Trong xây dựng, ngành điện thì tiết diện là một trong những thông số mà những người xây dựng cần phải quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết tiết diện là gì, công thức và đơn vị đo của nó ra sao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông qua bài viết ngay dưới đây nhé!
Tiết diện là gì?
Tiết diện là một hình phẳng có được khi ta cắt một hình khối bằng một mặt phẳng. Mặt cắt của hình khối đó thường nói về một độ lớn nào đó hoặc mặt có một hình.
Tiết diện dây dẫn điện là gì?
Tiết diện dây điện chính là một hình phẳng ta có được sau khi cắt vuông góc với lõi dây dẫn điện. Ví dụ như: nhôm, đồng hoặc đồng pha nhôm (không tính lõi dây điện).
Nếu bạn cắt trực tiếp và vuông góc với chiều rộng của dây, khi nhìn vào điểm cuối của dây điện sẽ thấy nó giống như một hình tròn. Tiết diện hình tròn đó sẽ là diện tích tiết diện cắt ngang. Một diện tích có mặt cắt lớn sẽ dẫn đến điện trở trên mm2 thấp hơn dù cùng loại dây. Nhưng điều này chỉ áp dụng cho dây dẫn điện có lõi đơn. Còn trong trường hợp là cáp nhiều sợi thì bạn cần tính tiết diện của 1 sợi rồi nhân với số sợi còn lại. Diện tích bề mặt và độ dày càng lớn thì cáp sẽ cho khả năng dẫn điện tốt hơn.
Một cáp điện cơ bản gồm 3 phần sau:
- Phần dẫn điện: Được làm bằng nhôm hoặc đồng, vì hai loại này dẫn điện tốt nhất.
- Phần cách điện: Phần này nằm ở giữa, thường được làm từ các loại cao su tự nhiên hoặc nhựa tổng hợp PVC.
- Lớp bảo vệ cơ học: Còn với phần này, tùy vào từng môi trường làm việc đặc biệt như ngập nước, chất kiềm hoặc phải chịu tác động lực lớn mà có các vật liệu tương ứng cho lớp bảo vệ cơ học này.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dây dẫn điện khác nhau như: Dây dẫn đôi, dây dẫn đơn, dây dẫn trần, dây dẫn mềm. Và hiện nay đây là phương pháp tiêu chuẩn để so sánh độ dẫn điện của các loại cáp khác nhau trên thị trường hiện nay. Sau khi biết được tiết diện của dây dẫn ta có thể dễ dễ dàng chọn được tiết diện ống dây luồn dây cáp, dây điện.
Công thức tính tiết diện dây dẫn
Tiết diện của dây dẫn được tính toán theo công thức sau:
S = I/J
Trong đó:
- S: Tiết diện của dây dẫn (mm2)
- I: Dòng điện khi chạy qua mặt cắt vuông (A)
- J: Mật độ của dòng điện cho phép (A/mm2)
Mật độ cho phép (J) của dây đồng xấp xỉ 6A/mm2.
Mật độ cho phép (J) của dây nhôm xấp xỉ 4,5A/mm2.
Công thức tính tiết diện dây 3 pha, tính tiết diện dây quấn motor hoặc tính tiết diện dây quấn biến áp cũng tương tự như trên.
Ví dụ: Cách tính tiết diện dây điện cho một bếp từ có công suất là 6KW sử dụng điện 1 pha như sau:
I = 6000 / (220×0.8) = 34.2A
Như vậy, khi I = 34.2 thì ta nên chọn dây đồng có tiết diện là S = 34.2 / 6 = 5.7 mm².
Như vậy, với bếp từ có công suất 6KW, dùng điện 1 pha thì ta nên chọn dây dẫn có lõi 6mm là an toàn nhất. Bạn có thể chọn dây cáp Cadivi 6.0, tiết diện dây Cadivi là 6mm2, có khả năng hoạt động ở mức điện áp là 450/750V.
Ứng dụng tiết diện trong xây dựng
Trong xây dựng, tiết diện được sử dụng để tính toán đường kính cho sắt, thép hoặc chọn sơ bộ tiết diện cột, móng cho công trình.
Các phần khác nhau sẽ cần sử dụng tiết diện thép khác nhau. Ví dụ, khi làm cửa sổ bạn chỉ cần sử dụng thép có tiết diện nhỏ còn khi xây cột bạn nên sử dụng thép hộp, và tiết diện thép hộp 6×6 hoặc 12×12. Hoặc khi làm cọc cho nền móng nhà thì có thể sử dụng thép chữ I. Hiện nay tiết diện thép chữ I có nhiều loại: Tiết diện thép I 100 x 55 x 4.5 x 6000, 148 x 100 x 6 x 9 x 12000, 150 x 75 x 5 x 7 x 12000,…
Ngoài ra, khi làm nhà tùy vào số lượng tầng mà người ta chọn cột, sắt thép phù hợp. Ví dụ, tiết diện cột nhà 3 tầng, tiết diện cột nhà 5 tầng sẽ khác tiết diện cột nhà 7 tầng.
Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện
Ngoài ra, bạn có thể chọn tiết diện dây dẫn theo từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào kinh nghiệm hoặc công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện.
Bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất
Trên đây là những thông tin về tiết điện và tiết điện của dây dẫn. Hy vọng rằng, qua đây bạn đọc đã hiểu rõ hơn tiết diện là gì và ứng dụng nó hiệu quả trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!