Để có một mẫu tôn giả ngói vừa đẹp, vừa chắc chắn, an toàn đòi hỏi đội ngũ làm phải có trình độ kĩ thuật, kinh nghiệm lợp mái tôn giả ngói trong nhiều công trình. Trong bài viết này, Mái tôn Đức An sẽ hướng dẫn mọi người cách lợp mái tôn giả ngói đúng theo từng bước chi tiết đúng kĩ thuật, đúng tiêu chuẩn, tính toán chuẩn xác các thông số về diện tích, góc nghiêng của mái, trọng lực của mái,…. để có được con số chính xác thì đầu tiên cần phải nắm được kích thước chuẩn của tấm tôn giả ngói mới có thể tính chính xác được.
Kích thước tôn giả ngói chuẩn
Tôn giả ngói có kích thước chuẩn:
- Khổ hiệu dụng từ 1m – 1,1m, chiều dài được cắt tùy thuộc theo công trình và làm sao để vận chuyển thuận tiện nhất.
- Độ dày: trong khoảng từ 0,2 – 0,5 mm với các loại tôn sóng ngói bình thường; riêng với tôn sóng ngói chống nóng (tôn sóng ngói xốp) thì độ dày khoảng 55mm.
- Khoảng cách giữa từ đầu lớp ngói 1 đến đầu lớp ngói 2 là 270 mm
Kích thước tôn giả ngói: chiều rộng, chiều dày
Cách lợp tôn giả ngói đúng kĩ thuật
Quy trình thi công lợp mái tôn giả ngói tại Công ty Đức An được thực hiện qua 6 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Khảo sát công trình (đo đạc diện tích, tính toán, báo giá)
- Bước 2: Mua vật liệu, phụ kiện (dựa trên quá trình tính toán của bước 1)
- Bước 3: Lên phương án thi công (số lượng nhân công, thời gian hoàn thành, quá trình vận chuyển vật liệu… )
- Bước 4: Tiến hành thi công lợp tôn giả ngói
- Bước 5: Kiểm tra, hoàn thiện công trình
- Bước 6: Bàn giao và bảo hành
Dưới đây là các kĩ thuật được chúng tôi đúc kết qua quá trình làm thực tế trên nhiều công trình mái tôn giá ngói cho khách hàng. Để lợp mái tôn giả ngói đúng kỹ thuật, đảm bảo độ an toàn và chắc chắn cần thực hiện theo trình tự dưới đây.
1. Đo lường
Sau khi khách hàng liên hệ có nhu cầu làm mái tôn giả ngói, thợ của chúng tôi sẽ đến trực tiếp khu vực thi công để khảo sát, đo đạc các thông số gồm: chiều dài, chiều rộng, độ cao của mái tôn; từ đó tính toán ra các thông số:
– Độ dốc của mái (góc nghiêng của mái so với mặt sàn) lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại công trình là nhà cấp 4, nhà cao tầng. Độ dốc của mái được kí hiệu là: i
i=H/L
– Diện tích mái cần lợp: S =
Khi đã tính được diện tích cần lợp mái tôn sẽ tính ra được chi phí mua nguyên vật liệu (tôn lợp, xà gồ, khung kèo, ốc vít,…)
2. Thi công hệ thống khung mái, xà gồ
Khung mái, xà gồ giống như khung xương của toàn bộ mái tôn, là phần đỡ nằm phía dưới của mái tôn do đó cần phải được lắp đặt rất chắc chắn thì mới đảm bảo được sự an toàn cho toàn bộ hệ thống mái tôn. Việc thực hiện các mối hàn giữa các khung là rất quan trọng, đây sẽ là điểm tạo sự kết nối chặt chẽ từ những thanh sắt – inox rời thành một khung mái vững chắc.
Nhớ kiểm tra kĩ phần khung mái đã an toàn trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
3. Lắp viền bao quanh và máng nước
Khi đã hoàn thiện phần hệ thống khung mái chắc chắn, tiếp theo sẽ tiến hành lắp đặt toàn bộ viền bao quanh mái tôn hay chính là chu vi của mái tôn. Viền bao quanh này được gắn vào mái bằng loại đinh vít phù hợp.
Lắp đặt máng nước để khi trời mưa toàn bộ lượng nước mưa trên mái sẽ chảy vào máng và rồi chảy dồn xuống 1 điểm. Khi lắp máng nước nên lắp ở phía dưới của viền mái để nước thoát vào máng.
