Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông – Ép cọc bê tông Đình Vũ

Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông rất cần thiết khi muốn kiểm tra lực ép cọc thực tế. Đảm bảo các yêu cầu thi công khi ép cọc móng nhà.

Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết bài viết để phần nào giúp bạn có thêm thông tin khi ép cọc móng.

Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông nhà dân

Bảng quy đổi, bảng tra lực ép cọc là bảng tính toán lực ép thực tế. Dựa theo áp suất của đồng hồ áp suất (được trang bị trên máy) đọc được khi ép cọc.

Bảng quy đổi sẽ khác nhau tùy theo thông số cấu tạo của máy. Cụ thể là phụ thuộc vào các thiết bị tạo áp lực như bơm thủy lực, xy lanh thủy lực…

Thường thì máy ép sẽ được kiểm định tại các công ty kiểm định máy. Đơn vị kiểm định sẽ kiểm tra thử nghiệm và tính toán đưa ra bảng quy đổi (bảng tra) lực ép của giàn máy đó.

Mỗi giàn máy có cấu tạo khác nhau sẽ có bảng tra khác nhau do đơn vị kiểm định máy cấp.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tính toán thủ công ngoài thực tế theo công thức vật lý.

Các bạn có thể xem chi tiết cách tính lực ép cọc thực tế bằng công thức tại đây.

Nhưng trước khi có thể quy đổi được lực ép thực tế thì chúng ta cần đọc được đồng hồ áp suất một cách chính xác.

Cách đọc đồng hồ áp suất máy ép cọc để kiểm tra lực ép

Việc đọc thông số áp suất trên đồng hồ áp suất (được trang bị trên máy) khá dễ dàng. Tuy nhiên, cần chú ý một số vấn đề sau để có thông số áp suất chính xác.

Thứ nhất, chúng ta cần đọc thông số áp suất theo đơn vị nào?

Trong hầu hết các bảng quy đổi sẽ cần đọc áp suất trên đồng hồ áp theo đơn vị kg/cm2. Việc đọc sai đơn vị sẽ cho ra kết quả lực ép sai khi tra bảng. Do đó, cần đọc đúng đơn vị áp suất trên đồng hồ.

Thứ hai, thời điểm đọc thông số áp suất trên đồng hồ áp?

Thời điểm đọc thông số áp suất trên đồng hồ khá quan trọng. Vì nếu đọc sai thời điểm thì dù có đúng đơn vị cũng không thể có lực ép thực tế chính xác của cây cọc đang ép.

Thời gian đọc thông số áp suất trên đồng hồ là khi tiếng máy rền hơn khi ép. Cọc không xuống được nữa trong khi máy ép vẫn đang hoạt động ép cọc xuống. Dầm giàn ép nâng lên (nhấc lên) khỏi mặt đất. Hoặc chúng ta có thể nói thợ máy báo khi cọc đủ tải, ép không xuống nữa để đọc thông số.

Chú ý: khi vào khu vực thi công đọc thông số cần đảm bảo an toàn thi công. Nếu không biết có thể nói với thợ máy. Để đảm bảo an toàn hơn khi vào khu vực thi công.

Bảng tra lực ép cọc giàn máy Neo

Bảng tra lực ép cọc, bảng quy đổi lực ép của giàn máy Neo nằm ở phía sau giấy chứng nhận kiểm định. Đối với khách hàng thi công có thể yêu cầu đơn vị thi công ép cọc cung cấp để tra lực ép thực tế.

Bảng tra lực ép một giàn máy ép Neo của chúng tôi như sau:

bảng quy đổi lực ép cọc bê tông
Hình ảnh: Bảng tra lực ép cọc thực tế giàn máy ép Neo

Bảng tra lực ép cọc giàn máy Tải Sắt

Bảng tra lực ép cọc, bảng quy đổi lực ép của giàn máy Tải Sắt. Có vị trí nằm ở phía sau giấy chứng nhận kiểm định. Đối với khách hàng thi công ép Tải có thể yêu cầu đơn vị thi công ép cọc cung cấp để tra lực ép thực tế.

Bảng tra lực ép một giàn máy ép Tải Sắt của chúng tôi như sau:

(Hình ảnh)

Khi ép Tải Sắt, sẽ thường kiểm tra đủ lực ép theo kinh nghiệm, tính toán tải và thời điểm nhấc giàn khỏi mặt đất.

Liên hệ tư vấn giải đáp về ép cọc

Mọi thắc mắc về bài viết hoặc các vấn đề xung quanh lĩnh vực ép cọc bê tông nền móng vui lòng liên hệ qua hotline.

Hotline: 097.210.2527 hoặc 039.357.2226