7 cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản hiệu quả cao

Những nguyên nhân gây ho cho trẻ khi ngủ

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, khả năng thích ứng với môi trường chưa tốt nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì thể một số tác nhân đơn giản đến phức tạp có thể gây ra tình trạng ho khi ngủ của trẻ.

– Nguyên nhân Thời tiết: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng cho trẻ nhất là với trẻ sơ sinh. Khi nhiệt độ quá lạnh cũng có thể làm trẻ ho. Độ ẩm quá cao, sức gió quá mạnh khi mẹ bật quạt cũng gây khó chịu cho trẻ.

– Nguyên nhân Dị ứng: Trẻ có thể bị dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi quá nhanh. Thường là trẻ bị dị ứng do các tác nhân như bụi nhà, phấn hoa hoặc một số thực phẩm như tôm, hải sản.

– Do Hen suyễn: Trẻ mắc hen suyễn thường ho, khó thở về đêm, khò khè và hay quấy khóc. Tuy nhiên hen suyễn chỉ được chẩn đoán với trẻ trên 3 tuổi và mắc viêm phế quản co thắt nhiều lần.

– Do Viêm mũi họng: Trẻ mắc viêm mũi họng thường bị kích thích niêm mạc về đêm gây ho và sổ mũi nhiều. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện kèm theo như sốt, đau họng, …

– Do Viêm đường hô hấp dưới: Các bệnh viêm đường hô hấp dưới đều gây ho. Viêm thanh quản gây tiếng ho ông ổng. Viêm phế quản và viêm phổi thường gây khó thở, sốt và mệt mỏi cho trẻ.

Tóm lại có rất nhiều yếu tố liên quan gây nên tình trạng ho về đêm của trẻ mà cha mẹ cần chú ý tìm hiểu để xử trí cho triệt để.

Một số mẹo nhỏ trị ho cho trẻ khi ngủ

Một số cách phòng tránh ho khi ngủ cho bé

Các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau để phòng tránh trẻ bị ho khi ngủ.

– Tạo môi trường thoáng mát, không có khói bụi ô nhiễm, đặc biệt là không có khói thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động cũng nguy hiểm thậm chí nguy hiểm hơn hút thuốc lá chủ động. Hơn nữa, trẻ nhỏ rất nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện rất dễ bị tổn thương.

– Tránh môi trường ngủ của trẻ bị khô hanh, các mẹ có thể dùng máy phun sương giữ ẩm cho trẻ. Việc sử dụng máy sưởi hay điều hòa làm cho trẻ bị khô gây kích thích làm trẻ bị ho. Ngoài việc dùng máy thì có thể trồng một số loại cây tốt cho sức khỏe như hương thảo, oải hương, húng quế, bạc hà,… cũng được khuyên trồng.

– Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ cho trẻ

– Diệt trừ côn trùng như gián trong phòng trẻ.

– Không để trẻ ăn trước khi đi ngủ vì thức ăn làm kích thích tiêu hóa. Nó còn làm tăng khả năng trào ngược cho trẻ.

– Giữ ấm phòng ngủ cũng như ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt những vùng như bàn tay, bàn chân, vùng cổ.

– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để phát triển và hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

– Tập luyện thể dục thể thao, vận động ngoài trời nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ ho về đêm có thể đem lại lo lắng cho cha mẹ. Nếu dựa vào những thông tin trên thì cha mẹ có thể yên tâm xử trí cho bé. Tuy nhiên, nếu mức độ ho cùng với những dấu hiệu nặng thì cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.