Để có thể khởi động và vận hành được laptop hay máy tính thì cần phải có nguồn. Vì thế, nguồn máy là bộ phận không thể thiếu của thiết bị. Vậy, bạn đã biết gì về nguồn máy tính. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về bộ phận quan trọng của máy, bài viết hôm nay sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến nguồn máy tính cũng như vai trò của nó, cùng theo dõi nhé.
1. Nguồn máy tính là gì?
Đầu tiên, khi tìm hiểu về nguồn máy tính trong bài viết công nghệ này, chúng ta sẽ đến với những thông tin cơ bản như khái niệm, nguyên lý hoạt động và nguồn điện có trong máy tính.
1.1. Khái niệm
Nguồn máy tính hay còn được gọi là Power Supply Unit (PSU). Nguồn máy tính có vị trí nằm ở trong thùng máy. Nhiệm vụ của nó chính là cung cấp năng lượng đến cho các bộ phận như Bo mạch chủ, ổ cứng, RAM,…để khởi động máy lên. Và nó cũng được xem là phần nhỏ trong các bộ phận của máy tính.
1.2. Nguyên lý hoạt động
Nguồn máy tính được ví như là một bộ phận trung gian, Nó sẽ giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế lớn thành các dòng điện có mức điện áp nhỏ hơn (dòng điện có điện thế lớn là dòng điện từ ổ cắm – 220V) Các dòng điện áp nhỏ này sẽ truyền năng lượng tương thích đến cho các thiết bị, linh kiện của thiết bị để có thể vận hành.
1.3. Nguồn điện có trong máy tính
Ở trong nguồn máy tính thì có nhiều đường điện, mỗi loại sẽ tương thích với mỗi linh kiện. Các loại đường điện như sau:
- Đường điện +3.3V: Chỉ có những bộ nguồn hiện đại thì mới có đường điện mới này. Nó sẽ thích hợp với chuẩn ATX mang nhiệm vụ cung cấp điện cho CPU và bộ nhớ chính.
- Đường điện +5V: Đường điện này sẽ cung cấp điện cho mainboard, linh kiện ngoại vi và CPU đời cũ (Pentium từ Intel hoặc AthlonXP).
- Đường điện -5V: Đường điện này thì mang điện đến cho các ổ đĩa mềm, mạch cấp điện các khe cắm ISA đời cũ.
- Đường điện +12V: Loại đường điện này được cho là có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp cung cấp nguồn điện cho ổ cứng, card mở rộng và CPU (nếu cần).
- Đường điện -12V: Các máy tính đời trước thường sử dụng đường điện này. Bời cường độ dòng điện yếu (Chưa tới 1A) nên ít được sử dụng, các nguồn mới cũng có tích hợp nhưng ít.
2. Vai trò của nguồn máy tính
Nguồn máy tính có vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ cung cấp điện năng đến các thiết bị khác như CPU, RAM…Nếu như nguồn máy không cung cấp đủ năng lượng thiết bị thì máy sẽ không khởi động được.
Nếu như đang sử dụng máy cho các tác vụ nặng hoặc đang chơi game online mà nó không tải được. Rồi sau đó máy bị tắt nguồn thì chứng tỏ là nguồn máy tính không cung cấp đủ năng lượng và không hoạt động ổn định. Mong rằng khi hiểu về vai trò của máy tính thì bạn sẽ biết cách giữ gìn, chăm sóc nguồn máy và biết cách tắt nguồn máy tính đúng cách.
3. Nguồn máy tính – Những thống số cơ bản của nguồn máy tính
Để hiểu rõ hơn về nguồn máy tính, bạn cần nắm được những thống số cơ bản dưới đây.
3.1. Watt
Watt là đơn vị công suất được ký hiệu như là W. Thông thường bạn sẽ thấy 550 Watt ở ngoài vỏ hộp của nguồn máy hoặc tại phần nhãn dán một bộ nguồn máy tính. Đây là chỉ số thể hiện công suất của nguồn máy tính. Nếu có chỉ số Watt của nguồn càng cao thì chứng tỏ rằng thiết bị của bạn chạy càng ổn định.
3.2. Các kết nối đầu ra của nguồn
Các kết nối đầu ra của nguồn hay còn gọi là đầu cắm bo mạch chủ. Tên tiếng Anh của nó là motherboard connector. Và thường thì mỗi đầu cắm có khoảng 20-24 chân, tùy thuộc loại bo mạch chủ khác nhau. Để dễ dàng cho việc tương thích thiết bị thì phía bên các nhà sản xuất đã thiết kế đầu cắm có dạng là 20+4 ( điều này đồng nghĩa với đầu cắm này có thể phù hợp cho bo mạch chủ 20 hoặc 24 chân).
