Trẻ kêu đau tai khiến bố mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Đặc biệt là khi cơ quan này còn vô cùng nhạy cảm, nếu bị tổn thương sẽ rất khó kiểm soát. Do đó, việc xác định được nguyên nhân khiến trẻ đau tai là vô cùng quan trọng để phụ huynh có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ kêu đau tai là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ kêu đau tai là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bố mẹ không nên xem nhẹ. Vậy bé kêu đau tai là bệnh gì?
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ khi bị viêm tai giữa nếu không được điều trị triệt để sẽ gây nguy cơ suy giảm thính giác, thậm chỉ nặng hơn có thể dẫn tới tử vong do biến chứng xuất huyết não hoặc viêm màng não gây ra.
Tùy theo mức độ nguy hiểm của bệnh, viêm tai giữa ở trẻ được chia làm 2 cấp độ sau:
- Viêm tai giữa cấp tính: Biểu hiện của bệnh thường xuất hiện đột ngột. Khi bị viêm tai giữa cấp tính, trẻ sẽ kêu đau tai do tai giữa bị nhiễm trùng, thậm chí là gây mưng mủ, suy giảm thính lực nếu không được điều trị kịp thời
- Viêm tai giữa mãn tính: Nếu viêm tai giữa không được điều trị triệt để, bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, trẻ sẽ bị tổn thương niêm mạc nghiêm trọng và có thể xuất hiện mủ trong tai
Ngoài triệu chứng đau nhức tai, trẻ bị viêm tai giữa còn có một số biểu hiện khác như:
Với trẻ sơ sinh
Vì trẻ còn quá nhỏ, chưa thể nhận thức cũng như mô tả tình trạng cho bố mẹ hiểu nên triệu chứng viêm tai giữa thường không rõ ràng. Trẻ chỉ phản ứng lại với những biểu hiện thông thường như bỏ bú, quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
Với trẻ lớn hơn
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc
- Khó chịu ở tai, kêu đau tai
- Xuất hiện dịch ở tai, kèm theo hiện tượng rối loạn tiêu hóa
- Tình trạng nặng hơn có thể xuất hiện mủ màu xanh, mùi hôi, ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn, co giật, sốt cao
Nhiễm trùng niêm mạc ống tai
Nhiễm trùng niêm mạc ống tai là tình trạng viêm nhiễm nang lông và tuyến bã nhờn ở ống tai ngoài. Theo các chuyên gia, phụ huynh có thói quen ngoáy tai cho bé bằng các dụng cụ cứng, chưa được vô trùng sẽ có thể làm tổn thương màng nhĩ, gây viêm nhiễm ống tai. Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra ở những trẻ để nước ứ đọng trong tai khi tắm hoặc đi bơi. Khi khô lại, chúng sẽ tạo thành mảng vảy, bám vào màng nhĩ, ống tai và gây bít tắc. Điều này khiến trẻ bị ù tai, giảm khả năng nghe.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau:
Giai đoạn đầu
Trẻ có cảm giác ngứa sâu trong tai kèm theo hiện tượng sưng rất khó chịu
Xuất hiện dịch trong tai hoặc ngoáy tăm bông thấy dịch màu nâu vàng
Giai đoạn toàn phát
- Ù tai, giảm thính lực
- Sưng, đau trong tai. Cơn đau tăng lên khi kéo vành tai hoặc ấn vào tai
- Trong trường hợp nặng cơn đau có thể lan lên đầu, gây giật nửa đầu. Biểu hiện sẽ rõ rệt hơn mỗi khi trẻ ngáp hoặc nhai.
- Sốt cao lên tới 39 độ C, đau tai, sưng nửa mặt bên tai đau
- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Cảm lạnh
Trong số hơn 200 loại virus gây cảm lạnh, rhinovirus là thủ phạm chính.
Trong ngày đầu khi trẻ bị cảm lạnh, trẻ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không còn sức lực, kèm theo đó là các hiện tượng như ho, sổ mũi, đau họng,… Thời gian sau, khi dịch nhầy cô đặc lại, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Thông thường, cảm lạnh sẽ khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày nghỉ ngơi và chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm, trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng nặng như:
- Sốt
- Chảy nước mắt, nước mũi
- Ngủ li bì, khó đánh thức
- Cơ thể thiếu sức sống
- Ho dai dẳng
- Đau họng
Đặc biệt, trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Một trong những biến chứng cảm lạnh gây đau tai ở trẻ đó là viêm tai.
Bị cảm lạnh bé kêu đau tai có thể là do chất dịch bị ứ đọng sau màng nhĩ. Khi vi khuẩn sinh sôi và phát triển quá mức trong chất dịch này sẽ gây ra tình trạng viêm tai, khiến bé bị đau dữ dội hơn.
Nếu trẻ bị đau tai ở mức độ nhẹ, không liên tục thì có thể chưa bị viêm. Trường hợp đau nặng, cơn đau kéo dài, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đau răng, đau họng hoặc viêm amidan
Tai – Mũi – Họng có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó khi một bộ phận bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan còn lại.
