Giao tiếp là một trong những hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Một điều thú vị không phải ai cũng biết chính là mỗi người đều có một phong cách giao tiếp riêng.
Mỗi phong cách khác nhau sẽ được biểu thị qua nhiều biểu hiện khác nhau. Khi bạn hiểu được phong cách về giao tiếp, bạn sẽ biết cách làm cho cuộc trò chuyện có thể thoải mái và thú vị hơn.
Phong cách giao tiếp là gì?
Phong cách giao tiếp là hệ thống những cử chỉ, lời nói, động tác, điệu bộ và cách ứng xử tương đối ổn định của mỗi nhóm người hoặc mỗi người khi giao tiếp.
Phong cách giao tiếp là cách ứng xử của mỗi người trong cuộc trò chuyện
3 yếu tố cơ bản hình thành lên phong cách trong giao tiếp gồm:
- Ngôn ngữ cơ thể: Giúp bạn diễn đạt nội dung trọn vẹn hơn, tạo ấn tượng cho người nghe.
- Biểu cảm: Bạn cần thể hiện được sự hứng thú trong cuộc trò chuyện. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng phải cười. Một nụ cười xuất hiện đúng lúc luôn ý nghĩa hơn việc “cười cho có”.
- Giọng nói: Bạn cần luyện tập tông giọng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, không quá chậm, không quá nhanh. Âm lượng ở mức vừa đủ vì nói quá to sẽ thô lỗ, nói quá nhỏ sẽ trở nên rụt rè.
Đặc điểm của phong cách giao tiếp
Sau khi bạn đã hiểu được phong cách giao tiếp là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến những đặc điểm của phong cách giao tiếp. Thông thường, phong cách trong giao tiếp sẽ có 3 đặc điểm sau đây:
Tính ổn định
Tính ổn định của phong cách giao tiếp thể hiện ở chỗ mỗi tình huống khác nhau thì cách cư xử của một người, mỗi nhóm người đều có sự tương đối.
Ví dụ như một giáo viên có cách giảng bài chậm rãi trên bục giảng, thì sự nhẹ nhàng này vẫn xuất hiện trong quá trình giao tiếp với người khác.
Tính ổn định sẽ được quy định bởi 3 yếu tố cơ bản:
- Tính chất công việc
- Đặc điểm của thời đại
- Đặc điểm riêng của cá nhân
Tính chuẩn mực
Giao tiếp là một hành vi xã hội có tính chuẩn mực. Chuẩn mực của giao tiếp sẽ được quy định bởi đạo đức, thẩm mỹ, nền văn hóa, pháp luật, tập quán, phong tục, truyền thống, tiêu chuẩn xã hội và một vài nguyên tắc ngầm khác.
Ví dụ một đứa bé khi nói chuyện với người lớn thì câu mở đầu sẽ là “Dạ thưa,…”; một học sinh khi trả lời câu hỏi của giáo viên thì sẽ bắt đầu bằng “Dạ thưa cô/thầy,…”;…
Nếu như bạn không tuân thủ các chuẩn mực trong giao tiếp thì sẽ bị đánh giá là “thiếu văn hóa”, “thiếu lịch sự”. Do đó trong quá trình giao tiếp, bạn cần phải chú ý đến tính chuẩn mực vì nó quyết định đến hình ảnh của bạn trong mắt người khác.
Tính linh hoạt
Tính linh hoạt trong giao tiếp chính là sự thay đổi trong giao tiếp sao cho phù hợp với tình huống, hoàn cảnh xã hội.
Như vậy thì tính linh hoạt sẽ phản ánh được sự khéo léo, tinh tế, mềm dẻo của mỗi người trong khi giao tiếp với mục đích làm cho quá trình giao tiếp hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan:
13 Cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả
Kỹ năng nói trước đám đông: 12 Mẹo giúp bạn tự tin khi thuyết trình
15 Cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả
Phong cách giao tiếp cơ bản điển hình hiện nay
Có rất nhiều phong cách khác nhau trong giao tiếp tuy nhiên dựa vào những đặc điểm nổi bật thì các nhà tâm lý học đã phân nhóm thành 3 phong cách giao tiếp như sau:
Phong cách giao tiếp tự do
Người có phong cách giao tiếp tự do thường có các biểu hiện sau:
- Lời nói, hành vi, cách cư xử, thái độ thường được quyết định bởi cảm xúc nên các chuẩn mực trong giao tiếp bị xem nhẹ.
