Lối thoát hiểm là một trong những hạng mục thi công quan trọng trong các tòa nhà cao tầng. Ví dụ như chung cư, khách sạn, Văn phòng,… nhằm đảm bảo sự an toàn cho con người sinh sống và làm việc tại đó. Vậy theo quy định về lối thoát hiểm trong pccc chủ đầu tư phải thi công theo những nguyên tắc nào? Mời các bạn cũng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài ngày hôm nay nhé!
Lối thoát hiểm là gì?
Trước khi đi sâu vào vấn đề quy định về lối thoát hiểm trong pccc thì các bạn nên nắm tìm hiểu khái niệm lối thoát hiểm trước. Lối thoát hiểm hay gọi là đường thoát nạn dùng để thoát người khi có sự cố hoả hoạn xảy ra.
Mỗi đường vào lối thoát hiểm đều có một cánh cửa đặc biệt để tránh trường hợp khói do cháy nổ bay vào. Theo quy định của nhà nước thì các công trình nhà xưởng, nhà cao tầng như chung cư, khách sạn để phải có lối thoát hiểm.
Tìm hiểu về quy định về lối thoát hiểm trong pccc
Có 5 quy định về lối thoát hiểm trong pccc cơ bản nhất khi xây dựng công trình các chủ thầu cần nắm.
Quy định về cửa thoát hiểm trong pccc
Quy định về cửa thoát hiểm:
- Cửa từ phòng tầng trệt trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh rồi thông ra ngoài nhà.
- Mọi cửa phòng của các tầng đến cầu thang có lối ra ngoài trực tiếp hoặc qua tiền sảnh thông ra ngoài.
- Từ cửa phòng có thể qua hành lang vào cầu thang và đi ra ngoài.
- Cửa của 2 phong cạnh nhau ở cùng tầng có bậc chịu lửa lớn hơn cấp III. Bên cạnh đó, không chứa các nghề sản xuất mang tính nguy hiểm hạng A, B, C. Bắt buộc phải có lối ra ngoài trực tiếp hoặc vào cầu thang để đi ra.
Kích thước lối ra thoát nạn/ chiều rộng lối thoát hiểm
Theo quy định tại mục 3.2.9 QCVN 06:2010/BXD:
Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải lớn hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn:
- 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F 1.1 khi số người thoát nạn trên 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn trên 50 người, ngoại trừ nhóm F 1.3;
- 0,8 m – trong tổng thể những tình huống còn lại.
Quy định về chiều rộng lối thoát hiểm của các cửa đi bên ngoài buồng thang bộ và các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh phải lớn hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.
Trong mọi hoàn cảnh, khi tính chiều rộng của lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa. Mục đích để đảm bảo không chướng ngại việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
Tính toán tổng chiều rộng vế thang, tầng có số lượng người đông nhất, cửa đi đối với gian phòng theo quy định. Cụ thể là mục 3.2.4, 3.2.8, 3.4.1 và mục G2 phụ lục G QCVN 06:2010/BXD.
Điều kiện để có đường thoát hiểm an toàn
Đường thoát hiểm là đường dẫn đến các lối thoát và đảm bảo sự di chuyển an toàn trong khoảng thời gian nhất định. Đường thoát hiểm phổ biến nhất là tiền sảnh, cầu thang và lối đi qua hành lang.
Những đường lưu thông có liên quan đến bộ phận truyền động cơ khí không được coi là đường thoát hiểm. Ví dụ như thang máy, băng truyền,… vì khi cháy và sự cố chúng có thể không hoạt động được.
Lối thoát hiểm phải đảm bảo để mọi người trong toà nhà thoát ra an toàn. Họ không bị khói bụi che phủ trong khoảng thời gian cần thiết để sơ tán.
Lối thoát hiểm theo quy định về lối thoát hiểm trong pccc cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- Dẫn từ các phòng của tầng trệt ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, cầu thang, tiền sảnh.
- Dẫn từ các phòng của các tầng, trừ tầng 1, đến hành lang dẫn đến cầu thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các cầu thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hoặc qua tiền sảnh có vách ngăn cửa với các hành lang.
- Dẫn đến các phòng bên cạnh cùng một tầng có lối ra như ở trên. Khi đặt các lối ra thoát hiểm từ hai cầu thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối tiền sảnh.
