Trồng và chăm sóc rau ngót hiện đang được nhiều chị em nội trợ quan tâm với mong muốn sở hữu một vườn rau ngót xanh sạch cung cấp cho bữa ăn cho cả nhà. Bởi rau ngót là loại rau dễ trồng, có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin C và rất quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình. Cùng Namix tìm hiểu cách trồng rau ngót bằng cách giâm cành nhé!
Đặc điểm sinh trưởng của rau ngót
Nguồn: Internet
- Tên khoa học: Sauropus androgynus
- Tên gọi khác: Cây bồ ngót, bù ngót, rau tuốt hay hắc diện thần
- Thuộc họ: Thầu dầu – Euphorbiaceae
Rau ngót mọc thành từng bụi, cao khoảng tầm 1.5 đến 2m. Thân cây nhỏ, màu xanh thẫm, về già chuyển màu nâu nhạt. Lá có hình dáng bầu dục, mọc so le nhau, cuống lá rất ngắn chỉ khoảng từ 1 đến 2mm. Phiến lá mỏng, láng mịn và không thấm nước. Hoa cây rau ngót, thường có màu trắng hoặc đỏ thẫm, mọc đơn lẻ trải dọc theo lá. Quả rau ngót có hình cầu, màu trắng ngà.
Thời điểm thích hợp trồng rau ngót
Rau ngót rất dễ sống nên chúng trồng được 4 mùa trong năm. Tuy nhiên, rau ngót mọc tốt nhất vào mùa mưa. Ở nước ta, có 2 mùa chính trồng rau ngót:
- Vụ Xuân: từ tháng 2 – tháng 4
- Vụ Thu: từ tháng 8 – tháng 9
Trồng rau ngót bằng cách giâm cành cây mau lớn, sống lâu, khoảng 2 – 3 năm nên trồng lại để cây phát triển tốt hơn..
Chuẩn bị gì trước khi trồng rau ngót
Đất trồng
Nguồn: Namix
Rau ngót là loại không kén đất, rất dễ trồng và sinh trưởng cũng nhanh. Tuy nhiên vẫn nên chuẩn bị đất dinh dưỡng để ít tốn thời gian chăm sóc hơn. Đất trồng rau Namix sẽ hỗ trợ bạn trong việc này. Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cành giâm cũng như không cần tốn thời gian phối trộn gì cả, chỉ cần mua về là sử dụng được ngay. Còn gì tuyệt vời hơn đúng không nào?
Chọn giống trồng rau ngót
Có 2 giống rau ngót phổ biến để bạn lựa chọn trồng với các đặc điểm sau:
- Rau ngót lá to: Loại rau ngót này thì có khả năng sinh trưởng rất khỏe, nhiều chất dinh dưỡng.
- Rau ngót lá nhỏ: Loại rau ngót này có đặc điểm sống khỏe và ít bị sâu bệnh gây hại.
Cách nhân giống rau ngót bằng giâm cành
Cách trồng rau ngót này dễ thực hiện hơn và tỷ lệ cây sống cao. Để trồng rau ngót theo cách này, bạn chọn những cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không bị dập nát để làm cành giâm. Khi cắt cành giâm bạn cắt chéo để tăng độ tiếp xúc của cành với đất, chiều dài của cành khoảng 20 – 25 cm.
Cách trồng rau ngót bằng giâm cành
Nguồn: Internet
- Cho đất sạch đã chuẩn bị vào thùng xốp và tạo các đường rãnh thẳng hàng, độ sâu khoảng 10cm, hàng cách hàng 40cm.
- Cắm nghiêng cành giâm xuống đất một góc 45 độ, tuyệt đối không cắm thẳng cây sẽ khiến cành giâm nhanh đổ và mọc rễ chậm.
Chú ý:
- Khoảng cách giữa các cây không quá gần cũng không quá xa, chừng 25 – 30 cm là được. Mỗi hố bạn có thể trồng 1 – 2 cây.
- Sau khi đã cắm cành giâm vào đất, vun chặt gốc với đất. Nhớ tưới ẩm đất và bón phân để cây nhanh lớn. Nếu thời tiết nắng nhiều hoặc gió to bạn nên dùng rơm phủ lại hoặc dùng giàn che để cây non không bị chết
Thời điểm tốt nhất để trồng cây là vào chiều tối, thời tiết mát mẻ.
Chăm sóc rau ngót sau trồng
Tưới nước
Khoảng thời gian sau khi trồng là quan trọng nhất, bạn phải thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển nhanh. Nhất là vào những ngày trời nắng thì nên tưới 2 lần sáng và chiều nhé. Những ngày mưa nên giảm số lần và lượng nước tưới. Đồng thời bạn cần nhổ cỏ, bắt sâu để cây con nhanh ra mầm lá và bén rễ.
Bón phân
Sau 15 – 20 ngày rễ con sẽ bắt đầu nhú từ cành giâm. Bạn tiến hành bón phân và tưới đủ nước cho cây. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vun đất vào gốc để giữ cây đứng thẳng, không bị nghiêng ngã nhiều. Sau khi trồng một tháng nên tiến hành bón thúc cho cây. Phân bón cây thường là phân chuồng ủ hoai mục để giúp cành giâm phát triển tốt hơn. Do cây rau ngót thu hoạch liên tục nên sau mỗi lần thu hoạch, cần bón cho cây 1 lần phân và khoảng 6 tháng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây. Hai năm sau, bạn nên trồng lại cây mới.
Tỉa cành, làm cỏ
Khi chăm sóc rau ngót bạn cần vệ sinh vườn thường xuyên: dọn cỏ, bắt sâu… Việc tưới nước nên tiến hành 1 ngày/lần vào những ngày bình thường. Trong quá trình thu hoạch, cây nên được kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây rau ngót tương đối ít bị sâu bệnh tấn công nhưng không phải là hoàn toàn không có. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: sâu cuốn lá, sâu xanh. Khi bị sâu bệnh hại có thể sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol…Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
- Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật.
- Phun đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm.
- Không phun thuốc sát ngày thu hoạch. Lần phun cuối cùng cách ngày thu hoạch khoảng 1 tuần đến nửa tháng.
Thu hoạch
Nguồn: Internet Rau ngót sau khi trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch được, lúc này bạn hãy cắt ngang các nhánh cây hoặc chỉ tuốt lá. Rau ngót cho thu hoạch liên tục, cứ cách 15-20 ngày cây sẽ cho lá non mới để thu hoạch.
Sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên xới gốc, cắt tỉa các nhánh cây già tạo thông thoáng cho vườn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung phân cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Với một cây thân gỗ như rau ngót thì bạn có thể duy trì cây trong vòng 4 hay 5 năm đều được.
Hy vọng với bài viết của Namix bạn có thể có ngày cho mình một vườn rau với các bụi rau ngót được trồng từ cành giâm rau ngót một cách đơn giản. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!