Chó mới đẻ bao lâu thì tiêm phòng

Việc tiêm phòng cho chó đúng thời gian và đúng cách sẽ giúp ích cho hệ miễn dịch của chó. Từ đó, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại sinh vật gây bệnh nguy hiểm và phổ biến ở chó, đặc biệt là những căn bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm. Bởi vậy, những ai mới bắt đầu nuôi cún, đừng quên lưu lại bài viết trọn bộ thông tin về lịch tiêm phòng cho chó con và những lưu ý cho người mới nuôi chó sau đây để đảm bảo cún yêu luôn khỏe mạnh.

1. Lịch tiêm phòng cho chó con từ bác sĩ thú y

1.1. Mũi chích ngừa cho chó 6 – 8 tuần tuổi

Đây là mũi chích ngừa đầu tiên mà chó con cần được tiêm, ngay sau khi chó vừa dứt sữa mẹ. Mũi chích ngừa này sẽ giúp chó nhà bạn có thể phòng 5 bệnh phổ biến, bao gồm:

  • Carre virus (bệnh sài sốt) là căn bệnh lây truyền thông qua việc chó con tiếp xúc với các chất bài tiết của chính mình. Hoặc cũng có thể thông qua con đường gián tiếp như chó con tiếp xúc với cũi nuôi nhốt, bát thức ăn, đồ chơi, đồ dùng đã bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh do virut gây ra nên chưa có thuốc đặc trị, do đó việc tiêm phòng sớm là cần thiết.
  • Bệnh Parvovirus là bệnh lây truyền qua phân, thức ăn, nước uống hoặc vật dụng của chó đã bị nhiễm bệnh. Bệnh Parvo hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao ở chó con. Do đó, nên cho chó tiêm phòng sớm, trước khi chó có triệu chứng bệnh để ngăn nguy cơ bệnh nặng.
  • Viêm gan truyền nhiễm ở chó là bệnh lây truyền thông qua thức ăn đã bị nhiễm mầm bệnh từ phân, nước tiểu, nước dãi của chú chó bị bệnh. Chó bị mắc bệnh đã được trị khỏi vẫn có thể tái phát. Và thậm chí, trường hợp nặng, chó có thể tử vong. Do đó, việc tiêm phòng cho chó ngay từ khi chó còn nhỏ là cần thiết.
  • Ho cũi chó là một bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở chó, đặc biệt là vào các thời điểm chuyển mùa, mùa có gió lạnh, độ ẩm cao.
  • Phổi cúm có thể khiến chó con mất năng lượng, bỏ ăn, ăn ít hơn bình thường. Nếu chó mắc bệnh thời gian dài thì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như viêm phổi.

1.2. Lịch tiêm phòng cho chó mũi thứ 2 vào 10 – 12 tuần tuổi

Theo các bác sĩ thú y thì mọi người không nên cho chó con tiêm mũi thứ 2 sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ thời điểm chó được tiêm mũi 1. Mũi tiêm này sẽ giúp chó con phòng ngừa được 7 bệnh. Trong đó bao gồm 5 bệnh như mũi 1 và thêm 2 bệnh:

  • Bệnh Lepto là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm của chó. Căn bệnh này xuất phát từ một loại vi khuẩn hình xoắn lò xo nên còn được gọi là bệnh trùng xoắn móc câu hay bệnh xoắn khuẩn. Bệnh Lepto có tỉ lệ gây chết cho chó con rất cao và hoàn toàn có thể lây sang người nếu chó không được tiêm phòng bệnh sớm và đúng thời điểm.
  • Bệnh Corona là một loại bệnh đường ruột dễ lây lan ở chó con. Thông thường, bệnh này tương đối nhẹ và dễ điều trị. Nhưng trong trường hợp bệnh Corona xảy ra đồng thời với việc chó bị nhiễm virus gây bệnh parvovirus, hoặc nhiễm trùng gây ra bởi mầm bệnh đường ruột khác, chó có thể bị tử vong.

1.3. Lịch tiêm vacxin cho chó mũi thứ 3 vào 14 – 16 tuần tuổi

Tương tự như lịch tiêm phòng mũi thứ 2 thì bạn cũng không nên cho chó đi tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ thời điểm chó được tiêm mũi thứ 2. Đây là mũi tiêm phòng 7 bệnh giống như mũi 2.

Sau 3 mũi tiêm này, bạn cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho chó con của mình để đưa cún cưng đi tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh trong vòng 1 năm. Tốt nhất, bạn nên đưa chó đi tiêm theo mốc thời gian cố định và dễ nhớ để không quên. Bạn cần thực hiện đưa chó đi tiêm theo lịch tiêm mũi 7 bệnh trong khoảng thời gian 2 năm.