- Các lối thoát ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm. Các lối từ tầng hầm, tầng chân cột phải có lối trực tiếp ra ngoài.
Lối thoát có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối dẫn tới cầu thang trong – ngoài ra hiên dẫn ra khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền kề ở cùng độ cao.
Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không phải lối thoát người.
Các lối thoát phải dễ nhận biết. Đồng thời, đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu bằng ký hiệu hướng dẫn rõ ràng.
Tuyệt đối không lắp gương ở gần lối thoát hiểm.
Theo quy định về lối thoát hiểm trong pccc số lối thoát hiểm ra khỏi ngôi nhà phải lớn hơn hai và bố trí phân tán đều.
Khoảng cách xa nhất từ chỗ làm việc đến lối thoát gần nhất trong khu sản xuất
- Khoảng cách đối với tầng một của nhà nhiều tầng và nhà một tầng có thể được linh động.
- Nếu bình quân một chỗ làm việc của ca làm việc đông thì cho phép tăng 5% diện tích. Tức là trên 75m.
- Đối với các phòng có lối thoát vào hành lang cụt, thì khoảng cách gần nhất từ cửa đi của phòng đến lối thoát trực tiếp ra ngoài, vào tiền sảnh hay cầu thang dưới 25m.
- Khoảng cách quy định được tính cả chiều dài hành lang giữa nếu hành lang giữa được coi là lối thoát hiểm.
- Trong nhà sản xuất một tầng, bậc chịu lửa là I với sản xuất thuộc hạng C, lối thoát hiểm phải bố trí theo chu vi ngôi nhà và khoảng cách dưới 75m.
Khoảng cách xa nhất từ nơi tập trung người đến lối thoát hiểm gần nhất trong công trình dân dụng
- Trong công trình có khán giả, khoảng cách quy định phải tính từ chỗ người ngồi xa nhất đến lối thoát gần nhất.
- Khoảng cách từ cửa đi các gian phụ trong nhà sản xuất đến lối thoát hay cầu thang gần nhất, không được vượt quá khoảng cách quy định. Tính từ chỗ làm việc xa nhất đến lối thoát hiểm trong nhà sản xuất một tầng, có bậc chịu lửa I.
- Đối với phòng diện tích 300m ở tầng hầm hay tầng chân cột chỉ cho phép đặt một lối ra. Nếu số người thường xuyên trong phòng dưới 5 người. Trường hợp 6 đến 15 người cho phép đặt lối ra thứ hai thông qua cửa có kích thước trên 0,6×0,8m. Hơn nữa phải có cầu thang thẳng đứng hoặc qua cửa đi có kích thước lớn hơn 0,75×1,5m.
- Phải đặt lan can hoặc tường chắn trên mái những ngôi nhà có các điều kiện cần thiết.
Tiêu chuẩn và quy định khi thiết kế thang thoát hiểm nhà cao tầng
Các tiêu chuẩn trong quy định về lối thoát hiểm trong pccc là:
- Phải đặt lan can dọc tường chắn cho mái bằng, lôgia hành lang ngoài, cầu thang ngoài trời, ban công, chiếu nghỉ cầu thang.
- Đối với các ngôi nhà có chiều cao 10m trở lên. Tức là tính từ mặt đất sàn nền đến mái đua hay đỉnh tường ngoài phải đặt các lối lên mái từ cầu thang. Có thể chọn hình thức trực tiếp, qua tầng hầm mái, hoặc thang chữa cháy ngoài trời.
- Đối với nhà ở, nhà công cộng và nhà hành chính – phục vụ có tầng hầm mái với mỗi diện tích mái khoảng 1.000m thì phải đặt một lối ra.
- Đối với nhà sản xuất, kho thì khoảng cứ chu vi 200m mái nhà phải đặt một thang chữa cháy. Có thể đặt thang chữa cháy ở mặt sau hoặc bên hông đối. Tuy nhiên pahir thoả điều kiện là chiều rộng ngôi nhà không quá 150m và phía trước ngôi nhà có đường cấp nước chữa cháy. Khi tính đủ số lối ra cần thiết lên mái cho phép tính đến cả các thang bên ngoài khác có lối lên mái.
- Ở các tầng hầm mái của ngôi nhà phải đặt các lối lên mái có thang cố định qua cửa đi, lỗ cửa hay cửa sổ có kích thước lớn hơn 0,6×0,8m. Cho phép không đặt lối lên mái các nhà một tầng với mái có diện tích dưới 100m.
