Chỉ có điều trên thị trường hiện nay Phi Điệp quá đa dạng, kể sơ đã có hàng trăm loại khác nhau nên người mới chơi khi tìm hiểu về giống loài này rất dễ bị loạn.
Để giúp cho những ai yêu thích Phi Điệp có một cái nhìn tổng thể về loài, Fao sẽ chia sẻ cách để nhận biết – phân biệt các loại thường gặp cũng như kỹ thuật chăm sóc lan đúng cách tại bài viết dưới đây.
1. Lan Phi Điệp là gì
Phi điệp (hay còn gọi Giả Hạc) là dòng thực vật họ lan, thuộc giống lan Hoàng Thảo, tên tiếng Anh là Dendrobium anosmum. Chúng sống phụ sinh trên những lớp vỏ cây sần sùi, vô cùng ưa thích khí hậu nóng ẩm miền nhiệt đới.
Ta có thể dễ dàng tìm thấy những giò lan này tại các khu rừng núi mà độ cao dưới 750m. Hay cụ thể hơn, các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia và nước ta là môi trường sinh sống lý tưởng của chúng.
2. Cách nhận biết
Để có thể nhận biết và phân biệt được dòng hoa Phi Điệp, thì việc nắm được hình dáng chung của loài là điều vô cùng quan trọng. Không cần xét đến giống đột biến, chỉ với loại lan thường thôi, chúng đã mang vẻ đẹp độc đáo, khó tả.
Về cơ bản, hình dáng Phi Điệp mang những đặc điểm sau:
Chiều cao trung bình từ 100 – 300cm, lá hình thoi màu xanh, thân thuộc loại thân đốt khá giống đốt mía (ước chừng dài khoảng 1.5 – 3cm), dáng thân thòng chảy suông như thác nước.
Màu sắc hoa thay đổi từ hổng đến tím, có màu chuyển đổi trung gian, thường thì cuống sẽ đậm hơn cánh. Thời gian hoa nở kéo dài trong 1-3 tuần tuỳ điều kiện thời tiết, nếu thời tiết xấu thì hoa dễ bị thối và rụng sớm, ngược lại hoa sẽ nở lâu hơn nếu trời nắng đẹp.
3. Phân loại lan Phi Điệp
Phi điệp là dòng hoa cực kỳ đa dạng với hàng nghìn loại khác nhau, phân biệt nhau bằng các yếu tố như: chủng loại, nguồn gốc, đặc điểm hình thái, thậm chí cả vùng miền.
Nên cụ thể chúng có bao nhiều loại thì không phải người chơi lan nào cũng nắm được. Dưới đây Fao sẽ chỉ bạn cách để phân biệt các loại hoa Phi Điệp thường gặp nhất trên thị trường:
a) THEO MÀU SẮC
Theo màu sắc là cách phân chia phổ biến và được sử dụng nhiều nhất khi nhắc tới Phi Điệp. Cụ thể, chúng sẽ được chia thành Phi Điệp Vàng và Phi Điệp Tím.
Điểm giống nhau:
Vàng hay tím cũng đều là dòng phong lan Hoàng Thảo, sống bám phụ sinh trên các thân cây gỗ.
Ưa vị trí cao thoáng, ưa thích điều kiện ánh sáng vừa phải (thường dưới 70%) nhưng phải là ánh sáng thiên nhiên.
Cách phân biệt Phi Điệp Vàng và Phi Điệp Tím
Tuy cùng là một dòng nhưng 2 loại lan này lại có nhiều điểm khác biệt rất rõ ràng, vì vậy nên nhận biết chúng không hề khó:
- Về mùa hoa: Loại vàng cho hoa vào tháng 9 – 11, còn loại tím lại cho hoa sau tết thường vào tháng 4 – 10 mỗi năm. (Tính theo Âm Lịch)
- Về thân cây: Thân cây Phi Điệp vàng nhỏ và ngắn hơn Phi Điệp tím, thường có màu xanh bóng, lớp vỏ bạc, thân cây trưởng thành dài nhất cũng chỉ từ 70 – 160cm. Ngược lại thân Phi Điệp tím khi trưởng thành có thể dài tới gần 2m, thân to như ngón tay cái, buông thõng xuống theo gió vô cùng đẹp. Cả 2 loại này đều giống với 1 loài lan cùng họ là Lan Trầm (tím)
- Về lá cây: Lá loại tím lớn hơn, dày và mọng nước, chiều dài lá có thể lên tới 7 – 12cm, rộng tận 4 – 7cm. Xong loại Phi Điệp vàng thì ngược lại, lá kim mỏng, dáng thuôn dài, khá nhỏ.
