Hoa đậu biếc không chỉ màu sắc đẹp, mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng hoa đậu biếc sai cách có thể khiến chúng mất đi dinh dưỡng và khiến bạn “rước họa vào thân”.
Bạn có biết, sử dụng hoa đậu biếc sai cách sẽ vô cùng nguy hiểm và có thể gây hại cho sức khỏe? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé.
Hoa đậu biếc (đậu hoa tím, bông biếc) là một loài cây thân thảo, thường được trồng thành giàn hoa để làm cây cảnh hoặc cây leo trên các hàng rào. Hoa có các màu như xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất chính là màu xanh tím.
1Công dụng của hoa đậu biếc
Công dụng của hoa đậu biếc
Loài hoa này còn được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, trong trà hoa đậu biếc có chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh.
Ngoài ra, hợp chất anthocyanin có trong hoa đậu biếc cũng sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mái tóc, làn da.
Hoa đậu biếc mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mái tóc, làn da
Các nghiên cứu khoa học chứng minh được rằng, chất proanthocyanidin có trong hoa đậu biếc cũng giúp cải thiện hệ thần kinh trung ương, giúp lưu thông máu và tăng cường trí nhớ.
Chính vì lẽ đó, nhiều người đã “thần thánh” hóa những công dụng của trà hoa đậu biếc và không ngừng truyền tai nhau. Thậm chí có những người sẵn sàng chi trả mức giá rất cao để mua loại trà này (400 nghìn – 1 triệu đồng/kg).
2Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Đông y, nếu bạn sử dụng hoa đậu biếc không đúng liều dùng và phương pháp, chúng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Không dùng quá nhiều hoa đậu biếc trong một lúc
Không dùng quá nhiều hoa đậu biếc trong một lúc
Lương y Hồng Thuý Hằng (Hội Đông y Cà Mau) cho biết, sử dụng một lượng lớn hoa đậu biếc trong cùng một lúc sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể của bạn.
Hoa đậu biếc là loài hoa vốn có tính hàn, do đó có thể gây lạnh bụng nếu bạn sử dụng một liều lượng quá mức. Hơn nữa, những người bị huyết áp thấp hoặc những người bị máu khó đông cũng tuyệt đối không nên sử dụng loài hoa này, vì có thể gây ra các tác dụng phụ.
Lương y Hằng khuyên rằng, trung bình mỗi ngày, một người bình thường chỉ nên sử dụng khoảng 15 bông hoa đậu biếc trở lại.
Tin tưởng mù quáng vào trà đậu biếc
Tin tưởng mù quáng vào trà đậu biếc
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), hoa đậu biếc có nhiều công dụng tốt đối với bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…
Tuy nhiên, cũng theo lương y, không nên vì vậy mà chúng ta lại tin tưởng một cách mù quáng vào việc chữa bệnh của loài hoa này và phớt lờ, không thực hiện điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ.
Các chuyên gia Đông y cũng cho rằng, bạn chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Trà hoa đậu biếc không phải là thuốc, và cũng không có tác dụng chữa bệnh.
Lạm dụng hoa đậu biếc quá mức không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm, mà thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Những đối tượng cần cẩn trọng khi dùng hoa đậu biếc
Những đối tượng cần cẩn trọng khi dùng hoa đậu biếc
Phụ nữ hành kinh, những người chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc những người đang dùng thuốc chống đông máu cần hạn chế sử dụng hoa đậu biếc. Bởi trong hoa có các chất anthocyanin, có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu.
Trong hoa đậu biếc có chứa các thành phần làm hạ huyết áp, giảm đường huyết, khiến bạn bị chóng mặt, buồn nôn. Do đó loài hoa này cũng được khuyến cáo không dành cho những người có tiền sử huyết áp thấp, người có đường huyết thấp.
Hoa đậu biếc cũng không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, bởi tính đến hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào chứng minh một cách rõ ràng về lợi ích và hậu quả của hoa đậu biếc đối với phụ nữ đang mang thai.
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng không nên sử dụng trà hoa đậu biếc
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng không nên sử dụng loại trà này khi có lẫn hạt, bởi cơ thể các bé vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện.
Đối với những người đang sử dụng thuốc, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoa đậu biếc.
Tác hại của hoa đậu biếc Theo một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trong hoa đậu biếc có chứa chất proanthocyanidin – có tác dụng giúp cơ thể tăng sinh collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi của da. Tuy nhiên, chất anthocyanin này còn gây hại cho cơ thể như: Ức chế tiểu cầu kết tụ, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và thậm chí là kích thích tử cung co bóp mạnh, gây hại cho tim mạch. Do đó, không nên lạm dụng cũng như thần thánh hóa lợi ích của loại hoa này.
Với những thông tin mà Bách hóa XANH tổng hợp, hy vọng bạn đã biết tác dụng của trà hoa đậu biếc cách sử dụng hoa đậu biếc thế nào cho đúng nhất để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình mình nhé. Bạn có thể xem thêm 13 món ăn chế biến từ hoa đậu biếc trên Bách hóa XANH để trổ tài đấy.
Nguồn: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn, báo Lao động
Mua trà khô, túi lọc tại Bách hoá XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!