Lễ thành hôn luôn được xem là sự kiện quan trọng nhất đời người. Vì vậy, nếu như đã đến thời điểm bạn nghĩ rằng mình đã tìm được một ý trung nhân, đi cùng bạn suốt cả quãng đời còn lại, vậy thì một lễ thành hôn là việc hai bạn cần tìm hiểu để hướng đến cuộc sống gia đình viên mãn trong tương lai.
Tuy nhiên bạn cần biết rõ những phong tục tập quán cưới ở Việt Nam. Điều cơ bản nhất đó là phân biệt được lễ thành hôn và đính hôn, hay lễ vu quy với tân hôn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết mỗi khái niệm đó nhé.
Xem thêm: Chụp Hình Cưới Aloha Studio
Phân biệt lễ thành hôn và đính hôn
Lễ thành hôn là gì?
Lễ thành hôn được xem như là một lễ cưới chính thức của hai bên gia đình, chính thức đưa đôi trẻ về sống với nhau. Lễ thành hôn được xem là một hình thức xin phép và thông báo với tổ tiên, họ hàng hai bên cũng như các vị quan khách quý rằng gia đình đã có thêm một nàng dâu, một chàng rể mới, dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người.
Đối với lễ thành hôn thông thường bao gồm lễ gia tiên kết hợp cùng lễ tân hôn, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, hoặc đối với những gia đình không mời đông các vị quan khách đến dự, lễ tân hôn và lễ vu quy sẽ được thay thế bằng lễ hợp hôn, tức là cả hai bên nhà trai và nhà gái tổ chức chung một lễ cưới, lễ hợp hôn này cũng được gói gọn trong nghi thức thành hôn của cô dâu chú rể.
Lễ đính hôn là gì?
Lễ đính hôn là cách gọi được nói theo ý nghĩa trang trọng. Nhưng để dễ hiểu hơn, lễ đính hôn chính là nghi thức đám hỏi. Trong phong tục tiệc cưới Việt Nam, sẽ bao gồm 5 nghi thức khi các cặp đôi chính thức se duyên với nhau, đó là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, về lễ lại mặt. Trong đó có 3 nghi thức chính thường được các gia đình ít rút gọn đó là lễ ăn hỏi, xin dâu và rước dâu.
Nghi thức lễ đính hôn
Trong lễ đính hôn sẽ có 6 bước thực hiện nghi thức như sau:
- Chào và trao lễ vật: Khi gần đến nhà cô dâu, nhà trai sắp xếp lại mâm quả và xếp vào đội hình. Sau đó chủ hôn và phụ rể sẽ bưng khay trầu rượu vào nhà gái trước để trình diện lễ hỏi, nếu được nhà gái chấp thuận, nhà tari mới được vào nhà cùng hàng ngũ mâm quả phía sau dâng lên bàn thờ tổ tiên. Đại diện sẽ thay mặt nhà gái nói lời cảm ơn.
- Cô dâu ra mắt hai họ
- Dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Đây được xem là nghi thức quan trọng nhất trong lễ đính hôn. Đầu tiên đại diện nhà gái sẽ mang vật phẩm nhà trai đem qua, dâng lên bàn thờ tổ tiên, sau đó chú rể đốt đèn hai cây nên đó, ngọn lửa nên được tượng trưng cho sự sống, sự lạc quan cũng như sự kết nối giữa tổ tiên và con cháu trong nhà. Cuối cùng sau khi thắp nến lên, cô dâu chú rể thắp hương bái tổ.
- Trao nữ trang cho cô dâu: Ở nghi thức này, mẹ chú rể sẽ trao nữ trang cho cô dâu. Trong bộ nữ trang về cơ bản, bao gồm sẽ có vòng cổ, đôi bông tai và kiềng đeo tay. Tuy nhiên nếu gia đình nào không có điều kiện, nhà trai ít nhất cũng phải có đôi hoa tai cho cô dâu. Bên cạnh đó, nhà trai cũng nên biết cho nhà gái một số tiền để biểu đạt sự trả ơn về công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu và sẻ chia một phần chi phí cho phía nhà gái. Cô dâu, chú rể dâng trà cho đấng sinh thành.
- Bàn bạc lễ cưới: Trước lễ đính hôn là lễ dạm ngõ, hai bên gia đình đã xem ngày lành để chọn ngày làm lễ đính hôn, lễ thành hôn. Lúc này gia đình sẽ thống nhất lại lần nữa những khâu chuẩn bị cho chuyện trọng đại của hai con.
- Nhà gái lại quả cho nhà trai: Khi nhận mâm quả, theo tục lệ nhà gái sẽ lấy một phần, chừa lại một phần cho nhà trai đem về, sẽ được gọi là lại quả. Tuy nhiên, với thời đại hiện nay, khi kết thúc xong lễ đính hôn, nhà trai sẽ ở lại ăn bữa cơm thân mật cùng nhà gái trước khi lại quả.
Phân biệt lễ vu quy và lễ tân hôn
Lễ vu quy là gì?