- Về màu sắc hoa: Phi Điệp vàng có màu vàng khá chói, mắt màu nâu, cánh hoa cụm lại ngắn và tròn, mùi hoa hơi hắc, không biến thiên nhiều. Hoa Phi Điệp tím thì ngược lại có mùi rất thơm và nồng nàn, mang màu trắng tím, cánh phớt tím, mắt hoa cũng màu tím, đặc biệt là loại này có rất nhiều biến thể. Các dòng lan đột biến đắt đỏ hiện nay như 5 cánh trắng, Hồng, Tím, 6 mắt, … đều thuộc giống Phi Điệp tím này.
- Trước khi ra hoa: Phi điệp vàng còn nguyên lá, trong khi phi điệp tím lại phải xuống lá hết toàn bộ mới nở bông.
- Phân bố: Loại vàng phân bố nhiều ở khu vực có nhiệt độ ổn định và khá lạnh như Tây Bắc hoặc Lâm Đồng (Đà Lạt). Xong loại tím lại ưa với khí hậu nóng ẩm miền nhiệt đới hơn nên chúng phân bố trải đều, rải rác khắp cả nước.
Dù là Phi Điệp Vàng hay Phi Điệp tím thì mỗi loài đều sở hữu một vẻ đẹp rất riêng và khác biệt. Không thể đánh giá loại hoa nào đẹp hơn, loại nào kém sắc.
Xong thực tế thị trường hiện nay, dòng màu tím lại là dòng được giới chơi lan ưa chuộng hơn cả, bởi mặt hoa đa dạng lại dễ dàng xảy ra đột biến. Những giống lan Phi Điệp Tím đột biến độc lạ, hiếm có là dòng gắn liền với những phi vụ giao dịch tiền tỷ trên mạng thời gian vừa qua.
b) VÙNG MIỀN
Mỗi vùng miền, mỗi kiểu khí hậu khác nhau sẽ sinh ra những lứa cây phi điệp mang đặc điểm độc đáo của riêng nó. Và thực tế chứng minh có những vùng đất thực sự đã làm nên tên tuổi cho dòng phong lan Phi Điệp.
🔴 Dòng Phi Điệp Hoà Bình
Hoà Bình từ lâu nổi tiếng là nơi cho ra nhiều loại lan phi điệp với mặt hoa và thân lá dài đẹp.
Phi điệp Hoà Bình có đầy đủ những đặc tính của một cây phong lan Hoàng Thảo, cây có nhiều giả hành (mỗi giả hành là một thân lan), các giả hành mọc thành bụi, phân thành nhiều đốt giống hệt đốt tre nứa. Cây sống bám trên các giã thể thân gỗ (như thông, xơ rừa, …)
Đặc điểm nhận biết
- Về thân đốt và lá: Khí hậu của vùng đất Hoà Bình khiến những cây hoa lan ở đây mang chung một đặc điểm đó là thân cực kỳ to đốt lại rất ngắn. Cộng thêm lá cây bự với dày dặn hơn hẳn những loài ở vùng miền khác. Nên nhìn tổng thể, giò lan Phi Điệp Hoà Bình bao giờ cũng vô cùng xum xuê và nặng.
- Về hoa: Vì thân lớn đốt lại lùn, nên hoa dòng này cho bông rất bự, được đánh giá là đẹp hơn nhiều những dòng khác.