- Trước các lối ra từ cầu thang lên mái hay tầng hầm mái cầu thang buộc phải đặt chiếu nghỉ.
- Trong nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính phục vụ 5 tầng cho phép đặt các lối ra lên tầng hầm mái. Hoặc là từ cầu thang qua lỗ cửa chống cháy có mức chịu lửa 36 phút kích thước 0,6×0,8m có bậc thang thép gắn cố định.
- Trên mái nhà, không phụ thuộc vào yếu tố chiều cao, ở những nơi có độ chênh lệch cao hơn một mét phải đặt thang chữa cháy loại hở.
- Tầng chữa cháy phải bố trí ở nơi dễ nhận biết và đi tới, bậc thang thấp nhất tính từ mặt nền phải cách mặt đất 2m.
- Nếu độ cao nhà trên 20m phải dùng thang thép đặt thẳng đứng có chiều rộng 0,7m. Nhà có độ cao 10m phải có cung tròn bảo hiểm bán kính 0,35m với tâm cách thang 0,45m đặt cách nhau 0,7m. Bên cạnh đó phải có chiếu nghỉ ở nơi ra mái. Hơn nữa quanh chiếu nghỉ có lan can cao không dưới 0,6m.
- Nếu lối thoát lên cao độ cao trên 20m phải dùng thang thép đặt nghiêng với độ dốc dưới 80 chiều rộng 0,7m. Cần đặt chiếu nghỉ cách nhau không quá 8m và phải có tay vịn.
- Có thể dùng thang chữa cháy bên ngoài để làm lối thoát hiểm thứ hai. Tuy nhiên, thang phải rộng 0,7m có độ nghiêng không quá 60 và có tay vịn.
- Trong nhà sản xuất và các công trình công cộng chiều rộng tổng cộng của cửa thoát hiểm phải tính theo số người ở tầng đông nhất. Cụ thể theo quy định về lối thoát hiểm trong pccc như sau:
- Đối với nhà 2 tầng trở xuống: tính 0,8m cho 100 người;
- Đối với nhà 3 tầng trở lên: tính 1m cho 100 người;
- Đối với phòng chứa khán giả như rạp xiếc, hội trường, rạp hát, rạp chiếu bóng,…: tính 0,55m cho 100 người. Trong trường hợp này bậc chịu lửa III, IV, V chiều rộng tổng cộng của cửa đi, vế thang hay lối đi trên đường thoát hiểm phải tính 0,8m/100 người.
- Khi cửa đi của các phòng mở ra hành lang chung, chiều rộng lối thoát hiểm được tính như sau:
- Mở một phía hành lang: lấy hiệu 2 chiều rộng hành lang và nhánh cửa.
- Mở hai phía hành lang: chiều rộng hành lang trừ đi chiều rộng cánh cửa.
- Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát hiểm được tính là:
- Chiều rộng lối đi đến chỗ làm việc biệt lập được giảm xuống 0,7m. Chiều rộng vế thang chiếu nghỉ vào tầng hầm, tầng hầm mái và cầu thang thoát hiểm dưới 60 người được giảm đến 0,9m.
- Chiều rộng hành lang trong nhà ở được giảm còn 1,2m khi chiều dài đoạn hành lang thẳng dưới 40m. Trong khách sạn, trường học chiều rộng hành lang giữa không dưới 1,6m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang lớn hơn chiều rộng vế thang. Chiều rộng chiếu nghỉ trước lối vào thang máy có cửa mở đẩy ngang lớn hơn 1,6m. Chiều rộng chiếu nghỉ cầu thang trong các công trình phòng và chữa bệnh, nhà hộ sinh lớn hơn 1,9m.
- Giữa các vế thang phải có khe hở hẹp tối thiểu là 50mm.
- Chiều cao thông thủy của cửa đi ở các lối thoát hiểm lớn hơn 2m. Chiều cao của cửa và lối đi dẫn đến các phòng ít người cũng như đến các tầng ngầm, tầng chân tường và tầng kỹ thuật được giảm còn 1,9m. Chiều cao các cửa đi dẫn ra tầng sát mái hay mái được giảm 1,5m.
- Các hành lang chung không được đặt các tủ tường ngoại trừ các tủ kỹ thuật và hộp đặt họng cứu hỏa.
