Đông Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế, xã hội phát triển nhất Việt Nam với nhiều thành tỉnh thành dẫn đầu cả nước. Vậy Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh thành phố? Dân số, diện tích ra sao hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây?
Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành phố?
Đông Nam Bộ có 5 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc trung ương, 1 thành phố trực thuộc thành phố, 9 thành phố trực thuộc tỉnh cụ thể:
– Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: có 2 thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.
– Tỉnh Bình Dương: có thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An.
– Tỉnh Bình Phước: có thành phố Đồng Xoài.
– Tỉnh Đồng Nai: có thành phố Biên Hòa, Long Khánh.
– Tỉnh Tây Ninh: có thành phố Tây Ninh.
– Thành phố Hồ Chí Minh: có thành phố Thủ Đức.
1. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân, GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%, không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam).
– Diện tích: 1.980,8 km2.
– Dân số: 1.148.313 người, mật độ 580 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:
– Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
– Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
– Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông.
– Phía nam giáp Biển Đông.
2. Tỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Dương là đơn vị hành chính đông thứ sáu về dân số và là tỉnh có dân số đông thứ tư cả nước, xếp thứ ba về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 8 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 2.465.000 người dân, GRDP đạt 389.500 tỉ Đồng (tương ứng với 16,81 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 158,1 triệu đồng (tương ứng với 6907 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt 9,5%.
– Diện tích: 2.694,7 km2.
– Dân số: 2.708.257 người, mật độ 1.005 người/km2.
Vị trí địa lí tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ.
– Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
– Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
– Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
– Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tỉnh Bình Phước
Bình Phước là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 43 về số dân, xếp thứ 36 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 24 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 5 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 979,6 nghìn dân, GRDP đạt 43.650 tỉ Đồng (tương ứng với 1,898 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 44,56 triệu đồng (tương ứng với 1.937 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,51%.
– Diện tích: 6.880,6 km2.
– Dân số: 1.011.100 người, mật độ 147 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía bắc của vùng Đông Nam Bộ:
– Phía đông giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai.
– Phía tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Campuchia và tỉnh Tây Ninh.
– Phía nam giáp tỉnh Bình Dương.
– Phía bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia và tỉnh Đắk Nông.
4. Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai có tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước đạt hơn 214,3 ngàn tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,01%; công nghiệp – xây dựng tăng 3,21%; dịch vụ giảm 1,6% và thuế sản phẩm tăng 4,11%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt khoảng 66.462,067 tỷ đồng, đạt 141% dự toán điều chinh và tăng 32% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập nội địa khoảng 46.272,207 tỷ đồng, đạt 136% so với dự toán điều chỉnh và tăng 23% so với cùng kỳ. Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu khoảng 20.189,860 đồng, đạt 152% so với dự toán điều chỉnh và tăng 58% so với cùng kỳ.
– Diện tích: 5.905,7 km2.
– Dân số: 3.450.484 người, mật độ 584 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai:
– Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận.
– Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
– Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
– Phía Tây Bắc giáp Bình Phước.
5. Tỉnh Tây Ninh
Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 0,21% so với năm 2020. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,29 % so với cùng kỳ, thấp nhất so với các năm gần đây; khu vực dịch vụ giảm 2,92%; các khoản thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,50%; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải, cả năm doanh thu đạt 2.502 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 13,6%. Tốc độ tăng trưởng GRDP 2021, Tây Ninh xếp thứ 53/63 tỉnh, thành phố.
– Diện tích:
– Dân số
Vị trí địa lý tỉnh Tây Ninh
– Phía đông giáp tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh.
– Phía tây giáp tỉnh Tbong Khmum, phía bắc giáp tỉnh Svay Rieng, vương quốc Campuchia.
– Phía nam giáp tỉnh Long An.
6. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 nghìn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VN đồng /tháng, cao thứ hai cả nước.
Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2019, thành phố đón khoảng 8,6 triệu khách du lịch quốc tế. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế nhất định.
– Dân số: 9.227.598 người, mật độ 4.404 người/km2.
– Diện tích: 2.095,39 km2.
Vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh:
– Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương.
– Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An.
– Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.
Vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
Vùng Đông Nam Bộ
Theo số liệu mới đây năm 2019 của Tổng cục Thống kê VN, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 17.828.907 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là 23.564,4 km², với mật độ dân số bình quân 706 người/km², chiếm 18.5% dân số cả nước.
Vùng Đông Nam Bộ có địa hình thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Nơi đây có vùng đất badan rộng lớn, đất phù xa xám màu mỡ và địa hình khá bằng phẳng. Địa hình thuận lợn, giao thông phát triển nên các nhà máy chế biến được xây dựng nhiều.
Có các thành phố lớn với dân cư đông đúc, trình độ canh tác nông nghiệp cao, đã biết áp dụng các thành quả của khoa học kĩ thuật và sản xuất, nuôi trồng. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như: cà phê, điều, cao su,.. các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, mía.
Xem thêm: 7 vùng kinh tế trọng điểm nước ta
Kết lại các tỉnh thành Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ có 5 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc trung ương, 1 thành phố trực thuộc thành phố, 9 thành phố trực thuộc tỉnh đó là:
– Tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
– Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Đức, Vũng Tàu, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Đồng Xoài, Long Khánh, Thuận An, Dĩ An.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!