Các giống được ưa chuộng
Không những mang nhiều mặt bông độc lạ, Phi Điệp Hoà bình còn hay xảy ra đột biến. Nên chỉ cần nhắc đến dòng lan này, thì đã là dân chơi lan đều sẽ biết. Một vài cái tên lan NỔI-BẦN-BẬT để bạn tìm hiểu:
- Phi Điệp lá mít
- Phi Điệp F21 – Phi điệp thân thủ (hoặc thân to)
- Phi điệp mắt đỏ
- Phi điệp 5 cánh trắng
- Phi điệp đột biến 5ct HO – 5 cánh trắng Hiển Oanh (Dòng này năm trước hot hơn pháo rang)
Để mua được giống phi điệp chuẩn gốc Hoà Bình mà không bị trộn lẫn với các loài lan khác ở khu vực Tây bắc thì rất cần người xem có con mắt dày dặn kinh nghiệm.
Nếu bạn là người mới, cách tốt nhất hãy tìm đến các chủ nhà vườn uy tín để lựa lan, tránh những hàng lan trôi nổi bán cân trên thị trường. Hiện nay, rất nhiều giống Phi Điệp từ Lào, CamPuchia hay Tây Nguyên trộn lẫn thật giả với lan Hoà Bình để bán với giá cao.
🔴 Dòng Phi Điệp Di Linh
Đặc điểm nhận biết
Phi Điệp Di Linh hay Giả Hạc Di Linh có xuất thân trùng tên với nó – Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng. Ngự trị tại cao nguyên Di Linh trên 1000m so với mực nước biển, dòng lan này vô cùng đặc biệt khi:
- Nở hoa đúng vào dịp tết nguyên đán.
- Hoa lại vô cùng đẹp, hương thơm nồng nàn.
Các dòng lan Phi Điệp Di Linh nổi tiếng gần xa:
- Phi Điệp Di Linh Tím
- Phi Điệp Di Linh Trắng
- Phi Điệp 5ct – 5 cánh trắng Di Linh
- Phi Điệp Di Linh Nù TaLi
- Phi Điệp Di Linh đột biến Nù Tam Bố
Nhưng phải nói, nếu đem Di Linh so sánh với Hoà Bình thì nó không được ưa chuộng bằng bởi khả năng thích nghi khá kém.
Khi mang ra ngoài Bắc, Phi điệp Di Linh không còn nở hoa được đúng vào dịp tết vì điều kiện khí hậu thay đổi. Thêm vào việc cây Phi Điệp xuất thân từ đây dễ bị thay đổi mặt bông, thậm trí là chết nếu chăm sóc không cẩn thận.
Muốn Phi Điệp Di Linh phát triển tốt, ra được bông đẹp thì bắt buộc người trồng Lan phải tạo được môi trường có điều kiện khí hậu giống hệt Cao Nguyên Di Linh.
🔴 Dòng phi Điệp Lào – Campuchia
Phi điệp Lào – Campuchia những năm gần đây bắt đầu được săn lùng do nguồn lan này ở nước ta đang ngày càng cạn kiệt dần.
Về đặc điểm: Phi điệp Lào có thân nhỏ và đốt thân dài, lá mỏng và thuôn hơn Phi Điệp Việt Nam. Hoa của dòng Lào có thể nói cũng khá nhiều giống đột biến, được nhận định sở hữu cánh mỏng hơn – bay hơn hàng Việt.
c) ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Đặc điểm cấu tạo của Phi Điệp như mắt hoa, môi hoa, cánh hoa, … chính là những yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị giò lan. Rất nhiều dòng Phi Điệp đẹp đắt giá được đặt tên theo những đặc điểm này.
- Dựa trên màu sắc của hoa: có Phi Điệp Cánh Ám, Phi điệp Hồng, Phi điệp Cánh Trắng
- Dựa trên sự khác biệt của hình dạng cánh: có cánh mai, cánh bầu, cụp, cong, bay, …
- Dựa trên đặc điểm của môi hoa có loại: môi tuyết, môi tim, ..
