Tổng hợp Top cách nấu canh chua hoa hiên hot nhất hiện nay 2023

Hoa hiên (Hemerocallis fulva) là loài cây có hoa giống hoa ly nhưng nhỏ hơn và thường có màu vàng hoặc đỏ. Chính vì thế, trước đây, dân gian thường dùng hoa hiên để làm màu tự nhiên và gọi là màu hoa hiên. Ngoài ra món ăn, bài thuốc từ hoa hiên rất bổ dưỡng và nhiều công dụng hay.

Ca dao có câu:

“Trai nam nhi lược ngà búi tócDây lưng thì nhuộm sắc hoa hiên” (1) (2).

Ngày nay, hoa hiên được biết đến như một trong những loại hoa quý, có giá cao và vừa là món ngon, vừa là vị thuốc. Khi dùng làm thức ăn, hoa hiên có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng chướng bụng, tức ngực, khó ngủ khi thức đêm nhiều (3).

Canh hoa hiên
Canh hoa hiên

Công dụng làm thuốc của hoa hiên

Theo kinh nghiệm dân gian thì hoa hiên – loại hoa màu vàng sẽ có công dụng làm thuốc mạnh hơn loại hoa màu đỏ. Tuy nhiên, nhìn chung thì cả hai loại này đều có vị ngọt, tính mát và thông vào tim, gan.

Nếu như trong y học hiện đại, hoa hiên được xem là nguồn nguyên liệu sáng giá để điều chế tân dược nhờ chứa chất đạm, chất béo, tinh bột, đường, vitamin A, B1, C… thì trong y học cổ truyền, loại hoa này cũng là vị thuốc đa công dụng (3).

Trong số đó, có thể kể ra các công dụng chủ đạo như:

Cách dùng: mỗi ngày lấy từ 6 – 12 g hoa hiên đem hãm uống như trà (hoặc sắc uống hay ép hoa tươi lấy nước uống cũng được) (3).

Hoa hiên phơi khô
Hoa hiên phơi khô

Một số món ăn bổ dưỡng, bài thuốc từ hoa hiên

1. Canh hoa hiên với sườn

Đây là món ăn, bài thuốc từ hoa hiên rất bổ dưỡng, thơm ngon với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: giúp giải tỏa tâm lý, làm giảm căng thẳng, giúp ngực giãn nở và nhuận tràng. Không chỉ thế, món ăn này cũng tốt đối với những đứa trẻ chậm lớn, những đứa trẻ hiếu động hoặc tinh thần hay bị hoảng hốt.

  • Chuẩn bị: 1 lạng hoa khô và 250 g sườn lợn.
  • Thực hiện: Trước hết, bạn rửa sạch và chặt nhỏ sườn lợn rồi cho vào nồi luộc sơ, sau đó vớt ra. Với hoa, bạn ngắt bỏ phần đầu thô ráp rồi cho vào nồi cùng với sườn, đổ thêm 6 chén nước vào và ninh cho chín, sau đó thêm chút muối để vừa ăn là được.
  • Lưu ý: Với món này, ban đầu ta vặn lửa to, thấy nước sôi thì vặn lửa nhỏ lại cho chín dần (ninh khoảng 30 phút là được) (3).

2. Hoa hiên xào phở

Thỉnh thoảng, bạn có thể làm món này cho bữa ăn để cải thiện tâm trạng và có được giấc ngủ ngon hơn.

  • Bước 1: Chuẩn bị 4 lạng hoa hiên khô, nửa kg phở, nửa cái bắp cải, nửa củ hành tây, nửa củ cải đỏ, 250 g thịt ba chỉ, 2 muỗng canh xì dầu, 2 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng cafe muối.
  • Bước 2: Với hoa, bạn ngắt bỏ cuống rồi túm nó lại, dùng nước tráng qua nhanh. Với bắp cải, bạn rửa sạch rồi xắt nhỏ thành sợi. Với củ cải đỏ và củ hành tây, bạn cũng gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi dài. Với thịt, ta cũng thái thành các sợi dọc.
  • Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đợi dầu nóng thì cho thịt và củ hành tây vào, xào cho thơm rồi cho tiếp củ cải đỏ và bắp cải. Khi thấy các nguyên liệu đều chín, ta thêm gia vị vào sao cho vừa ăn rồi đổ thêm 2 chén nước vào.
  • Bước 4: Khi thấy nước sôi, ta cho hoa hiên và phở vào, đảo cho đều rồi tắt bếp và thưởng thức (3).
Canh tôm với hoa hiên bài thuốc từ hoa hiên
Canh tôm với hoa hiên, món ngon được nhiều chị em yêu thích

Lưu ý khi dùng hoa hiên

Hoa hiên là loại hoa có vị thanh ngọt, thơm ngon nên nhiều người thích mua về làm thành các món ăn như nấu canh với tôm hay xào với các rau củ quả khác. Tuy nhiên, khi dùng loại hoa này, có một số điều bạn cần chú ý như sau:

  • Về liều lượng: không được lạm dụng vì với liều cao, loại hoa này sẽ gây ngộ độc. Trong đó, các biểu hiện thường thấy là: tiểu tiện không tự chủ, ức chế hô hấp, giãn đồng tử… Khi dùng làm thuốc, chúng ta cũng không được dùng quá 30 g mỗi ngày và nên hỏi thêm ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
  • Tác dụng phụ: Nước sắc từ hoa hiên có tác dụng làm máu đông nhanh hơn, vì vậy cần lưu ý khi dùng.
  • Thông tin thêm: Nước sắc từ loại hoa này còn được biết đến với tác dụng bổ máu (vì nó có thể làm tăng lượng hồng cầu trong máu và cả lượng tiểu cầu nhưng không làm ảnh hưởng đến công thức và số lượng của bạch cầu) (3).