4. Đưa tấm tôn lợp giả ngói lên mái và lắp đặt
Lắp đặt các tấm lợp giả ngói, nên tiến hành lắp từ viền mái lên đến đỉnh. Khi gắn các tập lợp vào hệ thống khung mái sử dụng đinh vít có đệm cao su để cố định và không tạo ra lỗ dột cho mái tôn. Khoảng cách giữa các vít tầm 30cm, đảm bảo phần mép tôn ở phía dưới nhô ra khoảng 20 cm so với xà gồ. Khi tiến hành bắt vít cũng cần phải đảm bảo đúng kĩ thuật, bắt một lần là ăn ngay, không được bắt sai rồi gỡ ra bắt lại như vậy sẽ làm thủng mái tôn.
Các tấm lợp tôn giả ngói phải gối đè lên nhau, tấm trên gối lên tấm dưới ít nhất từ 5 – 20 cm. Tấm lợp sau úp lên tấm lợp trước (tấm bên cạnh) 0,5 sóng – 1,5 sóng. Tiếp tục thực hiện cho đến khi toàn bộ mái được bao phủ bởi các tấm tôn giả ngói.
Tại các điểm bắt vít, các điểm gối giữa các tấm lợp có thể dùng keo silicone trung tính để bịt nhằm tránh tình trạng bụi bẩn, nước mưa thấm vào gây hỏng mái.
5. Lắp đặt các tấm che khe nối
Các tấm che khe nối nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh tình trạng bị mưa thấm dột ảnh hưởng đến thời gian sử dung mái nên sau khi lợp xong toàn bộ diện tích phải cần phải tiến hành lắp các tấm che khe nối này.
Có thể uốn các tấm che nối này thành hình chữ V phù hợp với nóc nhà. Tùy thuộc vào độ dài của khe nối mà lựa chọn kích thước tấm che, số lượng vít bắt phù hợp.
5. Kiểm tra toàn bộ hệ thống mái tôn giả ngói và hoàn thành
Khi đã hoàn thành tất các các bước lợp tôn giả ngói ở trên, vẫn cần phải kiểm tra lại toàn bộ công trình một lần nữa, đặc biệt là các điểm bắt vít, các khe nối… Sau khi đã kiểm tra tiến hành dọn dẹp mái tôn, thu gọn những chiếc ốc vít còn vương trên mái, vệ sinh mạt sắt còn dính ở mái.
Khi đã hoàn tất tiến hành bàn giao lại công trình cho chủ nhà.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách lợp mái tôn giả ngói gửi đến bạn đọc, tuy nhiên không nên tự mua nguyên vật liệu về để tự lợp mái tôn cho nhà của mình nếu như bạn chưa bao giờ làm. Bởi vì trong quá trình thi công có thế dẫn đến nguy hiểm cho chính bản thân bạn và không đảm bảo được chất lượng của công trình. Nên nếu có nhu cầu lợp mái tôn giả ngói thì thuê một đơn vị chuyên nghiệp thi công và đứng theo dõi, giám sát quá trình làm của họ xem có thực hiện đúng các bước kĩ thuật trên hay không.
Những lưu ý trong quá trình thi công tôn giả ngói
Để mái tôn giả ngói đẹp, đảm bảo độ thẩm mỹ cao thì trong quá trình thi công cần lưu ý một số điểm sau:
- Khi vận chuyển các tấm lợp tôn giả ngói phải cẩn thận, tránh bị trầy xước, bóp méo.
- Khi bắt ốc vít cố định mái phải đảm bảo thực hiện đúng kĩ thuật, vít phải bắn vuông góc với bề mặt mái tôn, dùng lực vừa phải.
- Không được cắt, hàn trên bề mặt mái tôn, vì vừa gây nguy hiểm cho người thi công, vừa làm cho các mạt sắt bị bám trên mái tôn gây ra hiện tượng gỉ sét nếu không vệ sinh kĩ hoặc làm lửa hàn rơi xuống mái tôn gây cháy hư hỏng.
- Khi di chuyển trên mái tôn cần di chuyển nhẹ nhàng, bước vào những vị trí có xà gồ đỡ bên dưới để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, để mái tôn giả ngói luôn đẹp, có độ bên lâu hơn thì khi sử dụng cần lưu ý:
- Vệ sinh mái bằng nước theo định kỳ, xả trực tiếp nước lên bề mặt ngoài trời của mái để làm sạch bụi bẩn, không sử dụng các chất tẩy rửa có tính ăn mòn.
- Trong nhà tuyệt đối không được đặt nguồn điện, nguồn nhiệt dễ cháy (bàn thờ, ổ điện…) gần lớp cách nhiệt PU của mái ngói vì rất dễ bị cháy.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!