- Dựa trên đặc điểm của mắt có loại: 6 mắt, mắt xù, mắt xước
- Dựa trên đặc điểm của mũi thì có: mũi hồng, mũi tim, ….
Nói chung riêng đã nhắc đến các loại lan Phi Điệp theo đặc điểm cấu tạo thì bạn cứ thoải mái mà sưu tầm. Điểm đa dạng của nó chính là yếu tố khiến bao nhiêu người trong giới chơi lan mê mẩn.
d, NGUỒN GỐC
Bên cạnh lan rừng, cái tên lan công nghiệp ngày càng phổ biến thời gian gần đây khiến người ta quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc mà chúng hình thành. Bởi điều này giúp người chơi định hình cách chăm sóc lan đúng cách và hiệu quả ví dụ như điều kiện ánh sáng phù hợp, chế độ tưới nước, cho ăn chất dinh dưỡng, …
Hiểu đơn giản: Lan công nghiệp là loại lan được lai tạo giữa lan rừng thuần chủng với những loài lan khác để cho ra đời sau những cá thể lan lai mang ưu điểm của cả hoa bố lẫn hoa mẹ, cho hoa to hơn, đẹp hơn, màu sắc quyến rũ, thơm hơn giống thuần chủng rất nhiều.
Phi Điệp công nghiệp hiện nay được rất nhiều cơ sở nhân giống thành công, đẹp, giá lại rẻ. Nếu bạn có ý định chơi lan thì nên bắt đầu tập tành trên những giống thường này.
Đừng vội chọn ngay dòng Phi Điệp đột biến vì chúng rất khó chăm sóc, rất dễ chết, hay bị sâu bệnh hại, …. tiền vốn bỏ ra lại không hề nhỏ. Sau vài tháng, khi dày dặn kinh nghiệm hơn rồi, bạn hoàn toàn có thể chuyển qua chơi những dòng lan xịn – giá trị cao sau.
3. Kỹ thuật chăm sóc đúng chuẩn
Để chăm sóc lan lan Phi Điệp tốt bạn chỉ cần nắm rõ những yếu tố cần thiết như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng, phân bón và thường xuyên quan sát phát hiện bệnh của cây để có bệnh pháp phòng – điều trị kịp thời, giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
a) Cách tưới nước
- Vào mùa hè: cây phát triển mạnh vào giai đoạn này, bạn nên tưới nước từ 2 đến 4 lần/ tuần.
- Vào mùa thu: cây phát triển chậm hơn vì vậy bạn cũng nên giảm lượng nước tưới, nên tưới từ 1 đến 2 lần/tuần.
- Vào mùa đông: ở giai đoạn này bạn hãy hạn chế tối việc tưới nước lại. Duy trì độ ẩm cho cây bằng cách phun sương sương 1 đến 2 lần/ tháng.
b) Điều kiện phát triển
Ánh sáng:
- Ánh sáng rất quan trọng để cây tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi thân. Nếu thấy Phi Điệp bị QUẸO tức là cây đang thiếu sáng, bạn cần kiếm tra và chấn chỉnh ngay.
- Cộng với phải chú ý không để giò lan nhà bạn trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời (hãy đầu tư giàn lưới che). Cây cần sáng chứ sáng quá thì cũng không ổn
Nhiệt độ: Nhiệt dộ thích hợp để cây Phi Điệp phát triển là từ 25 đến 40 độ C. Đặc biệt nó có thể chịu nóng lên đến 38 độ và chịu lạnh đến 3.3 độ C. Xong nếu trời cứ rét kéo dài liên tục dưới 15.6 độ nhiều tuần liền thì sẽ gây ảnh hưởng, làm cây không ra được nụ.
Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp là từ 60 đến 70 %. Cây Phi Điệp non sẽ bị teo lại, không lớn được nếu như độ ẩm quá thấp.
Độ thoáng: Lan Phi Điệp cũng sẽ không chịu ra nụ nếu không được ở trong môi trường thoáng gió.
