Trồng cây gia vị trong bếp đang trở thành xu hướng mới của nhiều chị em nội trợ. Không chỉ là một thú vui để giải tỏa stress mà còn tạo ra các loại gia vị, thảo mộc ngon sạch cho gia đình. Cùng xem ngay cách trồng cây gia vị trong bếp để tự làm một vườn rau nhỏ xinh nhé.
- Đọc thêm:
Những lỗi thường gặp khi lắp đặt chậu rửa bát cho gia đình
Hướng dẫn trồng cây gia vị trong bếp
Các loại cây ăn lá, ăn quả cần một không gian lớn, thoáng khí, đất đai màu mỡ và nhiều công chăm sóc hơn. Vì vậy sẽ rất khó để trồng chúng trong căn bếp. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn trồng các loại cây gia vị trong bếp để cung cấp thực phẩm sạch, tiện ích, nhanh chóng mà cũng khá đơn giản.
Cây gia vị thường là những cây được dùng làm thuốc hoặc làm rau gia vị. Chỉ cần một lượng nhỏ cũng góp phần làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Vậy nên trồng những loại cây gia vị nào trong bếp, cách trông như thế nào để hiệu quả, năng suất cao mà không cần chăm sóc nhiều. Dưới đây là một số loại cây gia vị mà bạn có thể lựa chọn.
Trồng hành lá
Hành lá là một loại rau gia vị quen thuộc với người Việt và được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn. Không chỉ làm gia vị cho các bữa ăn, hành lá còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
- Làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai.
- Chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh,…
Hành lá là một loại cây khá dễ trồng. Hành lá có thể được trồng từ củ hoặc gốc trắng của cây. Đất trộn với phân hữu cơ hoặc xơ dừa và vỏ trấu là môi trường tốt nhất để hành lá phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu chị em không có nhiều thời gian và nguyên liệu trồng quá phức tạp thì bạn có thể sử dụng nước lã hoặc phương pháp thủy canh.
Cách trồng hành lá thủy canh rất đơn giản. Ngoài trồng bằng củ hành, bạn có thể tận dụng những cọng hành lá mua về, sử dụng phần lá xanh và bớt phần rễ trắng dài từ 7 – 10cm. Chuẩn bị một cốc nước thủy tinh hoặc một chai nhựa sạch đổ từ 2,5 – 3cm nước sạch. Sau đó, nhúng phần rễ hành vào cốc nước. Để cốc nước chứa hành lá gần cửa sổ hoặc nơi khô ráo, thoáng mát nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trồng hành lá trong bếp khá đơn giản và dễ chăm sóc. Bạn chỉ cần thường xuyên thêm nước vào cốc và sau khoảng 1 tuần là có thể thu hoạch.
Trồng cây tỏi
Tỏi cũng là một loại cây gia vị có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tỏi được xem là một loại thuốc quý chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B6, mangan, kali, canxi tốt cho tim mạch. Ngoài ra tỏi còn giúp chống ung thư, bệnh tim mạch, tăng kháng thể, miễn dịch, chống cảm cúm, tăng cường hệ đường huyết.
Bạn có thể trồng tỏi trong đất hoặc thủy canh tại nhà. Đối với phương pháp thủy canh, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn những củ tỏi không bị sâu, thối, bóc sạch vỏ và ngâm nước trong khoảng 12 giờ.
- Bước 2: Sau khi ngâm nước 12 giờ, bạn chuẩn bị một cốc thủy tinh hoặc chai nhựa và xếp tỏi gọn vào cốc, xếp phần đầu củ tỏi hướng lên trên. Sau đó tiếp tục đổ nước vào cốc chứa tỏi nhưng lưu ý không nên đổ ngập mà chỉ đổ đến gần đầu để củ tỏi dễ mọc mầm.
- Bước 3: Đặt cốc đã xếp tỏi ra chỗ thoáng mát và có ánh nắng mặt trời.
