Người dân Ai Cập luôn tin rằng mọi thứ trên cuộc sống này đều chịu sự cai trị của các vị thần. Chính vì thế, đất nước này thường thờ rất nhiều các vị thần. Dưới đây hãy cùng chúng tôi điểm qua tên các vị thần Ai Cập được tôn sùng nhất bạn nhé.
Thần Amun – Vị thần tối cao
Thần Amun được xem là vua của các vị thần và là vị thần được người Ai Cập sùng bái nhất. Thần Amun cùng thần Mut và con trai của thần Khonsu chính là 3 vị thần được thờ cúng nhiều nhất ở Ai Cập cổ đại.
Đặc điểm của vị thần này là một người đàn ông đội vương miện, có chóp lông dài. Người Ai Cập tin rằng thần Amun đem lại may mắn, công bằng và bảo vệ họ.
Khi được kết hợp với thần mặt trời Ra thành Amun-Ra thì sức mạnh bảo vệ còn lớn hơn rất nhiều.
Thần Mut – Nữ thần Mẹ
Mut trong tiếng Ai Cập có nghĩa là mẹ. Thần Mut cũng là một trong những vị thần được sùng bái, tôn thờ nhất tại Ai Cập. Ở thời Ai Cập cổ đại, thần Mut được xem là mẹ của các vị nữ thần.
Thần Mút có thân hình người phụ nữ, trên đầu đội chiếc vương miện đại diện cho 2 miền Thượng và Hạ của Ai Cập. Người Ai Cập thường dùng con kền kền hoặc con mèo, con rắn trong chữ tượng hình để miêu tả thần Mut.
Thần Osiris – Thần cai quản cõi âm
Theo truyền thuyết thì thần Osiris chính là con cả của thần Zet (thần mặt đất) và thần Nut (thần bầu trời). Trách nhiệm của vị thần này là cai quản thế giới “bên kia” bởi người Ai Cập cổ đại luôn tin rằng khi chết đi họ sẽ có cuộc sống mới.
Thần Osiris có ngoại hình là người đàn ông quấn trong 1 tấm vải trắng, trên đầu có đội mũ miện trắng gắn lông chim. Ông có nước da màu xanh và luôn mang theo mình 1 cây móc cùng 1 cây quyền trượng. Ngoài việc bảo vệ cõi âm thì thần Osiris còn từng bảo vệ mùa màng, cỏ cây.
Thần Anubis – Thần ướp xác các vị thần
Ở tất cả các nền văn minh cổ đại thì thần chết luôn được tôn sùng. Và ở Ai Cập cổ đại, vị thần ấy chính là Anubis. Vị thần này có nhiệm vụ giám sát việc ướp xác, đánh giá sự xứng đáng của linh hồn một người ở thế giới bên kia.
Thần Anubis với biểu tượng là 1 con chó đen hoặc 1 người đàn ông cơ bắp có đầu chó rừng đen.
Thần Ra – Thần mặt trời và ánh sáng
Thần Ra cũng là một trong những vị thần quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với người Ai Cập cổ đại. Họ tin rằng mỗi ngày vị thần này đều được sinh ra. Suốt đêm ông phải đánh nhau với kẻ thù là Apep – con rắn vũ trụ khủng khiếp ở địa ngục để rồi mỗi buổi sáng ông lại được sinh ra một lần nữa.
Thần Ra có nhiều biểu tượng khác nhau nhưng tiêu biểu nhất là một người có đầu chim ưng và có một đĩa mặt trời ở đỉnh đầu.
Thần Ra có quyền kiểm soát từ mặt đất lên đến bầu trời và cả thế giới bên kia, nên ngài được xem là đấng sáng tạo của các vị thần.
Thần Horus – Thần báo thù
Thần Horus được xem là vị thần của bầu trời, chiến tranh và săn bắt. Biểu tượng của vị thần này là mang hình dáng người nhưng phần đầu là chim ưng. Ngài nhìn mọi vật dưới ánh mắt tinh anh của chim ưng vậy nên “con mắt của Horus” cũng trở thành 1 biểu tượng của sự sinh phục và giúp đánh bại kẻ thù trong văn hóa của người Ai Cập cổ đại.
Thần Thoth – Thần mặt trăng và trí tuệ
Vị thần này đại diện cho sự thông thái, trí tuệ. Ông chịu trách nhiệm cai quản kiến thức, văn bản thời Ai Cập cổ đại. Trong văn hóa Ai Cập cổ đại thì vị thần này sở hữu trí tuệ vô biên.
Biểu tượng của thần Thoth là hình dáng người với phần đầu là con cò hoặc con khỉ đầu chó.
Thần Hathor – Nữ thần của tình mẫu tử
Không chỉ là nữ thần của tình mẫu tử mà thần Hathor còn được xem là vị thần của âm nhạc, khiêu vũ, là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại Ai Cập.
Người Ai Cập luôn tin rằng thần Hathor sẽ mang đến phước lành cho người phụ nữ khi họ mang thai. Nhiệm vụ của nữ thần là chăm sóc các bà mẹ và những đứa trẻ, nuôi dưỡng người sống và tiễn đưa người mất xuống địa ngục.
Thần Sekhmet – Nữ thần chiến tranh
Người Ai Cập miêu tả thần Sekhmet với người có đầu sư tử, đại diện cho thế lực đen tối của sự báo thù và chiến tranh. Nữ thần chiến tranh có nhiệm vụ chính là bảo vệ đĩa mặt trời của thần Ra.
Thần đất – Thần Geb
Thần Geb là con trai của thần không khí và thần độ ẩm, đồng thời là cháu của thần tối cao Atum-Ra. Thần Geb được miêu tả là người đàn ông có râu ria, đội vương miện Atef hoặc đội 1 con ngỗng. Thần có nhiệm vụ giam giữ vĩnh viễn những linh hồn bị kết tội dưới lòng đất. Ông được người Ai Cập sùng bái bởi sự tốt bụng, có thể giúp họ chữa lành bệnh tật.
Trên đây là tên các vị thần Ai Cập cổ đại được sùng bái nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
- Thần thoại Hy Lạp là gì? Bắt nguồn từ đâu? Có bao nhiêu vị thần?
- Tên các vị thần Hy Lạp nổi tiếng, quyền lực nhất
- Thần số học, nhân số học là gì? Ý nghĩa các con số thần số học
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!