Hướng dẫn cách hàn nhựa cứng bị vỡ, bị nứt hiệu quả – HALANA

Khi các vật dụng bằng nhựa trong không gian nhà bạn vô tình bị vỡ, bị nứt, chúng không còn hoạt động như bình thường và mất dần tính thẩm mỹ. Do đó, bạn muốn sửa chữa đồ dùng nhựa này mà lại không biết phải tiến hành hàn nhựa sao cho hiệu quả và chất lượng. Đừng lo, Halana sẽ hướng dẫn bạn cách hàn nhựa cứng bị vỡ, bị nứt đúng chuẩn ở bài viết dưới đây. Cùng Halana theo dõi nhé!

Dụng cụ cần thiết để hàn nhựa

Một số dụng cụ mà bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu tiến hành quá trình hàn vật dụng nhựa bị nứt hoặc bị vỡ:

  1. Máy hàn nhựa.
  2. Que hàn nhựa: Bạn muốn hàn vật dụng bằng vật liệu nhựa nào thì tốt nhất nên sử dụng que hàn cùng chất liệu và cùng màu với vị trí bị vỡ.
  3. Giấy chà nhám.
  4. Găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang chống bụi.

Hướng dẫn cách hàn nhựa cứng bị vỡ, bị nứt hiệu quả - HALANA

Máy hàn nhựa với các loại vòi phun khác nhau.

Các bước hàn nhựa bị vỡ, bị nứt

Bước 1 – Khởi động dụng cụ và chuẩn bị

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn một khu vực thông gió hoặc ngoài trời để tiến hành hàn nhựa, như vậy sẽ giúp được khói bụi do quá trình hàn tạo ra. Đồng thời, sẽ rất cần thiết khi bạn trang bị thêm khẩu trang chống bụi, kính bảo hộ, găng tay chịu nhiệt và mặc quần áo dài để đảm bảo an toàn cho bạn trong lúc hàn.

Tiếp theo, bạn hãy chắc chắn rằng vòi phun đã được gắn chặt vào máy hàn để không làm gián đoạn quá trình hàn sắp thực hiện đây. Đối với que hàn nhựa, bạn cần phải lựa chọn que hàn có chất liệu nhựa tương đồng với loại nhựa tại vị trí cần hàn. Hiện nay có các loại que hàn nhựa PP, PE, PVC hoặc ABS dùng để ghép nối các vị trí bị nứt của đồ dùng nhựa với cùng chất liệu que.

Hướng dẫn cách hàn nhựa cứng bị vỡ, bị nứt hiệu quả - HALANA

Các loại que hàn nhựa.

Bước 2 – Vệ sinh vị trí cần hàn

Ở bước này, hãy sử dụng nước ấm và xà phòng để có thể loại bỏ được các mảnh vụn tại vị trí cần hàn. Thực tế, các mảnh vụn còn sót tại nơi bị vỡ sẽ làm cho mối hàn bạn thực hiện không bền. Do đó, bạn cần làm sạch vị trí hàn cẩn thận.

Đối với các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng loại dung môi gọi là metyl etyl xeton để chà lên nhựa cho đến khi những vết bẩn chảy ra. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng bất kì loại chất tẩy rửa công nghiệp nào trong trường hợp này vì nó có thể ảnh hưởng đến mối hàn của bạn.

Hướng dẫn cách hàn nhựa cứng bị vỡ, bị nứt hiệu quả - HALANA

Làm sạch vị trí hàn.

Bước 3 – Chà nhám vị trí nhựa cần hàn

Tiếp theo, bạn cần dùng giấy chà nhám để chà vào vị trí bị nứt. Đối với các sản phẩm nhựa có màu, dùng giấy nhám là để giúp bạn loại bỏ lớp sơn, lộ ra lớp nhựa cần thực hiện công việc hàn. Bên cạnh đó, giấy nhám còn có công dụng giúp khe nứt của vật dụng nhựa sẽ được khít hơn, điều này làm cho quá trình hàn của bạn tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn.

