Extrim | Sự khác biệt giữa giày chạy bộ và giày đi bộ

Tại sao phải có giày đi bộ và chạy bộ khác nhau

Áp lực lên bàn chân khác nhau khi đi bộ hoặc chạy, nên bạn cần mang giày để triệt tiêu những áp lực một cách chủ động. Hơn nữa, những bộ phận của bàn chân hoạt động khác nhau khi đi hoặc chạy. Do đó không có loại giày nào lý tưởng cho hai loại hình vận động này. Lựa chọn duy nhất và tốt nhất là mua những đôi khác nhau phù hợp.

Mỗi người có dáng vòm chân khác nhau. Nếu bạn sử dụng giày không phù hợp sẽ gây ra các chấn thương xương khớp khi tập luyện. Tốt nhất bạn mua giày đã được nghiên cứu giành riêng cho hoạt động đi bộ và chạy bộ mặc dù nó đắt hơn.

Bàn chân con người rất quan trọng, chúng có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi đi bộ hoặc chạy sẽ tạo ra áp lực rất lớn lên bàn chân và nếu bạn không sử dụng giày phù hợp, bàn chân bạn sẽ bị quá tải. Và kết quả là chấn thương, đau vùng bàn chân hoặc các vấn đề bệnh lý khác, một số không thể phục hồi được. Đó là lý do tại sao các bác sỹ đều khẳng định tầm quan trọng của một đôi giày phù hợp.

Một số người mua giày thể thao hoặc giày tennis cho tất cả các hoạt động như tập gym, đi bộ, đi dạo hoặc các hoạt động khác. Đó là cách làm không đúng và gây hại cho bàn chân. Các bạn hãy lưu ý có một số điểm khác biệt giữa giày đi bộ và giày chạy bộ. Biết được các đặc điểm này để bạn có thể mua cho mình một đôi giày phù hợp.

Extrim

Các điểm khác biệt chính để phân biệt giày chạy bộ và giày đi bộ

Đối với một người bình thường, rất khó phân biệt sự khác nhau giữa giày đi bộ và giày chạy bộ, tuy nhiên có một số đặc điểm đặc thù giúp bạn nhận biết được.

  • Đệm giày: Áp lực bàn chân lên mặt đất khi đi bộ sẽ nhẹ hơn khi chạy. Số lần người đi bộ tác động lên mặt đất bằng 1.5 lần trọng lượng cơ thể và khi chạy là gấp 3 lần. Vì vậy, khi chạy bộ bạn cần đôi giày có nhiều đệm hơn nghĩa là nó sẽ nặng hơn. Người đi bộ thích những đôi giày nhẹ có đệm giày vừa đủ.
  • Gót giày: Mỗi người có mỗi cách chạy khác nhau nên tác động của bàn chân lên mặt đất cũng khác nhau, có thể là gót chân hoặc lòng bàn chân nhưng đối với người đi bộ gót chân sẽ tiếp xúc trước. Vì vậy, giày đi bộ có độ dốc gót mũi bằng nhau là lý tưởng. Độ dốc này có trong phần thông tin kỹ thuật được đo bằng milimet. Giày có độ dốc gót mũi giày dưới 8mm là giày đi bộ tốt nhất. Đối với người chạy bộ tiếp xúc bằng gót chân hoặc bàn chân giữa nên chọn giày nâng gót.
Extrim
  • Độ bè gót giày: khi đi bộ bạn sẽ chọn giày không bè gót trong khi đó giày có gót bè hỗ trợ thêm khi chạy. Chức năng bè gót giúp không bị lật cổ chân, tạo thêm sự ổn định khi vận động. Gót giày có bè gây khó chịu khi đi bộ.
  • Tính đàn hồi: Đây là đặc điểm hai loại giày đều có, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn mạnh mũi giày và quan sát phần bị uốn cong. Giày chạy sẽ cong ở phần đầu hoặc giữa bàn chân trong khi đó giày đi bộ sẽ cong ở phần bàn chân trước. Tuy nhiên tránh chọn những đôi giày bị cong ở vòm bàn chân. Những đôi giày không thể uốn cong không phù hợp cho cả đi bộ lẫn chạy bộ.
  • Đế giày: giày đi bộ có đế mềm để sải bước tự nhiên nhưng giày chạy cần có đế dày và nghiêng.
  • Kiểm soát chuyển động: những ai thích kiểm soát chuyển động phải bỏ qua tính đàn hồi của giày. Người chạy bộ muốn bàn chân ở vị trí trung lập nhưng loại đó là loại giày cứng và không phù hợp. Vì vậy hãy chọn sau khi đã kiểm tra kỹ. Giày đi bộ không cho phép kiểm soát chuyển động nhiều.
  • Bản chất của đi bộ: Thay vì xem xét các địa điểm bạn đi bộ như công viên, đường đá hay đường mòn, hãy chọn giày. Đường càng khó cần những đôi giày càng chắc chắn.
  • Tính đàn hồi: Giày càng đàn hồi càng phù hợp để đi bộ. Bạn hãy thử tính đàn hồi bằng cách xoắn đôi giày từ mũi đến gót, giày đi bộ sẽ co giãn vừa phải và xoắn ở vị trí bàn chân giữa.
  • Đệm giày: Giày đi bộ không yêu cầu nhiều đệm, chỉ cần tập trung phần đệm lót ở khu vực bàn chân giữa.
  • Trọng lượng: giày có trọng lượng nhẹ thích hợp để đi bộ.
  • Chống nước: Tính năng này cần thiết tuỳ theo mục đích sử dụng. Nếu bạn không ra ngoài nhiều khi thời tiết xấu thì không cần một đôi giày chống nước. Đối với ai hay di chuyển ở khu vực có mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, nên có một đôi giày chống thấm.
  • Sự vừa vặn: Vừa vặn nghĩa là không gây ra chấn thương và dễ chịu khi vận động. Thử giày trước khi tập luyện. Và lưu ý rằng giày có khuynh hướng giãn ra khi sử dụng. Nếu ngón chân bạn đụng phần mũi giày, đôi giày đó không vừa chân. Bạn cũng phải đi thử trên mặt phẳng nghiêng để kiểm tra. Sau đó đi thử trên cầu thang, nếu gót giày nâng lên quá cao thì bạn nên chọn đôi khác.
Extrim

