1Súc miệng bằng nước muối
Muối có tính sát trùng cao, thích hợp để sử dụng cho vết thương hay tình trạng bị viêm. Bạn nên súc miệng bằng nước muối chuyên dụng có thể tìm thấy tại các nhà thuốc.
Ngoài ra, bạn có thể tự pha nước muối như sau: 1 thìa muối ăn pha với 237ml nước lọc, khuấy đều cho muối hòa tan hoàn toàn.
Thực hiện súc miệng ngày 2 – 3 lần để giúp loại bỏ vi khuẩn, virus ra ngoài cơ thể.
Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn
2Viêm ngậm cam thảo
Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch. Một thảo dược phổ biến, trong dân gian sử dụng loại cây này để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Trong cam thảo có chứa thành phần Glycyrrhizin, là một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và chống oxy hóa rất tốt. Cam thảo chứa các hoạt chất có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm giảm nhanh những cơn ho và làm dịu cổ họng.[1]
Người bị viêm amidan bị đau họng, khô họng nên dùng viên ngậm cam thảo để làm dịu cổ họng, giảm viêm.
Dùng viên ngậm cam thảo giúp trị viêm amidan
3Uống trà pha với mật ong nguyên chất
Đặc tính chữa bệnh của mật ong là hoạt tính kháng khuẩn, duy trì tình trạng vết thương ẩm và độ nhớt cao giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ để ngăn ngừa nhiễm trùng.[2]
Đặc tính điều hòa miễn dịch của mật ong cũng có liên quan đến việc sửa chữa vết thương.
Gừng (Zingiber officinale Rosc.) ngoài vai trò làm gia vị cho món ăn, gừng còn được dùng trong y học cổ truyền. Với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa tốt.[3]
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 5g gừng tươi, 1 thìa mật ong nguyên chất, 20g trà túi lọc, 150ml nước sôi.
- Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt thành sợi.
- Pha trà túi lọc với 150ml nước sôi, cho gừng vào ly.
- Khoảng 3 phút lấy túi lọc ra.
- Để trà nguội, cho thêm mật ong vào khuấy đều.
Trà gừng mật ong làm dịu cơn đau họng
4Ăn đồ mềm, dễ nuốt
Hãy chọn thức ăn nhạt và dễ nuốt để giúp bạn được nuôi dưỡng mà không bị viêm cổ họng thêm.
Khi cảm thấy đau khi nuốt, bạn nên chuyển sang ăn thức ăn mềm như: táo, trứng và bột yến mạch đều là những lựa chọn tốt.
Nên tránh đồ ăn khô cứng, cay, chua sẽ là nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc họng.
Thức ăn mềm như bột yến mạch
5Dùng máy tạo độ ẩm
Khi bạn nói nhiều làm khô họng hay không khí xung quanh quá khô sẽ khiến tình trạng viêm amidan trở nên nghiêm trọng.
Để tránh hiện tượng này hãy làm tăng độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm. Vì giúp giảm khô đường mũi và cổ họng. Nên đặt máy gần giường ngủ và luôn vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng.[4]
Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp cổ họng không bị khô
6Khi nào gặp bác sĩ
Triệu chứng cần gặp bác sĩ
Gọi cho bác sĩ nếu bạn đang trải qua các dấu hiệu sau:
- Đau họng kèm theo sốt.
- Đau họng không khỏi trong vòng 24 – 48 giờ.
- Đau hoặc khó nuốt.
- Mệt mỏi, suy nhược.
Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
Xem thêm:
- Amidan có nguy hiểm không? Các biến chứng viêm Amidan thường gặp
- Viêm amidan thì nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi bệnh
- 10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!