Phân loại chính thể cộng hòa

Sau khi tìm hiểu cộng hòa là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu các loại chính thể cộng hòa nhé!

Chính thể cộng hòa được phân thành hai loại chủ yếu là cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống.

– Cộng hòa đại nghị: được áp dụng đối với những quốc gia mà nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu. Theo chế độ này, chính phủ của quốc gia đó sẽ chịu trách nhiệm trước nghị viện và nguyên thủ quốc gia đó.

– Cộng hòa tổng thống: là hình thức nhà nước trong đó nguyên thủ quốc gia là tổng thống vừa đứng đầu cơ quan hành pháp, được nhân dân bầu trực tiếp hoặc gián tiếp. Đồng thời, các thành viên trong Chính phủ được bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống, không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.

– Chính thể cộng hòa lưỡng tính: đây là hình thức nhà nước kết hợp giữa chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa đại nghị. Tuy nhiên, tiến hành bầu cử việc bầu cử được phân thành hai tầng lớp làm trên bầu cử cho tầng lớp quý tộc và quyền bầu cử cho tầng lớp nhân dân lao động.

3. Điểm giống nhau giữa các hình thức chính thể

– Về cơ bản, các tàn tích của chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ.

– Đều là những hình thức của nhà nước cai trị các quốc gia tiến bộ hơn so với chế độ quân chủ.

– Cơ quan có quyền lực tối cao là nghị viện, do nhân dân bầu và có nhiệm kỳ nhất định. Thẩm quyền của nghị viện là ban hành Hiến pháp, luật.

– Đây đều là hình thức nhà nước cộng hòa Dân chủ, nghĩa là công dân có quyền tham gia bầu cử để lập ra một cơ quan quyền lực nhà nước.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm cộng hòa là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhé.

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc (Xem thêm về chúng tôi tại đây) với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.