Bước 4 – Làm nóng máy hàn nhựa

Lúc này, bạn bắt đầu cắm điện máy hàn, đợi máy hàn nóng lên và tiến hành hàn nhựa. Một mẹo cho bước này chính là bạn nên để máy hàn nóng trong vòng 3-5 phút. Nếu mũi hàn chưa đủ nóng, que hàn nhựa sẽ có thể không tan chảy ra và làm gián đoạn công đoạn hàn nhựa của bạn.

Thực tế, mỗi loại que hàn nhựa sẽ tan chảy tại mức nhiệt độ khác nhau. Dù vậy, mức nhiệt độ bạn cần để làm nóng chảy hầu hết mọi chất liệu nhựa là khoảng từ 200 đến 300 độ C. Nếu nhiệt độ chưa đạt đủ khoảng này, que hàn nhựa có thể sẽ không tan chảy đủ hoặc que hàn có thể bị cháy.

Bước 5 – Tiến hành hàn nhựa

Tại nơi đã được cố định, bạn bắt đầu đưa máy hàn đủ nóng chấm vào vị trí bị nứt lõm khoảng 1-2 mm để tạo độ kết dính cho lớp nhựa chuẩn bị hàn. Sau đó, bạn sẽ dùng máy hàn nhựa để làm nóng que hàn nhựa và đợi cho chúng chảy ra. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đưa đồng thời que hàn và máy hàn vào vị trí cần hàn và bắt đầu di chuyển dọc theo vị trí bị nứt để lắp đầy chỗ lõm trên bề mặt cần hàn.

Để có thể thành công có một mối hàn chất lượng, bạn cần có sự nhất quán trong cả thao tác di chuyển và tốc độ. Điều này có nghĩa là bạn cần di chuyển máy hàn với tốc độ có kiểm soát nhằm đảm bảo que hàn nhựa sẽ vừa đủ chảy để kết dính mối hàn mà không làm cháy chúng. Nếu thấy phần que nhựa có sự thay đổi màu sắc, hãy di chuyển nhanh phần vòi lửa của máy hàn.

Hướng dẫn cách hàn nhựa cứng bị vỡ, bị nứt hiệu quả - HALANA

Đưa máy hàn đi dọc theo vị trí cần hàn.

Bước 6 – Dũa bề mặt hàn

Sau khi đợi mối hàn nguội hoàn toàn, bạn hãy sử dụng giấy nhám chà lên vị trí vừa được hàn để loại bỏ đi phần nhựa thừa, làm cho phần nhựa mới nhìn hài hòa với phần nhựa còn lại. Cuối cùng, bạn nên phủ lên vị trí nhựa đã được hàn một lớp sơn mới cùng màu với vật dụng đó để tăng thêm tính thẩm mỹ cho vật dụng.

Các lưu ý khi hàn nhựa

  1. Sử dụng đúng que hàn nhựa: Để có thể kiểm tra loại que nhựa bạn đã chọn phù hợp với vật dụng nhựa cần hàn, bạn có thể thử nghiệm một mối hàn ngắn. Nếu que hàn vẫn bám chắc vào vật liệu cơ bản sau khi đã được làm nguội hoàn toàn, điều này có nghĩa là loại que hàn đó có thể kết hợp thành công với đồ dùng nhựa cần hàn.
  2. Tránh tiếp xúc với mũi hàn đã được làm nóng: Chỉ nên bật công tắc máy hàn sau khi đã gắn vòi phun vào máy hàn. Tương tự, bạn cũng cần đợi máy nguội hoàn toàn rồi mới chạm vào vòi phun hoặc có thể dùng kìm để thay vòi phun mới vào. Để được đảm bảo hơn, hãy trang bị găng tay bảo hộ chịu nhiệt khi tiến hành hàn nhựa.

Hướng dẫn cách hàn nhựa cứng bị vỡ, bị nứt hiệu quả - HALANA

Dùng thêm găng tay chịu nhiệt để bảo vệ.

Kết luận

Như vậy, Halana đã vừa hướng dẫn các bạn 6 bước để có thể thực hiện hàn nhựa cứng bị vỡ, bị nứt hiệu quả. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp cho quá trình hàn vật dụng nhựa của bạn diễn ra thành công và thuận lợi. Nếu có bất kì thắc mắc nào về chủ đề này, đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với Halana. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.