Luật mới về bắn tốc độ quy định như thế nào?

Xin chào Luật sư, hôm trước khi đang tham gia giao thông, tôi có đi vượt quá tốc độ cho phép trên đường cao tốc và bị CSGT bắn tốc độ và xử phạt. Tôi thấy mức phạt đã tăng lên so với luật cũ. Tôi muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này. Tôi rất mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi các quy định pháp luật về bắn tốc độ theo Luật mới. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư. Để giải đáp thắc mắc “Luật mới về bắn tốc độ?” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X .

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
  • Thông tư 06/2017/TT-BGTVT
  • Thông tư 65/2020/TT-BCA

Mức phạt khi xe ô tô, xe máy chạy quá tốc độ ?

Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Đây là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất hướng dẫn luật giao thông đường bộ, đối chiếu vào những quy định tại nghị định này, công an giao thông sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với người vi phạm giao thông.

Như vậy, nếu trên một đoạn đường có biển cắm hạn chế tốc độ thì người tham gia giao thông (đi xe máy hoặc ô tô…) phải tuân thủ quy định của biển này. Giới thiệu một số biển hạn chế tốc độ thông dụng sau:

Quy định về biển báo tốc độ

Căn cứ biển hạn chế tốc độ trên (Cấm vượt quá tốc độ) thì có thể thấy rằng: Ô tô, xe khách, xe tải chỉ được chạy tối đa 50 km/giờ; Xe máy, mô tô, xe ba bánh chỉ được chạy tối đa 40 km/giờ. Nếu các phương tiện trên chạy vượt quá tốc độ này thì bị coi là vi phạm lỗi tốc độ theo nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra trong khu dân cư khi nhìn thấy biển hiểu trên, mọi phương tiện tham gia giao thông không được chạy vượt quá 50 km/giờ. Nếu quá tốc độ tối đa này, người tham gia giao thông cũng bị xử lý lỗi vượt quá tốc độ.

Chạy thấp hơn tốc độ cho phép có bị phạt?

Khi gặp biển tốc độ ưu tiên trong khoảng 60km/h đến 100km/h thì người điều khiển phương tiện cũng phải đảm bảo tốc độ nằm trong khoảng cho phép từ 60Km/giờ đến 100 Km/giờ nếu vượt quá hoặc chạy dưới tốc độ cho phép cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 2, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP.

“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;”

Như vậy, đường có phân các làn đường ưu tiên từ tốc độ cao đến tốc độ thấp hơn khi đi trên làn đường đó phải tuân thủ tốc độ ưu tiên, nếu không phải đi sang làn đường khác (bên phải) có tốc độ ưu tiên thấp hơn. Nếu không tuân thủ tốc độ của làn đường thì sẽ bị phạt theo lỗi kể trên.

Trên đường cao tốc, nếu chạy dưới tốc độ cho phép thì sẽ bị phạt theo quy định thại điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng: “s) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép“.

Mức phạt tiền khi vượt quá tốc độ?

+ Đối với ô tô, xe chở khách, xe tải:

Căn cứ quy định tại khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt cụ thể như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

m) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

Lưu ý: Quá tốc độ dưới 5 km thì chỉ bị cảnh sát giao thông nhắc nhở, khoản này quy định tốc độ “dưới 10 km/h” nên có thể hiểu đơn giản là quá tốc độ từ 5 đến 9 km/h sẽ bị phạt theo điều này.

+ Nếu quá tốc độ từ 10 đến 20 km/h thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt theo quy định tại điểm i, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP:

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

+ Nếu chạy quá tốc độ từ trên 20Km/h đến 35 km/h thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt theo quy định tại điểm a, khoản 6, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP:

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

+ Trường hợp đặc biệt, khi người tham gia giao thông chạy quá trên 35 km/h hoặc có các hành vi nguy hiểm khác như đuổi nhau, lạng lách, đánh võng trên đường, gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt theo các điểm a,b,c khoản 7 điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt khá cao, cụ thể:

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

+ Đối với xe máy, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):

– Người tham gia giao thông chạy dưới tốc độ tối thiểu sẽ bị phạt theo điểm q, khoản 1, điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

q) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

– Người tham gia giao thông chạy quá tốc độ từ 5 đến dưới 10 kim/h sẽ bị phạt theo điểm c, khoản 2, điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-Cp, cụ thể:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

+ Người điều khiển phương tiện chuyển hướng không giảm tốc độ cũng bị phạt theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-CP.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

+ Người điều khiển phương tiện chạy quá từ 10 km/h đến 20 km/h sẽ bị phạt theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 6, nghị định 10/2019/NĐ-Cp

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

+ Với việc chạy quá tốc độ trên 20 km/h người điều khiển phương tiện là xe máy, mô tô, xe gắn máy kể cả xe đạp điện sẽ bị xử phải theo quy định tại điểm a, b khoản 7 điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-CP

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

Khi chạy quá tốc độ theo nhóm thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt theo quy định tại điểm d, khoản 8, nghị định 100/NĐ-CP

Luật mới về bắn tốc độ?
Luật mới về bắn tốc độ?

