Cách học tốt môn vật lý đại cương

Vật lí đại cương 1

1. Thời lượng giảng dạy:

  • 3 tín chỉ,
  • Tương đương 45 tiết giảng + 3 tiết hệ thống = 48 tiết (48 x 50 = 2400 phút)
  • Tương đương 40 giờ giảng (40 x 60 = 2400 phút)

2. Điểm thành phần:

  • 10% điểm rèn luyện
  • 20% điểm bài kiểm tra
  • 70% điểm thi cuối kỳ

3. Thời gian + Cấu trúc đề thi

  • Thời gian thi: 90 phút
  • Hình thức: Tự luận
  • Cấu trúc đề thi: 04 câu (02 bài tập và 02 câu lí thuyết)

Bài tập: chương 1, 2, 3, 4, 8

Câu hỏi lý thuyết: chứng minh, giải thích, vận dụng

4. Một số nội dung quan trọng

CHƯƠNG I. ĐIỆN TRƯỜNG TĨNH

– Điện thông, định lý Ostrogradski-Gauss (O-G) và ứng dụng đinh lí O-G xác định điện trường của vật mang điện

– Tính chất thế của điện trường tĩnh, thế năng, điện thế, mặt đẳng thế

– Hệ thức liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế

CHƯƠNG II. VẬT DẪN

– Điều kiện cần băng tĩnh điện của vật dẫn và những tính chất của vật dẫn tích điện cân bằng

– Hiện tượng điện hưởng

– Năng lượng điện trường

– Tụ điện

CHƯƠNG III. ĐIỆN MÔI

– Hiện tượng phân cực điện môi, mật độ điện tích liên kết

– Cường độ điện trường và điện cảm trong điện môi

– Các tinh chất của điện môi đặc biệt, hiệu ứng áp điện

CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

– Tương tác từ của dòng điện, định luật Ampere

– Các đại lượng đặc trưng cho từ trường

– Áp dụng nguyên lý chồng chất từ trường xác đinh từ trường của một số dòng điện (dòng điện thẳng, dòng điện tròn, hạt điện chuyển động, định nghĩa Mômen từ

– Từ thông, định lý Ampere về lưu số của cường độ từ trường, ứng dụng của định lí

– Lực từ: lực Ampere (tác dụng của từ trường lên dòng điện thẳng và dòng điện tròn), lực Lorentz (tác dụng của từ trường lên hạt điện tích chuyển độn trong từ trường đều)

– Công của từ lực.

CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

– Hiệu ứng bề mặt

– Năng lượng từ trường (của ống dây điện, của từ trường bất kỳ)

CHƯƠNG VI . VẬT LIỆU TỪ

– Căn cứ vào sự từ hóa của vật liệu để phân loại vật liệu từ

– Hiếu ứng nghịch từ, phân biệt chất nghịch từ, thuận từ và sắt từ

– Các tính chất đặc biệt của sắt từ (Nhiệt độ Curie, từ trễ, Ferit), thuyết miền từ hóa tự nhiên của Landao để giải thích các tính chất đặc biệt đó.

CHƯƠNG VII. TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

– Phân biệt điện trường xoáy và điện trường tĩnh.

– Luận điểm I và II của Maxwell

– Dòng điện dịch

CHƯƠNG VIII. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ

– Khảo sát và đưa ra các đại lượng điện dao động của mạch dao động điện từ điều hoà, tắt dần và cưỡng bức

CHƯƠNG IX . SÓNG ĐIỆN TỪ

– Các tính chất tổng quát của sóng điện từ

– Thang sóng điện từ.

– Năng lượng và năng thông sóng điện từ.

5. Tài liệu học tập

– Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ (2006), Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Giáo dục.

– Lương Duyên Bình (Chủ biên) (2006), Bài tập Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Giáo dục.

– Tống Thị Hảo Tâm, Đặng Đình Hải (2019), Bài giảng Vật lí đại cương tập 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

ĐỀ THI MẪU

Câu 1 (2,5điểm)

So sánh 3 loại vật liệu từ: nghịch từ, thuận từ và sắt từ.

Câu 2 (2,5điểm)

Nêu đặc điểm của dao động điện từ tắt dần. Thành lập phương trình dao động điện từ tắt dần.

Câu 3 (2,5điểm)

Cho hai bản phẳng vô hạn, đặt song song cách nhau một khoảng xác định, tích điện đều với mật độ điện mặt lần lượt là σA, σB và σA > 0, σB < 0.

  1. Xây dựng biểu thức xác định cường độ điện trường E tại một điểm trong điện trường của vùng không gian giữa hai bản phẳng (Lưu ý: được sử dụng công thức xác định E tại một điểm trong điện trường của một bản phẳng vô hạn tích điện đều).
  2. Áp dụng tính giá trị của E. Cho biết ε = 2, và.

Câu 4 (2,5điểm)

Một điện tích điểm q = 2.10-6 C đặt trong môi trường không khí, điểm M nằm trong điện trường của q và cách q một khoảng r = 4 cm. Tại điểm M, xác định:

  1. Vectơ cường độ điện trường (phương, chiều, độ lớn);
  2. Giá trị điện thế.

Cho biết: ε0 = 8,86.10-12C2/N/m2 và ε = 1.