Cách trang trí bàn thờ ông địa ngày tết

Bàn thờ Ông Địa ngày Tết là một nơi linh thiêng để gia chủ cầu may cho gia đình làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc trong một năm mới. Khác với bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài có cách bài trí riêng. Vậy bàn thờ Ông Địa ngày Tết có những gì và bày trí như thế nào? Hãy cùng Gỗ Vương tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Bàn thờ Ông Địa ngày Tết

Bàn thờ Ông Địa ngày Tết

Bàn thờ Ông Địa ngày Tết có những gì?

Thần Tài – Thổ Địa là những vị thần cai quản đất đai và đem lại tài lộc, may mắn cho gia đình. Vì vậy, mỗi dịp tết đến, xuân về, việc bày trí bàn thờ Thần Tài là rất quan trọng. Vậy trên bàn thờ Ông Địa ngày Tết cần chưng những vật phẩm, lễ cúng gì? Dưới đây là một số vật phẩm cần chuẩn bị:

Bài vị Thần Tài – Thổ địa

Bài vị Thần Tài – Thổ Địa là một vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ Ông Địa ngày Tết. Nó có ý nghĩa rất quan trọng cầu cho gia đình có nhiều tài lộc, may mắn trong năm mới. Khi chuẩn bị bài vị, các gia chủ cần lưu ý chọn bài vị Thần Tài-Thổ Địa có khắc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo” hoặc hai câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”.

Kiến thức bổ ích: Cách bài trí bàn thờ Thần Tài chuẩn

Bàn thờ Thần Tài ngày tết có những gì

Bàn thờ Thần Tài ngày tết có những gì?

Bát hương

Bát hương là một vật phẩm thờ cúng quan trọng nhất ở trên mọi bàn thờ. Vì thế, bàn thờ Ông Địa ngày Tết cũng không ngoại lệ. Các bạn có thể đốt rơm nếp để lấy tro cho bát hương. Khi đến ngày ông Công, ông Táo, nếu bát hương có quá nhiều chân nhang, các bạn nên xin tổ tiên rút chân nhanh để đảm bảo thẩm mỹ thờ cúng.

Hũ gạo, muối, nước

Khi thắp hương bàn thờ Ông Địa ngày Tết, các bạn cần chuẩn bị và thay mới ba hũ gạo, muối, và nước. Sau khi thắp hương xong, các gia chủ nên lấy gạo, muối, và nước rải quan nhà. Theo phong thủy, gạo, muối, nước tượng trưng cho mong muốn, ước nguyện tổ tiên, ông bà đã khuất luôn có cuộc sống nơi xa ấm no, đầy đủ, cầu mong tổ tiên luôn che chở cho con cháu.

Xem thêm: Sắp xếp bàn thờ Thần Tài chuẩn cần những gì?

Tượng ông cóc

Tượng Ông Cóc là vật phong thủy không thể thiếu, nó mang ý nghĩa đón tài lộc, may mắn cho gia đình. Theo phong thủy, buổi sáng khi các bạn đi làm, các bạn nên quay đầu cóc hướng ra phía ngoài, khi đi làm về các bạn hướng đầu cóc trở về phía bàn thờ. Với mục đích đón lộc, tiền tài của một ngày làm việc.

Bát nước

Gia chủ cần chuẩn bị một bát nước to có thả cánh hoa hồng ở trên. Bát nước này có ý nghĩa cầu may, giữ tiền bạc cho gia đình không bị thất thoát nhiều, làm ăn phát tài phát lộc, không thua lỗ.

Bát nước dùng để trang trí bàn thờ thần tài

Bát nước dùng để trang trí bàn thờ Thần Tài

Mâm ngũ quả

Ngày tết, mâm ngũ quả là vật phẩm không thể thiếu khi thờ cúng cả trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thần Tài. Các bạn có thể chuẩn bị một mâm ngũ quả bao gồm các quả như quả phật thủ, nải chuối xanh, bưởi, xoài, đu đủ, lê, đào, hồng,… Những loại quả này mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an, phát tài phát lộc. Ngoài những loại quả trên, các bạn cũng có thể lựa chọn những loại quả truyền thống hay đặc sản nơi mình đang sinh sống.

