Nhà ống là mô hình quen thuộc tại Việt Nam, với sự phát triển của kinh tế, xã hội mô hình văn phòng nhà ống theo đó cũng gia tăng về số lượng. Thiết kế văn phòng nhà ống sao cho chuyên nghiệp và hiệu quả không phải là một vấn đề dễ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra 5+ cách để thiết kế một văn phòng nhà ống hiệu quả và ấn tượng.
1. Văn phòng nhà ống là gì?
Nhà ống được hiểu là mẫu nhà được thiết kế và xây dựng trên diện tích ô đất có chiều ngang hẹp, diện tích để xây nhà ống thường là hình chữ nhật.
Nhà ống là loại hình đặc trưng của Việt Nam. Xuất hiện từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước, cho đến khi trải qua quá trình cải cách, các thành phố trở nên đông đúc dân cư, nhà dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… Hơn thế nữa, theo Xo Tour, một trang Blog chuyên viết về Việt Nam, mô hình kiến trúc này tại Việt Nam có thể là cảm hứng thiết kế tại một số nơi trên thế giới như tại Philippines, San Francisco hay California…
Từ đó, dẫn đến số lượng các văn phòng nhà ống tại Việt Nam cũng tăng lên cao. Văn phòng nhà ống vốn có không gian tính chất của nhà ống nhưng mục đích không duy nhất là ở mà được sử dụng để làm không gian làm việc, hoặc vừa kết hợp không gian làm việc với để ở.
2. Đặc điểm của văn phòng nhà ống và tại sao phải thiết kế văn phòng nhà ống
Văn phòng nhà ống có các đặc điểm sau:
- Thời gian thiết kế nhanh, không phức tạp và tiết kiệm chi phí so với các mô hình văn phòng khác.
- Mặt tiền hẹp do đó để sở hữu một văn phòng nhà ống ở ngay vị trí trung tâm kinh tế hay khu vực đông dân cư, quỹ đất hạn chế không phải là điều quá khó khăn dành cho doanh nghiệp.
- Chiều ngang thực tế của văn phòng nhà ống thường từ 4-6m – bé và hẹp cho nên việc bố trí đồ đạc và sắp xếp lối đi thường chật và bất tiện hơn những mẫu không gian khác.
- Văn phòng thường có từ 2-3 tầng trở lên, do đó bố trí các khu vực chức năng cần xem xét kỹ lưỡng để mang lại sự thuận tiện nhất cho mọi người.
- Ở các khu phố lớn, các nhà ống tiếp sát nhau nên việc sử dụng cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên hay đón gió là điều khó khăn.
Có thể thấy, văn phòng nhà ống vốn không phải là không gian lý tưởng để làm không gian làm việc. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp đã sở hữu sẵn tài sản là nhà ống và muốn tận dụng không gian đó thì thiết kế văn phòng nhà ống sẽ là một sự lựa chọn tối ưu.
Với những đặc điểm riêng biệt của loại hình bất động sản này thì việc thiết kế là vô cùng cần thiết để có thể tận dụng tối đa khoảng không gian và tạo ra môi trường làm việc thoải mái, tiện nghi, nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
3. 5+ cách thiết kế văn phòng nhà ống hiệu quả
Với những hạn chế về không gian của mình, thiết kế văn phòng nhà ống mang lại không gian thoải mái, hiệu quả có thể sử dụng 5+ cách sau:
#1. Lựa chọn nội thất linh hoạt
Các nội thất linh hoạt có thể giúp tiết kiệm không gian và được sử dụng với các mục đích khác nhau. Ví dụ như bàn ghế kết hợp, có thể thay đổi kích thước để dành cho các mục đích sử dụng khác nhau. Hay những chiếc ghế đa năng có thể vừa để ngồi, nằm nghỉ…
Đặc biệt vấn đề ứng dụng công nghệ vào các hoạt động như đặt lịch họp, sử dụng khu vực chức năng đặc biệt sẽ không làm các hoạt động phòng ban bị chồng chéo.
Hạn chế sử dụng quá nhiều nội thất cho một tầng hoặc một không gian bởi không gian nhà ống vốn không lớn lại chia thành các mảng hoạt động khác nhau nên nếu sử dụng quá nhiều đồ nội thất sẽ mang lại cảm giác chật chội, bị bách cho cả căn phòng.