Các đặc điểm cần xem xét khi mua giày chạy bộ

  • Kích thước: Xác định kích cỡ: chiều dài, chiều rộng giày. Kiểm tra khoảng trống bằng chiều rộng ngón tay cái giữa phần mũi giày và ngón chân dài nhất. Các ngón chân có thể cử động dễ dàng. Giày có bề rộng đủ để bàn chân cử động sang hai bên thoải mái.
  • Vị trí gót chân: Gót chân cử động được, cảm giác thoải mái, không bị bó chật
  • Tính đàn hồi: Đôi giày chạy bộ phù hợp có đặc điểm khi bạn giữ phần gót và nhấn phần mũi xuống mặt đất, phần uốn cong nằm ở bàn chân giữa. Nếu phần uống cong nằm ở vị trí khác sẽ gây ra một số vấn đề khi chạy như chấn thương vòm chân, đau gân Achilles.
  • Thoáng khí: ở các khu vực thời tiết lạnh sẽ không có vấn đề nhưng ở xứ nóng, bạn phải cân nhắc lựa chọn phù hợp.

Nói tóm lại, có rất nhiều điểm khác biệt giữa giày chạy bộ và giày đi bộ. Tuy nhiên, bạn có thể đi bộ bằng giày chạy nhưng không thể làm ngược lại. Nếu bạn tập luyện cả đi bộ và chạy bộ, bạn nên sở hữu cả hai loại. Hiện tại có thể tăng thêm chi phí, nhưng trong dài hạn, bạn sẽ thấy hai đôi giày có giá trị.

Bạn cũng nên xem phần thiết kế, màu sắc, giá cả khi lựa chọn. Một đôi giày đi bộ hoặc giày chạy thường có giá đắt vì chúng chứa hàm lượng chất xám cao. Một điểm cần lưu ý khác là bạn nên mua giày vào buổi tối vì thời điểm đó bàn chân có kích thước tối đa. Mặc dù có những diểm khác biệt nhưng cả giày chạy và giày đi bộ đều nâng niu bàn chân bạn.

Xem thêm:

4 Bước vệ sinh giày chạy bộ đơn giản nhưng hiệu quả ngay tại nhàCách vệ sinh giày đi bộ và khử mùi hôi đúng cách! Bạn đã biết chưa?