Với phương pháp trồng tỏi trong nước thì tốn nhiều thời gian hơn so với trồng hành lá. Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoặc có thể mất từ 40 – 60 ngày. Trong quá trình tỏi sinh trưởng bạn có thể tỉa lá hoặc ngồng tỏi để sử dụng trước cho các bữa ăn.
Trồng sả
Cây sả có nhiều công dụng cho sức khỏe:
- Làm đẹp da, tóc.
- Chống trầm cảm.
- Xông hơi, giúp giảm cân, điều trị cảm lạnh, cảm cúm.
- Lợi cho hệ tiêu hóa, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Xua đuổi muỗi.
- Làm tinh dầu.
Để trồng sả bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Cắt bỏ lá già, rễ già để lại rễ khoảng 1cm, cắt ngọn sao cho chiều dài gốc sả còn 20 – 30cm.
- Bước 2: Chuẩn bị chậu nước hoặc chai nhựa để ngâm sả trong 7 ngày.
- Bước 3: Sau 7 ngày, khi sả mọc rễ, ra nhánh mới và mọc lá non thì bạn có thể chuyển sả từ cốc nước sang chậu đất để trồng. Để sả phát triển tốt thì bạn nên tưới nước hàng ngày.
Cây húng quế tây
Loại cây có rất nhiều tác dụng như:
- Ngừa bệnh tiểu đường, nhiều chất chống oxy hóa.
- Bảo vệ tim, có thể phòng chống ung thư, trị đau đầu.
- Làm mát cổ họng, chữa sốt, trị đau đầu.
- Phân hủy sỏi trong thận.
Để trồng cây húng quế, bạn chỉ cần sử dụng cành mà không cần đến hạt. Bạn chỉ cần áp dụng theo các bước sau đây.
- Bước 1: Chọn cành húng quế mập mạp, khỏe không sâu bệnh và có chiều dài từ 10 – 15cm.
- Bước 2: Chuẩn bị cốc nước sạch và đặt húng quế vào trong nước sao cho nước ngập khoảng ⅓ cành húng quế và đặt ở nơi khô ráo, có ánh sáng.
- Bước 3: Thay nước thường xuyên cho cây, khoảng 1 – 2 tuần khi thấy cây húng quế tăng gấp đôi kích thước thì bạn có thể trồng lại chúng vào chậu đất và đặt ở nơi có ánh sáng trong bếp. Bạn chỉ cần thường xuyên tưới nước là có thể thu hoạch lá cho bữa ăn hàng ngày.
Cây cần tây
Cần cây cũng là một loại cây gia vị có cách trồng đơn giản có thể trồng trong bếp. Cây cần cây có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon khác nhau. Công dụng của cần tây chắc hẳn sẽ khiến nhiều người bất ngờ:
Cần tây chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất tốt trong làm đẹp, giảm cân, trẻ hóa cơ thể.
- Giúp ngủ ngon, nhuận tràng.
- Duy trì sự ổn định của tim mạch, tốt cho xương khớp.
- Thanh nhiệt, hạ huyết áp.
Cách trồng cần tây khá đơn giản:
- Bước 1: Sau khi mua cần tây về, cắt và sử dụng phần thân và lá để lại khoảng 2 – 3cm phần củ và rễ.
- Bước 2: Rửa sạch phần rễ, tỉa bớt rễ già và nhúng vào cốc nước ấm sạch.
- Bước 3: Đặt cốc ở nơi có ánh nắng mặt trời.
Sau khoảng 2 tuần cây cần tây sẽ nhú mầm, chồi non và bạn có thể sử dụng phần này cho các bữa ăn.
Các cách trồng cây gia vị trong bếp siêu đơn giản trên đây không khiến chị em phải tốn công mua giống cây cũng như công chăm sóc. Vừa làm đẹp không gian bếp xanh mát, vừa có gia vị thực phẩm sạch cho các bữa ăn cho gia đình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!