Phân bón:
- Bón phân đem lại nhiều chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt. Nhưng nếu không làm đúng cách thì sẽ phản tác dụng, làm cây chậm phát triển thậm chí chết luôn.
- Bạn cần chú ý Phi Điệp không ưa những loại phân bón chứa chất Nitrogen. Nếu bạn tiếp tục bón hoặc bón quá nhiều phân có chứa Nitrogen sẽ khiến cây ra nhiều cây con (keiki) chứ không ra nụ.
- Vào tháng 9 bạn nên bón loại phân 15-15-15. Từ tháng 9 đến tháng 12 bạn nên bón loại 10-30-10. Còn từ tháng 12 đến tháng giêng bạn nên ngừng việc bón phân lại.
c) Các bệnh thường gặp
Không ai dám nói hoa lan dễ chăm sóc, ngoài những yếu tố cần để phát triển ra thì chúng còn dễ bệnh, có những bệnh không để ý sẽ lan thành dịch hại cả vườn cây, nên người trồng lan cần rất chú ý. Dưới đây là một số bênh thường gặp ở Phi Điệp:
– Bệnh do nấm gấy ra:
- Bênh đốm lá
- Bệnh thối đọt
- Bệnh thối rễ
- Bệnh đen thana cây con
- Bênh thán thư
- Bệnh thối hạch
- Bệnh đốm vòng trên cánh hoa
- Bệnh đốm nâu
– Bệnh do vi khuẩn gây ra
- Bệnh thối nâu
- Bệnh thối mềm
d) Cách phòng bệnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc nhận biết và phát hiện trước mầm bệnh sẽ giúp cây của bạn có thể sinh trưởng và phát triển thuận lợi hơn. Có thể phòng bênh cho Phi Điệp bằng nước vôi trong hoặc “tiêm vắc – xin” cho chúng.
– Hướng dẫn phòng bệnh cho lan Phi Điệp bằng nước vôi trong:
- Cách thực hiện: Lấy 1 cục vôi to bằng ngón tay cái cho vào 1,5 lít nước. Sau đó chờ nước trong, lấy phần nước trong phun vào giá thể, phun 2 lần/tháng. Việc phun nước vôi trong sẽ giúp cho cây cứng cáp hơn không bị thối vì trong vôi có nhều Canxi( Ca ), đồng thời nó cũng có khả nang diệt khuẩn.
- Lưu ý: Sau 2 tiếng cần phun 2 lần nước sạch để cây không bị nóng và cháy lá.
– Hướng dẫn phung phòng bệnh cho Phi Điệp bằng thuốc
- Có thể phun phòng bệnh bằng Starner( chuyên cho thân thòng ) hoặc Ridomil Gold. Starner chuyên diệt khuẩn và không gây hại cho thân thòng.
- Phòng chống nấm và chống thối nhũn với Ridomil Gold.
4. Ý nghĩa của lan Phi Điệp
Mỗi loại hoa Phi Điệp sẽ chứa đựng trong mình ý nghĩa đặc biệt của riêng nó:
Phi Điệp tím:
Phi Điệp tím là loài mang vẻ đẹp phẩm giá sang trọng của hoàng gia, luôn thể hiện cho sự tôn trọng, ngưỡng mộ và cao sang trong gia đình nên mang giá trị tinh thần sâu sắc. Thường loài hoa này sẽ không dùng để tặng mà là để giữ lại, chiêm ngưỡng, giải trí những lúc nhàn dỗi.
Phi Điệp vàng:
Phi điệp vàng là loài hoa đại diện cho sự sung túc giàu có, cùng một tinh thần mạnh mẽ kiên cường. Người ta thường dùng lan Phi Điệp vàng để làm quà tặng với ý nghĩa cầu trúc sự may mắn, thành công và thuận buồm xuôi gió.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn nắm được cách nhận biết lan Phi Điệp – phân biệt được các loại Phi Điệp phổ biến – cũng như biết cách trồng và chăm sóc cây thật hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp để Fao hỗ trợ bạn.
Bài viết tham khảo của chủ shop hoa lan Embargenting
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!