Đau họng, đau răng, viêm amidan tuy là những hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phụ huynh xem nhẹ, bệnh sẽ có nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe của trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi trẻ bị đau họng, đau răng hoặc viêm amidan kêu đau tai, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Chấn thương ống tai
Trẻ bị chấn thương ống tai là do bị vật nhọn chọc vào tai. Trường hợp này sẽ có 3 tình huống sau:
- TH1: Gây xước ống tai ngoài, trường hợp này phổ biến hơn cả
- TH2: Chấn thương ống tai gây thủng màng nhĩ
- TH3: Chấn thương gây tổn thương cả màng nhĩ và ống tai ngoài. Trường hợp này thường là do vật sắc bén gây nên.
Cả 3 trường hợp đều rất nghiêm trọng, trẻ sẽ bị đau tai, nhức tai, ù tai, thậm chí là chảy máu gây suy giảm thính lực cần được điều trị ngay lập tức.
Ráy tai cứng gây bít tắc
Thông thường, trong tai sẽ có ráy tai. Đây là tế bào biểu bì đóng vai trò như một “người bảo vệ” tai khỏi sự xâm nhập của sinh vật, dị vật, bụi bẩn,…
Ráy tai có thể ướt, khô hoặc cứng. Ngoài việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân, các mẹ không quên nhiệm vụ lấy ráy tai cho bé thường xuyên. Bởi nếu không lấy thường xuyên, ráy tai sẽ trở nên khô cứng, gây bít tắc ống tai khiến trẻ bị ù tai, giảm khả năng nghe.
Một số trẻ lại có ráy tai nhiều hơn bình thường, gây phát sinh ra những vấn đề như ngứa, khó chịu, nghe cảm, ù tai, thậm chí nặng có thể chảy dịch, đau tai,..
Lúc này, nếu mẹ vệ sinh tai cho bé để loại bỏ ráy tai thì cần phải cẩn trọng. Nếu không sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến ống tai, thậm chí là màng nhĩ.
Trẻ kêu đau tai phải làm sao để giúp con ngủ ngon?
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm hiện tượng đau tai ở trẻ vào ban đêm, cho trẻ có giấc ngủ ngon hơn:
- Các chuyên gia thường khuyên phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm sau 3 – 5 ngày nghỉ ngơi
- Băng gạc ấm cũng là một cách giúp trẻ giảm cơn đau tai. Mẹ có thể chuẩn bị một miếng khăn sạch, xông hơi cho nóng rồi áp vào tai bé
- Kê gối cao khi ngủ, giữ cho bên tai đau hướng lên trên sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho bé
- Sử dụng tinh dầu trà để nhỏ nhằm mục đích giảm đau. Tinh dầu trà có tác dụng sát trùng, chống viêm, kháng khuẩn,… nên rất có lợi trong việc cải thiện cơn đau tai cho bé
- Mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện động tác xoay cổ để làm giảm áp lực và tình trạng đau tai
- Trường hợp trẻ bị đau tai do nhiều ráy tai, bác sĩ sẽ làm ẩm ống tai bằng nước ấm thông qua một chiếc ống tiêm. Sau đó nhẹ nhàng lấy ráy tai ra ngoài
- Với những trẻ còn bú sữa, mẹ nên tăng cường cữ bú cho bé. Với bé lớn hơn nên bổ sung nước ấm và các loại nước trái cây. Trường hợp trẻ bị đau tai, kèm sốt, cơ thể mất nước sẽ rất cần sự bổ sung kịp thời này
- Vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối khoảng 2 – 3 lần/ngày
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng, khoa học, cho trẻ ăn những món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa
- Nếu trẻ có sốt nên mặc quần áo thoáng mát, chườm ấm để giảm nhanh thân nhiệt
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đặc biệt là khu vực phòng của bé để tránh vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào tai
- Trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh không làm sạch mủ, chất lỏng gây bít tắc trong tai sẽ có thể hình thành keo tai. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu lấy keo tai
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Không phải mọi trường hợp bé kêu đau tai cũng cần sự trợ giúp từ bác sĩ. Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa bé tới bệnh viện khi con có một số biểu hiện bất thường sau:
- Trẻ bị vướng dị vật trong tai
- Trẻ bị đau tai kèm theo trường hợp cứng cổ khi cúi hoặc ngẩng cao đầu
- Quan sát thấy trẻ bị sưng, đỏ sau tai
- Trẻ bị sốt cao liên tục
- Trong tai trẻ xuất hiện dịch mủ hoặc máu
Tổng kết
Trẻ kêu đau tai là hiện tượng vô cùng nguy hiểm mà bố mẹ không nên coi nhẹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà khiến bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc liên tục làm cả nhà vì lo lắng cho con mà đứng ngồi không yên. Khi phát hiện con bị đau tai, bố mẹ có thể nghĩ tới những tình huống trên. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp trẻ đau tai đều là do nhiễm trùng gây nên. Do đó, không nhất thiết mẹ phải cho bé dùng thuốc kháng sinh. Để biết chính xác tình trạng của bé, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!