Vu Quy là một cụm từ Hán Việt ý chỉ đưa tiễn con mình về nhà chồng, hoặc về nhà vợ nếu chú rể ở rể. Đây là hình thức lễ nghi được tổ chức tại nhà gái, trước khi đưa con gái của họ về nhà chồng. Trong lễ vu quy, khi giới thiệu sự có mặt của quan viên hai họ, mẹ cô dâu dắt tay cô dâu từ trong buồng phòng ra mắt hai họ, sau đó cô dâu chú rể lần nữa dâng hương cúng bái tổ tiên để thông báo con gái xuất giá tòng phu, đồng thời gia đình cũng đón nhận thêm một thành viên mới.
Nghi thức vu quy tại nhà gái
Thủ tục đám cưới tại nhà gái bao gồm: Nghi thức xin dâu, nghi thức trao nhẫn cưới, nghi thức dâng trầu cau cho tổ tiên và nghi thức dâng trà cho cha mẹ hai bên.
Nghi thức xin dâu
Trưởng tộc hoặc đại diện nhà gái và bố mẹ cô dâu đứng trước cửa nhà để chuẩn bị đón họ nhà trai. Đứng đầu hàng nhà trai là trưởng tộc, theo sau là rể phụ nói vài lời để chuẩn bị nghi thức xin dâu. Khi được trưởng tộc nhà gái gật đầu chấp thuận, trưởng tộc nhà trai ra ngoài mời cả họ nhà trai vào.
Nghi thức trao quả
Dàn bưng quả hai họ sẽ đứng đối mặt với nhau và trao quả. Về thứ tự bước vào nhà sau khi trao mâm quả, đó là trưởng tộc và ba mẹ bước vào trước, tiếp đến là chú rể, khác nhà trai, cuối cùng dàn bưng quả hai bên.
Nghi thức lễ gia tiên
Đầu tiên đại diện nhà trai sẽ mở lời thưa chuyện với nhà gái, giới thiệu mâm lễ vật mà nhà trai mang đến bên cạnh khay rượu, đèn cầy, kim ngân, được phụ rể mang vào. Phụ rể sẽ rót rượu vào chum, sau đó trưởng tộc hai gia đình sẽ uống rượu mừng cùng nhau.
Lễ ra mắt cô dâu
Trưởng tộc nhà trai đại diện xin phép cô dâu trình diện. Mẹ cô dâu đón cô dâu ra chào hai họ.
Làm lễ cúi đầu gia tiên
Phụ rể đốt 2 cây nhang đầu đưa cho trưởng tộc hai nhà cắm bàn thờ. Tiếp đến đưa 4 cây nhang cho bố mẹ hai bên để khấn lạy và cắm. Cuối cùng đưa hai cây nhang cho cô dâu chú rể cùng khấn lạy.
Nghi thức trao nhẫn cưới Cô dâu chú rể lần lượt trao nhẫn cho nhau.
Nghi thức tặng của hồi môn
Trưởng tộc nhà trai sẽ mời mẹ chú rể tặng quà và đeo nữ trang mà mẹ chú rể đã chuẩn bị sẵn trước đó cho cô dâu. Đặc biệt hơn, đó là mẹ cô dâu sẽ công bố của hồi môn đã dành dụm cho con gái mình, đây là lúc bố mẹ trao hết cho con gái trước khi lấy chồng.
Nghi thức dâng trà: Cô dâu chú rể dâng trà cho hai vị trưởng tộc và cha mẹ hai bên.
Nghi thức dâng trầu cau: Cô dâu chú rể mở quả trầu cau, cô dâu bỏ 3 trái cau, lấy thêm vài lá trầu đặt lên chiếc đĩa nhỏ, chú rể sẽ lấy dĩa trầu câu đặt trên bàn thờ.
Nghi thức chào hỏi họ hàng nhà gái: Kết thúc lễ gi tiên, trưởng tộc đại diện nhà gái giới thiệu từng người họ hàng của cô dâu, sau đó từng người lên trao quà cưới cho đôi tân lang tân nương.
Nghi thức lại quả: Dàn bưng quả nữ đứng đối xứng với dàn bưng quả nhà trai, sau đó trao lại quả. Kết thúc lễ vu quy.
Lễ tân hôn là gì?
Ở thời điểm hiện tại, nếu nhà cô dâu chú rể ở gần nhau, ở chung một tỉnh hoặc vùng lân cận, lễ thành hôn có thể gộp từ lễ vu quy và tân hôn trong một ngày, hay còn gọi là lễ xin dâu và rước dâu. Sau khi hoàn thành lễ xin dâu tại nhà gái, tiếp tục lễ rước dâu về tại nhà trai.Sau khi hoàn thành lễ rước dâu đến nhà trai, nghi lễ tại nhà trai được gọi là lễ tân hôn
Hầu hết những nghi thức tại lễ vuy quy sẽ được lặp lại lần nữa, thay vì nhà gái thực hiện thì lần này sẽ là nhà trai.
Sau khi giới thiệu xong quan viên hai họ, dùng bữa cơm thân mật tại nhà trai. Sau đó gia đình họ nhà trai sẽ tiễn nhà gái về, cô dâu tạm biệt ba mẹ, chính thức trở thành người đã yên bề gia thất.
Trên đây là cách phân biệt lễ thành hôn và đính hôn, vu quy và tân hôn. Mong rằng Aloha Studio đã đem lại những thông tin thật bổ ích cho các cặp đôi sắp sửa làm đám cưới trong thời gian sắp tới, chúc bạn sẽ có một lễ cưới tràn ngập niềm vui và niềm hạnh phúc nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!