Con gái có nên học ngành quản lý công nghiệp

Bạn muốn theo học ngành Quản lý công nghiệp nhưng chưa hiểu biết nhiều về chuyên ngành này? Tuyencongnhan.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về ngành Quản lý công nghiệp đào tạo trong các trường Đại học hiện nay.

► Ngành Quản lý công nghiệp là gì?

Quản lý công nghiệp (Industrial Engineering & Management – IEM) là ngành học đào tạo về công tác quản lý nguồn nhân lực, dự án sản xuất, quản lý vật tư – tồn kho, đánh giá công nghệ… trên nền tảng của sự kết hợp giữa góc nhìn kinh tế và công nghệ trong các công ty, doanh nghiệp.

► Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp hiện nay

Là một ngành học giao thoa giữa kinh tế và công nghệ, cho nên chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp hiện nay trang bị cho người học cả kiến thức về quản trị kinh doanh lẫn những hiểu biết về kỹ thuật công nghệ.

Bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp của trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên:

Khối kiến thức bắt buộc

• Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

• Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

• Tư tưởng Hồ Chí Minh

• Đường lối cách mạng của ĐCSVN

• Đại số tuyến tính

• Giải tích 1

• Xác suất và thống kê

• Elementary

• Pre-Intermediate 2

• Intermediate 1

• Giáo dục thể chất 1 – 2 – 3

• Giáo dục quốc phòng

• Pháp luật đại cương

Khối kiến thức cơ sở

• Đại cương về kỹ thuật (Engineering solutions)

• Kỹ thuật điện đại cương

• Luật kinh doanh

• Toán Kinh tế

• Kinh tế học vi mô

• Kinh tế học vĩ mô

• Lý thuyết tài chính tiền tệ

• Nguyên lý kế toán

• Marketing căn bản

• Thống kê doanh nghiệp

• Nguyên lý thống kê

• Phân tích hoạt động kinh doanh

• Quản trị học

• Kế toán quản trị 2

• Tài chính doanh nghiệp

• Giao tiếp kinh doanh

• Tin học ứng dụng

• Lịch sử các học thuyết kinh tế

• Xã hội học​

Khối kiến thức riêng ngành Quản lý công nghiệp

• Quản trị nguồn nhân lực

• Quản trị chất lượng

• Quản lý dự án

• Quản lý sản xuất CN

• Quản trị chuỗi cung ứng

• Quản trị chiến lược

• Quản lý công nghệ

• Định mức các yếu tố sản xuất

• Kinh tế công nghiệp

• Đấu thầu

• Tin học trong quản lý dự án

• Quản trị thương mại trong DNCN

• Kinh doanh quốc tế

► Danh sách các trường đào tạo ngành Quản lý công nghiệp

– Khu vực phía Bắc:

• Đại học Bách Khoa Hà Nội

• Đại học Điện lực

• Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

• Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

– Khu vực miền Trung:

• Đại học Vinh

• Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

– Khu vực miền Nam

• Đại học Bách Khoa Tp. HCM

• Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM

• Đại học Quốc tế Hồng Bàng

• Đại học Thủ Dầu Một

• Đại học Cần Thơ

• Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ

► Các tổ hợp thi – xét tuyển vào ngành Quản lý công nghiệp

Hiện nay, hầu như các trường Đại học có chuyên ngành Quản lý công nghiệp đều xét tuyển đầu vào theo các tổ hợp sau:

• A00 – Toán, Lý, Hóa

• A01 – Toán, Lý, Anh

• D01 – Toán, Văn, Anh

• A01 – Toán, Hóa, Anh

► Điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp

Với chính sách tuyển sinh của các trường Đại học hiện nay, mức điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp sẽ phụ thuộc vào phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ 12/ THPT. Và thường thì mức điểm xét học bạ sẽ cao hơn điểm bài thi THPT.

Theo ghi nhận của Tuyencongnhan.vn, khung điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp vài năm qua dao động trong khoảng từ 14 đến 22 điểm. Đây là mức điểm vừa tầm giúp nhiều thí sinh trúng tuyển vào học ngành mình yêu thích.