- Mục đích, đối tượng, nội dung giao tiếp thường xuyên bị thay đổi.
- Có mối quan hệ rộng với những người xung quanh nhưng thường hời hợt.
Người có phong cách tự do sẽ tạo được sự thoải mái khi giao tiếp
Ưu điểm của phong cách giao tiếp tự do chính là làm cho đối phương có sự thoải mái, được tôn trọng trong quá trình giao tiếp. Đối với những người có ý thức tự giác cao, họ sẽ phát huy được sự tích cực trong con người họ.
Tuy nhiên, những người có cách giao tiếp tự do thường bị người khác đánh giá là thiếu nghiêm túc. Đôi khi họ còn bị hiểu lầm là không đủ trưởng thành, thiếu chín chắn để quyết định những việc lớn.
Phong cách giao tiếp độc đoán
Một phong cách thường gặp chính là phong cách giao tiếp độc đoán. Người có phong cách này thường xuyên đòi hỏi ranh giới, nguyên tắc và muốn được tôn trọng.
Họ thường xuyên có các hành động, đánh giá, kiên quyết mang tính cá nhân, xuất phát từ phía họ và không quan tâm đến cảm xúc người khác. Do đó nên có nhiều người ngại tiếp xúc với những người này.
Trong quản lý doanh nghiệp mà vị trí lãnh đạo mang tính độc đoán thì bộ phận nhân viên sẽ khó mà phát huy được năng lực của mình.
Tuy nhiên, trong một số tình huống cần quy tắc và trách nhiệm thì phong cách giao tiếp độc đoán sẽ phát huy được tác dụng tối đa.
Phong cách giao tiếp dân chủ
Người có phong cách giao tiếp dân chủ sẽ có các biểu hiện sau:
- Gần gũi, bình đẳng, thoải mái
- Biết cách lắng nghe người đối diện
- Chú ý đến đặc điểm cá nhân của đối tượng giao tiếp, tôn trọng sự khác biệt của họ.
Một người sếp có phong cách giao tiếp dân chủ sẽ giúp cho nhân viên có thể thoải mái, tự tin sáng tạo. Do đó người có phong cách này thường được nhiều người tin tưởng, yêu mến.
Tuy nhiên dù bạn là người có phong cách giao tiếp dân chủ thì bạn cũng cần phải có một ranh giới nhất định. Mặc dù kể cả khi 2 người đều thoải mái với nhau thì trong giao tiếp vẫn cần có một vài nguyên tắc lịch sự mà bạn không nên bỏ qua.
4 Kiểu người đặc trưng thường gặp trong giao tiếp
Dựa theo các yếu tố cần thiết trong phong cách giao tiếp, chúng ta sẽ có 4 kiểu người thường gặp trong cách giao tiếp. Cụ thể như sau:
Người phân tích (Analyticals)
Người phân tích thường có cách làm việc của họ ít phản ứng với người khác, ít quyết đoán. Họ sẽ tập trung nhiều vào nhiệm vụ và công việc của bản thân, có xu hướng hạnh phúc khi làm việc một mình.
Người phân tích có xu hướng thích làm việc một mình
Điểm mạnh của họ chính là khả năng suy luận logic, phân tích sự kiện khá giỏi. Tuy nhiên trong một số trường hợp họ sẽ làm cho người khác cảm thấy không vui vì thường xuyên để ý đến các tiểu tiết nhỏ,
Một vài đặc điểm để bạn nhận diện được người phân tích như sau:
- Dành nhiều thời gian để đảm bảo mọi thứ đúng ý họ và hoàn hảo.
- Tập trung vào công việc hơn là tập trung vào con người.
- Có xu hướng làm việc một mình, hạn chế làm việc nhóm
- Có cách nhìn tổng quát, đánh giá các vấn đề thận trọng, chính xác.
- Đôi khi sẽ khá cứng đầu khi đưa ra quyết định, một số trường hợp sẽ rút khỏi nhiệm vụ đang làm.
Người dẫn dắt (Drivers)
Người có tính cách này thường sẽ không quan tâm đến việc người khác cảm nhận về họ như thế nào. Họ có xu hướng khác độc lập và thẳng thắn trong công việc, quan tâm nhiều đến kết quả cuối cùng, thực dụng.