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

Ngoài ra, nếu người tham gia giao thông cổ vũ việc đua xe trái phép, cổ vũ người khác chạy quá tốc độ, đánh võng, lạng lách trên đường sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 34, nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;”

Như vậy, có thể thấy rằng mức phạt chính (phạt tiền) đối với lỗi quá tốc độ của ô tô và xe máy là khá cao. Ngoài ra một số hành vi kích động, cổ vũ, lạng lách, đuổi nhau, đi theo nhóm quá tốc độ cũng bị xử phạt ở mức phạt tiền rất cao. Nguyên nhân chính của mức phạt cao là do việc không làm chủ tốc độ khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

Tốc độ tối đa cho phép với các phương tiện khi tham gia giao thông

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe ô tô, xe tương tự ô tô

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định:

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

– Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.

– Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

– Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

+ Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

– Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

+ Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

+ Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

+ Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe mô tô (xe máy)

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định:

– Tốc độ tối đa cho phép đối với xe mô tô (xe máy) tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

+ Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.

+ Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.

– Tốc độ tối đa cho phép đối với xe mô tô (xe máy) tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

+ Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 70 km/h

+ Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 60 km/h.

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe gắn máy, xe máy chuyên dùng

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định:

– Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy, xe tương tự xe máy là không quá 40 km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc).

-Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng là không quá 120 km/h khi tham gia giao thông trên đường cao tốc.

(Ngoài ra, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe)

Một số lưu ý khi CSGT xử lý lỗi chạy xe quá tốc độ

Được yêu cầu CSGT cung cấp hình ảnh về hành vi chạy xe quá tốc độ

Theo điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định:

Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được về hành vi vi phạm thì CSGT phải cho người vi phạm xem hình ảnh đã thu được, đồng thời khi chưa có hình ảnh trực tiếp CSGT phải hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

Như vậy, người vi phạm được phép yêu cầu xem hình ảnh vi phạm. Trường hợp CSGT chưa có hình ảnh vi phạm thì phải hướng dẫn người vi phạm đến trụ sở đơn vị đồng thời phải ghi vào biên bản vi phạm là chưa cung cấp hình ảnh vi phạm, tại trụ sở CSGT bắt buộc phải cho người vi phạm xem hình ảnh vi phạm.

Những nội dung cần lưu ý khi xem hình ảnh chạy xe quá tốc độ

Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT khi xem hình ảnh vi phạm cần để ý các yếu tố sau đây:

– Đối với thiết bị ghi hình khi chụp hình ảnh thực tế phải bảo đảm hình ảnh có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình.

– Đối với thiết bị ghi hình ảnh động (camera) khi ghi, thu hình ảnh thực tế, clip hình ảnh phải bảo đảm có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, địa điểm ghi, thu hình ảnh, clip.

– Tốc độ thực tế trên hình ảnh có phù hợp với tốc độ quy định của đoạn đường.

– Hình ảnh trên thiết bị ghi hình phải chính xác là phương tiện giao thông bạn đang điều khiển (có dấu đỏ của thiết bị ghi hình thể hiện xe của bạn là mục tiêu ngắm bắn).

Trường hợp chạy xe quá tốc độ quy định nhưng không bị phạt

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển phương tiện giao thông chỉ bị phạt quá tốc độ tối đa khi vượt mức tốc độ quy định của đoạn đường từ 5km/h trở lên.

Vậy, với các trường hợp vượt quá tốc độ tối đa dưới 5km/h thì không bị xử lý phạt vi phạm hành chính.

Trang phục của CSGT khi xử lý lỗi xe chạy quá tốc độ

– Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/ TT-BCA quy định CSGT bắn tốc độ có thể là người mặc thường phục và đứng cách chốt CSGT một khoảng cách.

– Theo điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT lập biên bản xử lý vi phạm bắt buộc phải sử dụng trang phục cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân

Như vậy, CSGT mặc thường phục bắn tốc độ là phù hợp với quy định, tuy nhiên khi ký biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì CSGT lập biên bản bắt buộc phải mặc đúng trang phục cảnh sát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Luật mới về bắn tốc độ?. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mẫu trích lục khai tử bản chính, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

  • Xe đưa tang có bị hạn chế tốc độ khi đi đưa tang không?
  • Tốc độ xe máy trên đường quốc lộ 1A được quy định như thế nào?
  • Tốc độ cho phép trên quốc lộ

Câu hỏi thường gặp: