Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tả gây ra, có thể bùng thành dịch lớn tại một địa phương do ô nhiễm nguồn nước, điều kiện vệ sinh kém hoặc thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sự phát triển của y học hiện đại, điều trị bệnh tả cũng dễ dàng hơn và tỉ lệ tử vong thấp.
04/12/2021 | Bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị tiêu chảy cấp tại nhà24/11/2021 | Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần chú ý những gì?12/12/2020 | Những thông tin cần biết về bệnh dịch tả lợn Châu Phi
1. Bệnh tả và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tả ở người là bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa do nhiễm phải khuẩn tả Vibrio Cholerae có trong nguồn nước hoặc thức ăn. Trước đây, bệnh tả đã gây nhiều đại dịch lớn ở nhiều nước gây tử vong cho hàng triệu người do bệnh diễn biến nhanh, người bệnh có thể mất nước và điện giải dẫn đến sốc nặng nếu không can thiệp kịp thời.
Bệnh tả thường gặp do nhiễm khuẩn tả từ nguồn nước, thực phẩm không sạch sẽ
Hiện nay, bệnh tả đã được kiểm soát tốt hơn, tỉ lệ tử vong cũng thấp hơn do kiến thức về phòng ngừa và điều trị bệnh được phổ biến hơn. Người dân được hướng dẫn ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngừa tả và nhiều bệnh do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khác.
Bệnh tả vẫn xảy ra rải rác ở một số vùng ở Việt Nam, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển do thói quen ăn sống, tái, chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, được chia thành các thể bệnh sau:
-
Thể bệnh không triệu chứng: Nhiều người bị nhiễm khuẩn tả nhưng không có triệu chứng bệnh.
-
Thể bệnh nhẹ: Tả chỉ gây triệu chứng tiêu chảy thông thường.
-
Thể bệnh điển hình: Diễn biến bệnh nhanh, cấp tính, điển hình là triệu chứng tiêu chảy liên tục ra nước và nôn mửa.
-
Thể tả tối cấp: DIễn biến bệnh nhanh hơn, mỗi lần tiêu chảy khiến bệnh nhân mất nước nghiêm trọng, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
-
Thể tả ở trẻ em: Hầu hết chỉ gây tiêu chảy nhẹ cho trẻ nhỏ, có thể kèm theo sốt nhẹ.
-
Thể tả ở người già: Nguy hiểm do gây mất nước nặng, có thể dẫn đến biến chứng suy thận dù bù nước, bù điện giải đầy đủ.
Bệnh tả do nhiễm vi khuẩn tả gây ra
2. Bệnh tả diễn biến như thế nào?
Diễn biến của bệnh tả nhanh, triệu chứng rõ ràng qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn ủ bệnh: Khi bị nhiễm khuẩn tả, thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, lúc này người bệnh thường chưa có dấu hiệu bất thường gì. Đây là khoảng thời gian vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây bệnh đường ruột.
Giai đoạn khởi phát: Lúc này, vi khuẩn tả gây bệnh với nhiều triệu chứng khởi phát như đầy bụng, tiêu chảy, sôi bụng,… kéo dài.
Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng bệnh ở giai đoạn này trở nên nghiêm trọng hơn khiến cơ thể mất nước, mất điện giải nguy hiểm.
Giai đoạn toàn phát của tả khiến bệnh nhân tiêu chảy, nôn mửa liên tục
Bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục, đi ngoài ra nước nhiều lần không thể kiểm soát, lượng phân ra có thể đạt đến hàng chục lít mỗi ngày. Phân của người bệnh chủ yếu chỉ là nước, không có nhầy máu mà có màu trắng lờ đục như nước vo gạo.
Bên cạnh tiêu chảy, bệnh nhân bị tả còn bị nôn mửa nhiều, lúc đầu nôn ra thức ăn và dịch tiêu hóa, sau đó chỉ nôn ra nước. Triệu chứng đau bụng, sốt ít khi gặp ở bệnh nhân bị tả.
Tiêu chảy và nôn mửa liên tục khiến người bệnh tả mất nước, mất điện giải trầm trọng. Các triệu chứng nguy hiểm là cơ thể mệt lả, ý thức mê man, chuột rút,…
Giai đoạn hồi phục: Nếu bệnh nhân được điều trị kháng sinh và bù nước, bù điện giải tốt, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện, các triệu chứng cũng giảm dần.
Dựa trên triệu chứng có thể nhận biết giai đoạn tiến triển của bệnh tả, trong đó giai đoạn 2 là nguy hiểm nhất với nhiều triệu chứng xảy ra nhanh. Mất nước là biến chứng đặc biệt nguy hiểm, người bệnh có thể mất đến 10% trọng lượng cơ thể do mất nước. Lúc này, cần bổ sung nước và điện giải kịp thời để hồi phục sức khỏe, tránh sốc nặng nguy hiểm do mất nước.
3. Hướng dẫn điều trị bệnh tả
Nguyên tắc trong điều trị bệnh tả là bổ sung nước và điện giải nhanh chóng, cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm và dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Cụ thể các phương pháp điều trị bệnh tả bao gồm:
Bệnh nhân bị tả cần bổ sung nước và điện giải
3.1. Bổ sung nước và điện giải qua đường uống
Nếu bệnh nhân mắc bệnh tả ở giai đoạn đầu, mất nước chưa quá nghiêm trọng thì có thể bù nước qua đường uống tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Các bù nước và điện giải qua đường uống như sau:
-
Pha chế uống dung dịch Oresol gồm nhiều muối với nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày.
-
Pha chế uống dung dịch thay thế gồm đường, muối pha với nước sôi để nguội theo tỉ lệ thích hợp để bù nước và điện giải.
-
Uống nước cháo (nấu từ gạo và thêm muối).
-
Uống nước dừa non pha thêm muối.
-
Bệnh nhân uống theo nhu cầu, uống từng ngụm nhỏ để giữ nước, cân bằng điện giải trong quá trình hồi phục sức khỏe.
3.2. Bổ sung nước và điện giải qua đường truyền tĩnh mạch
Cách này giúp cơ thể được bổ sung nhanh chóng hơn, phù hợp cho các trường hợp bệnh nặng, khó hoặc không bổ sung đủ nước, điện giải qua đường uống thông thường. Bệnh nhân được truyền lượng dịch đủ cho lượng dịch và phân mất đi khi tiêu chảy hay nôn và đáp ứng đủ lượng nước duy trì trong ngày.
Các loại dịch truyền thường sử dụng gồm: Glucose 5%, Natri Clorid 0.9% hoặc dung dịch Natri Bicarbonat 1.4%. Ngoài ra, có thể kết hợp bổ sung KCl qua đường uống nếu bệnh nhân có thể uống được.
Tiêu diệt vi khuẩn tả bằng kháng sinh
3.3. Điều trị bằng kháng sinh
Kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn tả gây bệnh, chủ yếu được chọn các nhóm sau:
-
Azithromycin: có thể dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi mắc bệnh tả.
-
Chloramphenicol: Dùng liên tục 3 ngày.
-
Fluoroquinolon: uống 2 lần/ngày, chia 3 ngày.
Dù bệnh nhân tả bị tiêu chảy nặng nhưng các loại thuốc làm giảm nhu động ruột, giảm bệnh tiểu chảy không được sử dụng.
Bệnh nhân khi nhập viện sẽ được đánh giá mức độ bệnh dựa trên các triệu chứng nôn, tiêu chảy và tình trạng mất nước để điều trị phù hợp. Nếu điều trị tốt, sức khỏe bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh chóng sau khoảng 1 tuần và được ra viện để về nhà theo dõi.
Như vậy, điều trị bệnh tả sẽ cần thực hiện nhanh nhằm mục tiêu kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa mất nước và điện giải đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu đang gặp các dấu hiệu bệnh tả, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để được khám và điều trị. Mọi thắc mắc về bệnh tả, hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!