3.3. Đầu cắm nguồn cho CPU
Trong đầu cắm nguồn CPU thì sẽ có hai loại đó là loại 4 chân và loại 8 chân.
- Loại 4 chân thường được dùng cho các bo mạch chủ đời trước.
- Loại 8 chân thì thường được dùng cho bo mạch chủ đời mới.
- Đầu cắm ổ cứng, ô quang (peripheral connector): 4 chân
- Đầu cắm ổ đĩa mềm: 4 Chân
- Đầu cắm card đồ họa: 6 dây
- Đầu cắm cho ổ cứng và ổ quang giao tiếp SATA: 4 dây
3.4. Quy ước màu dây mã màu dây trong bộ nguồn máy tính
Sẽ có những quy ước màu dây mã màu dây trong bộ nguồn máy tính thể hiện những ý nghĩa nhất định.
- Dây màu đen: Đây là dây dùng chung. Nó thường có mức điện áp là 0V
- Dây màu cam: Thể hiện mức điện áp là +3,3 V
- Dây màu đỏ: Thể hiện mức điện áp là +5V.
- Dây màu vàng: Thể hiện mức điện áp +12V
- Dây màu xanh blue: Thể hiện mức điện áp -12
- Dây màu tím: Thể hiện điện áp 5Vsb ( 5V standby)
- Dây màu xanh Green: Đối với dây màu xanh lá thì bạn cần chú ý vì vai trò của dây này vô cùng quan trọng. Nếu muốn kiểm tra xem nguồn máy tính có hoạt động hay không thì bạn thực hiện bằng cách nối dây này với dây màu đen ( dây chung). Trường hợp thấy bộ nguồn hoạt động thì có nghĩa là nguồn máy tính còn hoạt động và ngược lại.
Ngoài ra còn có một số dây khác:một số dây dẫn khác có màu khác nhau như màu vàng viền trắng, vàng viền đen. Chúng đều có có nguồn điện như +12V2 (đường 12V độc lập thứ 2) hoặc 12V3 (đường 12V độc lập thứ 3)
3.5. Công suất và hiệu suất
Ở công suất nguồn máy tính sẽ có nhiều loại như công suất cung cấp, công suất tối đa và công suất tiêu thụ…Còn về hiệu suất thì sẽ không được ghi trên phần nhãn ngoài và người dùng cũng sẽ không được cho biết về thông số này. Để giải thích rõ hơn về các khái niệm, cùng theo dõi phần dưới đây.
- Công suất tiêu thụ: Công suất tiêu thụ được đo với đơn vị bằng W( đây là công suất bạn đã sử dụng và đây là số mà bạn phải chi trả cho phía bên cấp điện)
- Công suất cung cấp: Công suất cung cấp được tính bằng cách tính tổng công suất mà nguồn cấp cho bo mạch chủ, CPU và các thiết bị khác.
- Hiệu suất của nguồn máy tính được tính bằng cách là hiệu của công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của nguồn.
4. Chọn nguồn máy tính như thế nào?
Nếu bạn có ý định mua cho mình chiếc máy tính thì bạn cần biết cách chọn nguồn máy tính. Vì về lâu dài nó sẽ quyết định đến chiếc máy của bạn có hoạt động tốt hay không. Và khi mua thiết bị khác như laptop hay máy tính bảng, bạn cũng cần chú ý vấn đề này.
Theo những gì chúng ta đã tìm hiểu phía trên thì yếu tố quyết định lớn nhất đến nguồn máy tính thuộc về công suất của nguồn máy. Nếu số Watt càng cao chứng tỏ công suất máy càng lớn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn máy tính sẽ càng ổn định. Cho nên, bạn nên ưu tiên chọn lựa thiết bị có công suất càng cao càng tốt.
Trường hợp bạn chỉ sử dụng thiết bị laptop văn phòng dùng core i3 thì không cần thiết cần nguồn máy có công suất quá lớn.
5. Tổng kết
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Nguồn máy tính là gì? Các loại nguồn máy tính phổ biến hiện nay. Với những thông tin vừa cung cấp ở bài viết trên, hy vọng bạn có thể biết thêm kiến thức hữu ích.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel của hệ thống Di Động Việt để cập nhật tất tần tật các thứ mới nhất về công nghệ hiện nay nhé. Cám ơn các bạn vì đã bỏ chút thời gian đọc qua bài so sánh này.
Xem thêm:
- Khe cắm PCIe là cái gì? Có quan trọng trong máy tính khi sử dụng?
- Người dân Việt Nam tìm kiếm gì trên Google nhiều nhất từ đầu năm 2022 đến nay?
- Samsung Galaxy Z Flip4 giá bao nhiêu? Cập nhật giá Z Flip4 liên tục
- Cách Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2022 theo tên, CCCD/CMND, số báo danh nhanh và chính xác nhất
Di Động Việt
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!