- Không đặt cầu thang xoáy ốc, bậc thang rẻ quạt, cửa đẩy, cửa nâng, cửa xếp, cửa quay trên lối thoát hiểm.
- Trong cầu thang dùng để thoát hiểm không bố trí các phòng với bất kỳ chức năng nào. Không bố trí bất kỳ bộ phận nào nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao đến 2,2m cách mặt bậc cầu thang và chiếu nghỉ.
- Ở các ngôi nhà có bậc chịu lửa I và II cho phép đạt cầu thang bên trong kiểu hở từ tiền sảnh đến tầng 2. Nếu tiền sảnh và hành lang kề các phòng bên cạnh được ngăn cách bằng vách ngăn chống cháy thì giới hạn chịu lửa là 45 phút.
- Các cầu thang ngoài kiểu hở dùng làm lối thoát hiểm dự phòng phải được làm từ vật liệu không cháy. Hơn nữa phải thông với các phòng qua chiếu nghỉ hoặc ban công ở cùng độ cao. Cầu thang trên mái phải có độ dốc dưới 45 và chiều rộng trên 0,7m. Các cửa đi, lối cửa ra cầu thang loại này không lắp khóa hay các chốt chèn từ phía ngoài.
- Không cho phép đặt các lỗ cửa ở các tường trong của cầu thang. Ở các lỗ lấy ánh sáng cho cầu thang thì lắp tấm khối thủy tinh. Mặt khác, phải đặt khung mở được có diện tích lớn hơn 1,2m ở mỗi tầng.
- Cửa đi trên lối thoát hiểm phải mở ra phía ngoài ngôi nhà. Cửa đi ra sân, ban công, chiếu nghỉ của cầu thang ngoài trời dùng để thoát hiểm, cửa ra khỏi các phòng thường xuyên dưới 15 người. Cửa đi ra khỏi các kho có diện tích dưới 200m. Cửa đi của trạm y tế, nhà vệ sinh phải thiết kế mở vào phía trong.
- Nhà ở trên 10 tầng phải thiết kế cầu thang với biện pháp bảo đảm không tụ khói khi cháy. Tại tầng trệt cầu thang phải có lối trực tiếp đi ra ngoài trời.
- Trong các nhà cao tầng trên 10 tầng hành lang phải được ngăn ra từng đoạn dưới 60m. Các vách ngăn có khả năng chống cháy giới hạn chịu lửa nhỏ nhất là 15 phút.
- Các hành lang, phòng đệm, sảnh phải được đặt hệ thống thông gió và van mở tự động hoạt động khi có cháy để thoát khói.
Quá trình sử dụng lối thoát hiểm
Để thoát hiểm an toàn khi có sự cố các bạn cần thực hiện theo quá trình 3 bước sau:
- Bước 1: Di chuyển những người ở xa lối thoát hiểm nhất ra khỏi các phòng. Ví dụ như phân xưởng sản xuất, phòng học, phòng khán giả, hội trường, buồng điều trị,…. Bởi vì những người đó đang ở gần và trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm như lửa, nhiệt độ cao, khói, hơi độc,… hơn. Chính vì thế bước này phải cố gắng kết thúc trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Bước 2: Di chuyển người từ cửa thoát hiểm của các phòng đến cửa ra ngoài của tòa nhà. Tức là hành lang, chỗ giải lao, cầu thang, các lối đi qua, sảnh,… Tuy nhiên đối với các khu sản xuất và nhà một tầng thì lối thoát ra khỏi phòng trùng với lối thoát ra ngoài. Cho nên sẽ không có bước thứ 2 này. Mức độ nguy hiểm của bước này ít nguy hiểm hơn nên thời gian có thể kéo dài hơn một chút.
- Bước 3: Di chuyển người từ lối thoát ra khỏi nhà tản đi thành các luồng đến khu vực an toàn. Bước này có ý nghĩa khá lớn đối với các nhà ở gần các đường giao thông, trong khu phố hoặc các đường vận chuyển trong các nhà máy xí nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những quy định về lối thoát hiểm trong PCCC chúng tôi thu thập được. Hi vọng bài viết có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích về tiêu chuẩn lối thoát hiểm cho các bạn. Nếu thấy bài viết có nội dung hữu ích các bạn đừng nhấn chia sẻ để mọi người cùng đọc với nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!