Chính vì những đặc điểm trên nên đôi khi người dẫn dắt sẽ có những lời nói hoặc hành động chưa đủ cân nhắc, tinh tế. Đôi khi người khác sẽ không cảm thấy thích thú khi giao tiếp với họ.
Một vài đặc điểm để bạn có thể nhận diện được người dẫn dắt:
- Hiếu thắng và thích chiến thắng
- Có phản ứng nhanh, quyết đoán, luôn cẩn trọng trong mọi quyết định
- Đôi khi sẽ thiếu đi sự nhạy cảm và kiên nhẫn
- Không thích sự chần chừ
- Có xu hướng giành quyền kiểm soát khi bản thân bị căng thẳng
Người dễ mến (Amiables)
Người dễ mến là những người có khả năng tương tác cao nhưng tính quyết đoán khá thấp. Họ sẽ có sự hòa đồng trong mối quan hệ xã hội.
Người dễ mến sẽ hạn chế tối đa bất đồng trong công việc
Những người dễ mến là những người đáng tin cậy và có sự ổn định trong công việc. Đôi khi họ có xu hướng né tránh các xung đột và bất cẩn trong công việc.
Một số đặc điểm để bạn có thể nhận biết được người dễ mến:
- Giữ được mối quan hệ tốt với người khác
- Luôn lắng nghe, thân thiện
- Biết cách hợp tác và làm việc nhóm
- Có xu hướng muốn được yêu thích và tôn trọng
- Không thích sự tranh luận hay rủi ro
- Thích sự an toàn và làm việc một cách có tổ chức
- Có thể sẽ thiếu quyết đoán
- Thích được làm tròn bổn phận hơn là lãnh đạo
Người biểu cảm (Expressives)
Người biểu cảm thường có tính quyết đoán và phản ứng nhanh trong mọi trường hợp. Họ sẽ có sự rõ ràng trong công việc, tầm nhìn rộng. Tuy nhiên họ sẽ thường thiếu đi sự nhạy bén, thiếu kiên nhẫn và dễ dàng mất tập trung.
Một vài dấu hiệu nhận biết người biểu cảm như sau:
- Luôn tương tác tốt với mọi người xung
- Hướng ngoại và nhiệt tình trong công việc
- Có sự sáng tạo
- Có khả năng thuyết phục người khác cao
- Trực giác khá nhạy bén
- Thích được người hết thừa nhận đóng góp của mình
- Không thích sự phức tạp và lặp lại
Cách vận dụng thông minh phong cách giao tiếp trong đời sống
Nếu như bạn đã hiểu rõ các phong cách giao tiếp cơ bản thì bạn có thể “nâng cấp” được cuộc trò chuyện chất lượng hơn. Từ đó các mối quan hệ xung quanh cũng sẽ phát triển theo hướng tích cực.
Lời khuyên từ các chuyên gia chính là bạn nên vận dụng từng phong cách giao tiếp sao cho phù hợp với từng tình huống khác nhau. Nếu bạn vẫn chưa biết cách vận dụng sao cho hợp lý và đúng cách thì có thể học hỏi qua các khóa học kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Vậy học kỹ năng giao tiếp ở đâu tốt tại TP. HCM?
Bạn có thể tham gia vào khóa học kỹ năng giao tiếp tại Trung tâm Khóa Học Doanh Nghiệp – PTI để cải thiện cách giao tiếp của mình.
Trung tâm Khóa Học Doanh Nghiệp – PTI có đầy đủ các chương trình dành cho cấp quản lý trung cấp đến ban lãnh đạo cao cấp. Các lớp học kỹ năng giao tiếp tại đây được thiết kế đặc biệt, bám sát với tình hình cuộc sống.
Đội ngũ giảng viên là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành giáo dục. Đặc biệt một số giảng viên từng làm việc tại chính phủ, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên vô giá để vận dụng phong cách trong giao tiếp một cách thông minh.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp cho người đọc hiểu thêm về phong cách giao tiếp trong lối cư xử hàng ngày. Việc hiểu rõ về giá trị của từng loại phong cách trong giao tiếp sẽ giúp bạn điều chỉnh được thói quen của mình, xây dựng được hình ảnh của bản thân trong mắt người khác.
Nếu như bạn có nhu cầu nâng cấp bản thân trong giao tiếp, hãy liên hệ Trung tâm Khóa Học Doanh Nghiệp – PTI để được tư vấn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!