► Học phí ngành Quản lý công nghiệp

Mức học phí ngành Quản lý công nghiệp của các trường Đại học hiện nay không giống nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên,… Với năm học 2020 – 2021, các trường có ngành học này áp dụng mức học phí:

• Đại học Bách Khoa Hà Nội: 20 – 24 triệu đồng/ năm học

• Đại học Điện lực: 13 triệu đồng/ năm học

• Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên: 980.000 đồng/ tháng

• Đại học Vinh: 11,9 triệu đồng/ năm học

• Đại học Bách Khoa Tp. HCM: 1.160.000 đồng/ tháng

• Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM: 17,5 – 19,5 triệu đồng/ năm học

• Đại học Thủ Dầu Một: 9,8 triệu đồng/ năm học

• Đại học Cần Thơ: 9,8 triệu đồng/ năm học

► Học Quản lý công nghiệp ra làm gì?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về tương lai ngành Quản lý công nghiệp. Thực tế thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này, sau khi ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong các doanh nghiệp – nhà máy – khu công nghiệp:

– Quản lý nhà máy: lên kế hoạch hoạch định sản xuất, quản lý việc mua – bán hàng hóa, quản lý nhân viên, quản lý tồn kho…

– Quản lý mua hàng: đánh giá chương trình mua hàng, thiết lập cấp độ vận hành hàng hóa và các công tác điều phối…

– Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị hiếu thị trường, hoạch định chiến lược – lập kế hoạch kinh doanh, khai thác phương thức kinh doanh theo bối cảnh phù hợp.

– Quản lý chất lượng – cải tiến quá trình: dựa trên việc phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu, kiểm định quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm – hàng hóa, đồng thời đưa ra các giải pháp sản xuất tinh gọn, tiết kiệm thời gian hơn.

– Quản lý chuỗi cung ứng: tìm hiểu – thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, thương lượng hợp đồng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

– Quản lý tài chính – kế toán: theo dõi hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp, phân tích – xử lý số liệu chứng khoán…

– Quản lý nhân sự: tuyển dụng nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo – lên kế hoạch đào tạo – định biên nhân sự – chính sách lương, thưởng…

Có một điều bạn cần lưu ý là: với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, vị trí khởi đầu bạn có thể được đảm nhận trong các doanh nghiệp sẽ ở cấp độ nhân viên. Dần dần, qua quá trình làm việc lâu dài, khi có đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết – bạn sẽ được thăng tiến các cấp bậc cao hơn như: giám sát, quản lý, trưởng bộ phận…

► Con gái có nên học ngành Quản lý công nghiệp?

Quản lý công nghiệp không phải là một ngành đặc thù yêu cầu cao về mặt sức khỏe hay thể lực – cho nên các bạn nữ yêu thích ngành này hoàn toàn có thể theo học. Miễn là sau khi ra trường bạn đáp ứng được yêu cầu công việc cụ thể:

• Biết cách lập kế hoạch sản xuất, cải tiến chuỗi cung ứng, kiểm soát và cải tiến chất lượng, hoạch định nhu cầu vật tư, đánh giá trình độ công nghệ…

• Hợp tác làm việc hiệu quả với bộ phận kỹ thuật và các kỹ sư

• Biết sử dụng kiến thức chuyên môn để xác định và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề quản lý

• Biết cách sử dụng các phần mềm chuyên môn phục vụ công việc

• Viết các báo cáo, biểu mẫu văn bản dùng cho công việc…

► Mức lương ngành Quản lý công nghiệp

Theo ghi nhận thực tế, hiện nay, sinh viên ngành Quản lý công nghiệp mới ra trường đi làm sẽ nhận được mức lương dao động từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng. Còn với nhân sự đã có nhiều năm thâm niên nghề, đảm nhận chức vụ cao thì mức lương sẽ cao hơn, từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng.

Với thông tin Tuyencongnhan.vn chia sẻ, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ ngọn ngành về ngành Quản lý công nghiệp để định hướng đúng đắn việc chọn ngành học phù hợp cho bản thân.

Ms. Công nhân​