1.4. Tiêm phòng dại cho chó khi chó 13 tháng

Cần lưu ý tiêm phòng dại cho chó hoàn toàn không liên quan tới các mũi tiêm phòng đã được liệt kể ở trên. Người nuôi chó cần cho chó đi tiêm nhắc lại mũi tiêm phòng dại định kỳ mỗi năm, kéo dài trong 2 năm.

2. Một số lưu ý khi tiêm phòng cho chó

Mặc dù có lịch tiêm phòng cho cún yêu rất rõ ràng như đã liệt kê trên đây, nhưng vẫn có một số vấn đề bạn cần chú ý và ghi chú để đảm bảo mang tới hiệu quả tốt nhất.

2.1. Tiêm phòng càng đúng thời gian càng tốt

Nếu bạn không thể cho chó con tiêm lịch tiêm mũi đầu tiên ngay từ 6 – 8 tuần tuổi do một nguyên nhân nào đó, thì ngay sau đó, bạn cần phải cho chó bắt kịp lại toàn bộ lịch chủng này càng sớm càng tốt.

2.2. Chăm sóc chó con đúng cách sau khi tiêm phòng

Đầu tiên, các bạn cần kiêng không tắm cho chó con trong 1 tuần kể từ ngày tiêm phòng cho chó.

Tiếp đến, bạn nên tăng cường dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể của cún con. Trong đó, bạn nên cho cún con kiêng mỡ, sữa, đồ tanh trong 1 tuần. Lý do là bởi khi cơ thể chó con được tiêm vacxin thì cơ thể sẽ bị kích thích để sản xuất kháng thể. Điều này thường dẫn tới hiện tượng mệt hay sốt nhẹ ở chó con. Đồng thời, chó cũng cần nhiều dinh dưỡng để sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết.

3. Một số trường hợp chó không được tiêm phòng

3.1. Chó đang có tình trạng sức khỏe xấu

Khi chó được chẩn đoán tình trạng sức khỏe xấu, mà tiêm phòng thì có thể dẫn tới nguy cơ chó con bị sốc thuốc hoặc gặp phải nhiều tác dụng phụ đáng tiếc. Thậm chí, nhiều trường hợp còn gây nguy hiểm tới tính mạng của chó con. Đặc biệt là khi chó đang bị nhiễm bệnh hoặc nội ký sinh trùng thì cần phải cho chó điều trị ký sinh trùng trước. Chó cần được chăm sóc cho đến khi chó đảm bảo về sức khỏe thì mới có thể tiến hành tiêm chủng bình thường.

Đối với những trường hợp này thì chỉ có bác sĩ thú y đã thăm khám cho chó mới đưa ra lịch tiêm phòng cho chó phù hợp và cụ thể nhất. Do đó, bạn không nên tự ý cho chó tiêm phòng mà thực hiện khám sức khỏe tổng quát cho chó tại những cơ sở y tế an toàn, uy tín và chất lượng.

3.2. Chó đang mang thai

Những chú chó đang mang thai thời gian hơn một tháng và chó cái sắp sinh không nên tiêm phòng, đặc biệt là tiêm vacxin 7 bệnh. Bởi điều này có thể gây sốc cho chó con trong bụng mẹ. Từ đó, gây sảy thai, thai chết lưu và chó con chết trong bụng.

3.3. Chó mẹ sau khi sinh nửa tháng

Chó mẹ đang trong thời kỳ cho con bú hoặc vừa mới sinh chó con được nửa tháng thì việc tiêm có thể gây sốt và đau viêm cục bộ. Từ đó, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của chó mẹ. Không những thế. khi chó con uống phải sữa của chó mẹ vừa tiêm phòng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng.

3.4. Chó con đang bú sữa mẹ

Như đã đề cập ở lịch tiêm phòng cho chó trên đây, chó dứt sữa mẹ mới bắt đầu được tiêm phòng. Lý do là bởi những chú chó con đang bú sữa mẹ đã có đề kháng chính được cung cấp từ nguồn sữa của chó mẹ. Thêm vào đó, sức khỏe và cơ thể chó mới sinh cũng chưa ổn định và phát triển, tiêm phòng quá sớm rất dễ khiến chó con có thể bị sốc thuốc và nhiều rủi ro khác.

Như vậy, trên đây là lịch tiêm phòng cho chó cũng như những lưu ý mà người nuôi chó nào cũng nên quan tâm. Tóm lại, trước khi thực hiện bất kỳ lịch tiêm nào cho cún yêu của mình, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y có chuyên môn trước. Để đảm bảo việc tiêm phòng mang tới tác dụng tốt nhất và tránh những hậu quả đáng tiếc. Bạn có thể đến bệnh viện thú y quốc tế Animal Doctors International – đơn vị cung cấp đầy đủ dịch vụ khám chữa bệnh và tiêm cho các loại chó khác nhau.