Bình hoa

Khi thờ cúng phải có hương hoa, vì vậy, các gia chủ phải chuẩn bị một bình hoa tự cắm thật chu đáo. Tuy nhiên, không phải loài hoa nào cũng có thể thờ cúng vào dịp Tết. Vì vậy, để đảm bảo hợp phong thủy và ý nghĩa tốt đẹp, các bạn có thể chưng bày các loài hoa như: Hoa mẫu đơn, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa thủy tiên, hoa lay ơn,…

Ngoài những vật phẩm và lễ cúng trên, ở một số địa phương, các gia chủ có thể đặt 1 bó tỏi hoặc 1 đĩa tỏi 5 củ lên để cúng bàn thờ Ông Địa ngày Tết. Tại sao lại có phong tục này? Điều này là vì, theo phong thủy, tỏi có ý nghĩa trừ tà ma, giúp gia đình có cuộc sống yên ấm, bình an, hạnh phúc, mọi việc đều suôn sẻ, thuận lợi.

Có thể bạn sẽ cần: Cách trang trí bàn thờ Ông Địa đẹp

Cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày tết

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm và lễ cúng trên, các bạn tiến hành bày biện và trang trí bàn thờ Thần Tài ngày tết. Để đảm bảo hợp phong thủy và đúng với việc thờ cúng, các bạn thực hiện bày biện những vật phẩm theo vị trí như sau:

  • Đặt bài vị Thần Tài – Thổ Địa chính giữa bàn thờ.
  • Phía trước bài vị đặt tượng Thần Tài (bên trái) và Thần Đất (bên phải).
  • Ba hũ muối, gạo, và nước đặt chính giữa trước bài vị Thần Tài – Thổ Địa. Đặt hũ nước ở chính giữa, hũ muối và hũ gạo ở hai bên cạnh.
  • Đặt bát hương ở phía trước ba hũ muối, gạo, nước. Sau đó, hai bên bát hương đặt Ông Cóc (bên trái) và lọ hoa (bên phải).
  • Xếp 5 chén nước hình chữ thập ở phía trước bát hương.
  • Đặt bát nước rắc cánh hoa hồng ở phía trước 5 chén nước.
  • Bên cạnh bát nước, đặt mâm ngũ quả.

Các gia chủ nên chú ý cách trưng bày bàn thờ Ông Địa ngày tết như này để đón lộc vào nhà, cầu may, và sức khỏe cho gia đình nhé.

Cách bày biện bàn thờ Thần Tài ngày Tết

Cách bày biện bàn thờ Thần Tài ngày Tết

Một số lưu ý khi trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết

Trong khi trang trí bàn thờ Thần Tài, các gia chủ cần lưu ý những điều dưới đây để việc thờ cúng được thuận lợi, tài lộc, may mắn đến với gia đình trong một năm mới sắp tới:

  • Trước khi trang trí, nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Các bạn nên lau bàn thờ Ông Địa gỗ trong ngày Tết sau ngày ông Công, ông Táo về trời. Nhớ luôn giữ bàn thờ luôn được sạch sẽ.
  • Bày biện và trang trí những vật phẩm, lễ cúng tỉ mỉ, chu đáo. Hãy tuân theo cách trang trí trên để đảm bảo hợp phong thủy.
  • Tuyệt đối không nên cắm hay để hoa lá héo trên bàn thờ Thần Tài.
  • Tránh dùng những vật giả để dâng lên thờ bàn thờ Thần Tài.

Những chú ý khi trang trí bàn thờ Thần Tài ngày tết

Những chú ý khi trang trí bàn thờ Thần Tài ngày tết

Trên đây là những thông tin về cách bày bàn thờ Thần Tài ngày tết. Hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức về phong thủy và thờ cúng. Chúc các bạn có một năm mới thật an khang thịnh vượng, phát lộc phát tài. Nếu có nhu cầu mua bàn thờ Ông Địa Gỗ Vượng hoặc tìm hiểu về bàn thờ Ông Địa ngày Tết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0961.35.31.31 – 0961.35.31.31

Địa chỉ: Số 154-Đ.Sơn Đồng-Song Phương, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội

Website: govuong.vn