Ban đêm có nên thay bỉm cho bé

Những lần đầu thay tã cho trẻ sơ sinh ba mẹ sẽ cảm thấy khá khó khăn. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn khi đã thay tã nhiều lần cho bé ba mẹ sẽ quen với công việc này ngay thôi. Thay tã, bỉm lần đầu không dễ dàng.

Dựa vào kinh nghiệm thay tã bỉm cho trẻ sơ sinh, bài viết sau sẽ giúp mẹ cách chọn tã, dụng cụ thay tã và những hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cũng như cách hạn chế hăm tã. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu!

Chọn đúng loại tã

Điều đầu tiên ba mẹ cần làm là quyết định sử dụng loại tã nào. Ba mẹ có thể thoải mái lựa chọn loại tã phù hợp với hoàn cảnh và lối sống của gia đình cũng như bạn bé.

Tã bỉm phù hợp với em bé sơ sinh

Tã giấy dùng một lần rất tiện lợi, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên khi các bà mẹ đang tập làm quen với việc chăm trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng phải mất hàng thế kỷ để phân hủy những chiếc tã như thế, vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ khi sử dụng để bảo vệ môi trường.

Hiện nay đã có những hàng sản xuất tã lót phân hủy sinh học giúp bảo vệ môi trường. Ưu điểm của những loại tã này là không dùng gel hóa học, chất tẩy trắng và phân hủy nhanh hơn. Tất nhiên giá của tã sinh học cũng đắt hơn.

Dù mẹ chọn loại tã nào thì cũng cần chú ý cần thuận tiện để mẹ chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh. Trong vài tuần đầu tiên mẹ nên dùng các loại tã được thiết kế để hở phần rốn để khi cuống rốn của em bé rơi ra, vết hở sẽ được thông thoáng và lành lại nhanh chóng.

Với các loại tã không có phần hở các mẹ nên gập phần phía trước của tã xuống để đảm bảo phần rốn của trẻ được hở ra.

>> Bỏ bỉm ban đêm cho bé – khi nào là thích hợp và cách thực hiện ra sao?

Mẹ chọn tã bỉm phù hợp đảm bảo thoải mái để con yêu có giấc ngủ ngon

Mẹ chọn tã bỉm phù hợp đảm bảo thoải mái để con yêu có giấc ngủ ngon

Ngoài ra, khi sử dụng bất kỳ loại tã nào mẹ cũng nên chú ý cơ thể bé có phản ứng tiêu cực với loại tã đó không. Ví dụ nếu da bé xuất hiện các vết hăm, mẩn đỏ thì mẹ phải nhanh chóng đổi loại tã cho phù hợp.

Dự trữ tã như thế nào?

Vì dạ dày còn bé nên trẻ sơ sinh ăn nhiều lần trong ngày và đương nhiên cũng đi vệ sinh thường xuyên hơn. Bé có thể đi nhẹ sau khoảng 1-3h cho ăn và đi nặng tầm vài lần một ngày.

Như thế, trung bình bé con cần thay khoảng 12 chiếc tã mỗi ngày hoặc ít hơn tùy thuộc vào bé. Nếu bé không ị hoặc tràn bỉm thì mẹ có thể thay tã cho bé sau 4-6 giờ – tùy từng loại tã.

Nếu sử dụng tã lót dùng một lần thì chị em nên mua với số lượng lớn và dự trữ trong nhà, vừa tiết kiệm tiền vừa thuận tiện cho mẹ trong mọi trường hợp.

Giai đoạn sơ sinh trẻ phát triển rất nhanh, vì vậy chị em đừng mua quá nhiều tã với một kích cỡ nhé!

Chọn mua một tấm lót thay tã

Khi chọn mua miếng lót để thay tã bỉm, mẹ cần chú ý nhất đến độ bền. Một miếng lót cần dùng được ít nhất là hai năm. Một điều mẹ cần hết sức lưu ý đó là không bao giờ để con một mình trên sàn mà không có ai trông.

Mẹ cũng nên chuẩn bị một miếng lót mỏng và tiện lợi hơn để gấp lại và nhét vào túi khi hai mẹ con ra ngoài. Hiện nay đã có sản phẩm túi tã có kèm thảm thay bên trong, thuận tiện cho các bà mẹ bận rộn không có thời gian chuẩn bị.

Ngoài ra, một số mẹ còn sử dụng bàn thay tã và tấm lót cố định. Tuy nhiên, bàn thay tã cũng không thực sự cần thiết. Các mẹ chỉ cần đặt tấm lót lên sàn nhà hoặc trên giường để thay tã cho bé là được.

Cho dù mẹ chọn cách nào đi chăng nữa thì mẹ cũng cần lưu ý đến con trong suốt quá trình thay tã để đảm bảo an toàn.

Bổ sung những dụng cụ thay tã cần thiết

Ngoài những thứ thiết yếu, ba mẹ cũng có thể tham khảo mua thêm một vài dụng cụ hữu ích trong quá trình thay tã cho trẻ:

– Vải lau, bông gòn, khăn lau hoặc khăn lau khô dùng một lần

– Túi đựng tã chuyên dụng đựng tã lót bẩn để khử mùi hôi hoặc bao, túi phân hủy sinh học buộc kín.

– Kem khóa ẩm giúp dưỡng ẩm và ngăn ngừa rôm ngứa.

– Túi dự trữ tã khi ra ngoài. Mẹ chỉ cần một chiếc túi rộng có thể để thêm vài miếng tã dự trữ và tấm lót thay tã mỏng.

Mẹ cũng có thể cân nhắc mua thêm một số dụng cụ khác tuy không quá cần thiết nhưng sẽ giúp việc thay tã trở nên đơn giản hơn, ví dụ như khay để đồ.

Cách sử dụng tã cho trẻ sơ sinh

Sau đây là gợi ý cách sử dụng tã cho trẻ sơ sinh và cách vệ sinh khi thay tã cho bé.

Với bé gái

10 lời khuyên về việc thay tã cho trẻ sơ sinh (1)

Mẹ vệ sinh sạch sẽ khi thay tã bỉm cho con yêu

Mẹ hãy đỡ 2 chân bé bằng 1 tay, tay còn lại dùng khăn mềm ẩm (bông gòn, khăn ướt không mùi để bé không bị dị ứng) lau sạch các chất bẩn dính ở da bé.

Mẹ hãy lau từ phía trước, từ các nếp gấp vào theo hướng đi xuống. Vùng kín nên được vệ sinh cẩn thận (không lau rửa bên trong) rồi lau khô bằng khăn khác.

Mẹ không nên dùng phấn rôm cho vùng này của bé để tránh khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Với bé trai

Mẹ hãy dùng một chiếc khăn mềm che vùng kín của bé khi thay tã tránh việc bé “tè” vào người nhé. Dùng khăn mềm ẩm lau dưới dương vật và phía trên của tinh hoàn, sau đó quay về hướng hậu môn.

Nếu bé chưa cắt bao quy đầu mẹ không nên kéo lớp da này ra sau đâu. Sau đó mẹ hãy lau khô lại bằng khăn khác.

Thường xuyên thay tã cho con

Trẻ sơ sinh cần được thay tã trước hoặc sau khi bú và bất cứ lúc nào bĩnh ra.

Một số bé có làn da mỏng manh và cần thay tã sau khi ngủ một đêm để không bị kích ứng da. Nhiều loại tã lót dùng một lần thấm hút rất tốt, đến nỗi mẹ không nhận ra rằng tã đã bị ướt. Nhưng khi trẻ đã bĩnh ra thì tã chắc chắn sẽ nặng hơn bình thường.

Mẹ hãy thường xuyên kiểm tra độ ẩm của tã bằng cách đưa một ngón tay sạch vào phía trong tã. Đối với một số loại tã cũng có báo tràn mẹ chỉ cần để ý màu sắc của vách báo là được.

Ban đêm có nên thay bỉm cho bé?

Mẹ không cần phải đánh thức bé dậy để thay tã vào ban đêm. Nhưng nếu bé tỉnh giấc để bú thì mẹ cũng có thể thay tã luôn lúc đó.

Nếu không, em bé có thể rục rịch thức giấc lần nữa vì khó chịu khi tã ướt. Mẹ hãy thay tã một cách từ từ và tránh tạo ra tiếng ồn vào ban đêm tránh làm mất giấc ngủ đêm của con.

Bảo vệ bé khỏi hăm tã

Có đến hơn 30% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị hăm tã. Hăm tã thường không lan rộng trên cơ thể của trẻ sơ sinh khiến bé cảm thấy khó chịu.

Nguyên nhân chính gây ra hăm tã là sự ẩm ướt do tiếp xúc với phân và nước tiểu lâu. Vì vậy, mẹ hãy giữ cho vùng đóng tã khô ráo và thoáng mát! Dưới đây là các lưu ý để tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh:

– Thường xuyên thay tã và thay ngay sau khi bé đi vệ sinh.

– Làm sạch vùng kín và mông mỗi lần thay tã; đảm bảo vùng đóng tã của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo trước khi thay tã mới.

– Thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm vào mông bé sau mỗi lần thay tã.

– Thi thoảng không đóng tã cho bé để vùng mông bé được khô thoáng

– Sử dụng khăn lau không chứa cồn.

– Đừng sử dụng phấn rôm vì nó có thể gây ma sát và kích ứng da bé.

Những điều cần lưu ý khi thay tã

Hãy thay tã cho bé ở một nơi an toàn và vững chắc, tránh những nơi chông chênh nguy hiểm. Để dụng cụ cần thiết ngay tầm với và mẹ phải rửa tay sạch sẽ trước khi thay tã cho con. Mẹ có thể trải thêm một tấm khăn xô trên tấm lót để bé thoải mái hơn.

Một tay giữ trên người bé để trẻ không ngọ nguậy nhiều, gây khó khăn cho việc đóng tã. Cách thay tã phụ thuộc vào loại tã mẹ đang cho bé sử dụng. Cách xử lý tã bẩn như thế nào cũng tùy thuộc vào nhãn hiệu và từng loại tã khác nhau.

Nhiều người lần đầu làm cha mẹ lo lắng về màu sắc và tính chất phân của trẻ. Các mẹ sẽ thấy phân của trẻ thay đổi trong suốt năm đầu đời của trẻ, và có thể khác nhau giữa hôm trước và hôm sau.

Những chiếc tã đầu tiên của bé sẽ dính phân màu xanh đen. Mẹ đừng lốt hoàng, đó là phân su và đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Ruột chỉ đang đào thải hết những thứ đã tích tụ trong chiếc bụng nhỏ xinh kia suốt chín tháng liền. Khi em bé được hai đến bốn ngày tuổi, phân sẽ có màu nhạt hơn và ít dính hơn.

Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn, phân của trẻ thường sẽ có màu vàng hoặc hơi xanh và sẽ thành một khối mịn và xốp. Ngược lại, nếu trẻ uống sữa công thức, phân sẽ nhão và giống bơ đậu phộng, có màu nâu nâu, vàng nâu hoặc xanh nâu.

Trẻ sơ sinh đôi khi khó chịu và không thích lau bằng khăn lạnh. Vì vậy, các mẹ hãy thử làm ấm khăn trước khi vệ sinh cho bé nhé!

Thay tã cùng là một khoảng thời gian đặc biệt. Mẹ hãy hát và nói chuyện cho bé nghe, chỉ vào những bộ phận trên cơ thể con. Mẹ cũng có thể giải thích những gì mình đang làm với bé.

Được nghe giọng của mẹ giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn và rất tốt cho quá trình học kỹ năng nói sau này của trẻ. Sau khi thay tã xong mẹ hãy ôm ấp và vỗ về bé nhé!

Nếu em bé quấy khóc và vặn vẹo trong khi thay tã mẹ hãy treo đồ chơi bên trên và xa tầm với của bé. Hoặc mẹ tận dụng một hình ảnh với màu sắc có độ tương phản cao hoặc một chiếc gương, một món đồ chơi để thu hút sự tập trung của bé.

Nguồn: Babycenter