#2. Sử dụng hệ thống chiếu sáng, lấy gió thông minh
Là một khối hộp, thường 2 bên chiều dài bị chắn, văn phòng nhà ống gần như chỉ còn 2 mặt của chiều ngang để sử dụng để đón sáng và đón gió. Chính vì vậy, xây dựng các mặt này như thế nào để có được hiệu quả từ ánh sáng tự nhiên tốt nhất bởi nó mang lại ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng và sức khỏe thể chất của người sử dụng. Cùng đó việc thiết kế và sử dụng ánh sáng nhân tạo là việc cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng trong văn phòng.
Để có được lượng ánh sáng tốt nhất, ở mặt tiền văn phòng thay vì sử dụng những bức tường kín để che hãy thay bằng vật liệu kính, hoặc văn phòng có thể thiết kế trần theo hình thức mái vòm, hoặc mái cong trong suốt…
Để có thể đón gió trời hãy để các không gian thông, kết nối với nhau: Sử dụng “giếng trời” đón gió là một cách được các văn phòng nhà ống sử dụng phổ biến.
#3. Bố trí không gian khoa học
Các khu vực chức năng cần sắp xếp phù hợp với tính chất chia tầng và chiều dài của tòa nhà. Ví dụ như phòng tiếp khách được đặt tại vị trí tầng 1 hoặc tầng 2, hạn chế đặt ở những vị trí sâu, mất thời gian di chuyển đến đó. Các phòng chức năng có mối liên hệ và thường xuyên phải gặp gỡ nhau nên bố trí gần nhau.
Đối với cụ thể từng khu vực, bày trí bàn làm việc, ghế ngồi, phân chia các không gian là điều quan trọng để có thể tối ưu trải nghiệm của mọi người.
#4. Sử dụng cây xanh trong thiết kế
Sử dụng cây xanh trong văn phòng không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn mang lại các lợi ích về chất lượng không khí, giảm tiếng ồn, đem lại tinh thần thoải mái, tăng cường sức khỏe cho nhân viên. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi các văn phòng nhà ống xuất hiện chủ yếu tại các khu trung tâm kinh tế lớn, nơi thường xuyên bị ô nhiễm tiếng ồn và không khí. Bên cạnh đó, cây xanh giúp không gian vốn bị bó hẹp trong khối hộp không bị bí.
Có nhiều cách đưa cây xanh vào thiết kế văn phòng như sử dụng giá treo cây xanh, thiết kế các mảng tường xanh, trồng cây leo trên trần nhà…
#5. Đừng quên những không gian pantry thư giãn
Đối với một doanh nghiệp, để có thể tồn tại và phát triển thì nhân sự là điều quan trọng nhất. Thu hút, giữ chân và tăng năng suất làm việc là các yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình. Chính vì thế ngoài không gian làm việc, những khu vực pantry rất cần thiết. Các doanh nghiệp có thể tham khảo các mẫu thiết kế pantry đẹp, sáng tạo để xây dựng khu pantry thực sự là nơi nghỉ ngơi cho nhân viên.
Đối với văn phòng nhà ống, chúng ta có thể tận dụng khoảng không ngoài ban công để tạo ra khu vực thư giãn chất lượng, hoặc có các phòng để nghỉ ngơi, giải trí riêng biệt.
#6. Không quên thể hiện tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp của văn phòng.
Văn phòng chính là bộ mặt của cả doanh nghiệp. Để gây được ấn tượng và tạo dựng niềm tin với khách hàng, thiết kế văn phòng thể hiện tính chuyên nghiệp và tính thẩm mỹ là điều không thể thiếu.
Khu vực lễ tân.
Đây có thể là nơi đầu tiên khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp, chính vì vậy thiết kế cho khu vực lễ tân văn phòng nhà ống cần đảm bảo tính thẩm mỹ, gây được ấn tượng và phù hợp với không gian văn phòng.
Các doanh nghiệp nên sử dụng màu sắc thể hiện được bản sắc và cá tính của doanh nghiệp. Hãy sử dụng bộ nhận diện thương hiệu triệt để tại đây: logo, tên doanh nghiệp, màu sắc thương hiệu, Slogan… để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cần bố trí không gian sao cho khoa học, sạch sẽ, gọn gàng và dành một khoảng không cho việc di chuyển vào trong khu làm việc.
Phòng tiếp khách
Sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, sử dụng những nội thất sang trọng để thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như tôn trọng khách hàng của doanh nghiệp.
Bài viết trên đây cung cấp cho bạn 5+ cách để thiết kế văn phòng nhà ống – một loại hình rất phổ biến tại các thành phố lớn của nước ta. Đây vốn không phải mô hình thuận lợi để chúng ta thiết kế, nếu bạn cần thêm những tư vấn chuyên sâu về thiết kế kiểu văn phòng này, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự giúp đỡ nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!