Trong thời bình, việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân là rất quan trọng, không chỉ nhằm mục đích ứng phó kịp thời khi có chiến tranh xảy ra mà còn là lực lượng khắc phục các hậu quả do thiên tai, dịch bệnh mang lại. Và trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung phòng thủ dân sự là gì? Kế hoạch phòng thủ dân sự là gì?
Phòng thủ dân sự là gì?
Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Phòng thủ dân sự có các nhiệm vụ chính như sau:
– Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự;
– Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập;
– Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự;
– Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;
– Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
Kế hoạch phòng thủ dân sự được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
– Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, kế hoạch phòng thủ dân sự cấp bộ và kế hoạch phòng thủ dân sự của các cấp địa phương được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh hằng năm;
– Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;
– Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đơn vị Quân đội xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của bộ, ngành, địa phương và đơn vị mình đồng thời chỉ đạo các cơ quan, địa phương và đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự;
– Kế hoạch phòng thủ dân sự phải đáp ứng yêu cầu phòng, chống, khắc phục có hiệu quả đối với thảm họa do chiến tranh, thảm họa gây ra.
Trong đó:
Dạng chiến tranh cơ bản: Địch tiến công bằng vũ khí thông thường; vũ khí hủy diệt lớn (vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học); vũ khí công nghệ cao.
Các thảm họa cơ bản: Thảm họa tàu hỏa, tàu điện ngầm, tàu ngầm, tàu du lịch đường biển, đường sông, tàu vận tải biển; thảm họa máy bay; bão mạnh, siêu bão; động đất, sóng thần; nước biển dâng cao, hạn hán kéo dài diện rộng; vỡ đê hồ, đập thủy điện quốc gia; dịch bệnh hàng loạt; rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc, môi trường; sập đổ nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản và hang động; cháy, nổ nhà máy hóa chất; cháy, nổ nhà máy điện, hạt nhân; cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí; cháy, nổ khu chế xuất, khu dân cư, chung cư cao tầng; sự cố tràn dầu, cháy rừng quốc gia trên quy mô rộng và các tình huống thảm họa khác do bộ, ngành, địa phương xác định.
Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ dân sự sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
Ngoài ra, Quý vị có thể tham khảo quy định về phòng thủ dân sự các cấp theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 6 Nghị định 02/2019
Trên đây là nội dung bài viết kế hoạch phòng thủ dân sự là gì? Kế hoạch phòng thủ dân sự là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!