Từ đồng nghĩa với từ bảo vệ là gì

Từ đồng nghĩa là một trong những nội dung quan trọng mà chúng ta được học trong môn Tiếng Việt. Tuy nhiên việc xác định từ đồng nghĩa của một số từ có thể gây băn khoăn cho nhiều người. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về từ đồng nghĩa với bảo vệ.

Xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Từ đồng nghĩa với bảo vệ là gì?

Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa được hiểu là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể. Từ đồng nghĩa giống nhau về nghĩa nhưng lại khác nhau về âm thanh, có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc phong thái phong cách nào đó hoặc là cả hai.

Ví dụ: Từ bố đồng nghĩa với từ ba, thầy, tía; từ mẹ đồng nghĩa với từ má, u; từ gọn gàng đồng nghĩa với từ ngăn nắp; từ chăm chỉ đồng nghĩa với từ siêng năng, cần cù; từ lười biếng đồng nghĩa với từ lười nhác; từ chết đồng nghĩa với từ hi sinh, băng hà…

Từ đồng nghĩa được phân thành hai loại chính đó là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Cụ thể từng loại như sau:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn hay còn gọi là đồng nghĩa tuyệt đối: là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau, tức là chúng ta có thể sử dụng các từ đồng nghĩa với nhau thay cho nhau mà ý nghĩa và cách biểu đạt của văn bản vẫn được giữ nguyên mà không hề thay đổi.

Ví dụ: Từ đất nước đồng nghĩa với từ tổ quốc, từ bố đồng nghĩa với từ ba, từ mẹ đồng nghĩa với từ má, từ thịt heo đồng nghĩa với từ thịt lợn, từ siêng năng đồng nghĩa với từ chăm chỉ.

Chúng ta sẽ đặt câu với các từ trên để thấy rằng các từ đồng nghĩa hoàn toàn này có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa biểu đạt của câu:

Mẹ em rất xinh đẹp – Má em rất xinh đẹp

Thịt lợn mấy hôm nay tăng giá – Thịt heo mấy hôm nay tăng giá

Bạn Hoa rất chăm chỉ học tập – Bạn Hóa học tập rất siêng năng.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức thực hiện, khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì chúng ta xem xét thật kỹ, không nên trong trường hợp nào cũng thay thế chúng một cách tùy tiện vì như thế trong nhiều trường hợp nó sẽ dẫn đến sai ý nghĩa muốn biểu đạt của câu.

Ví dụ: Từ chết đồng nghĩa với các từ như mất, hy sinh, băng hà. Các từ này là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy tất cả đều chỉ cái chết, nhưng cách sử dụng của các từ này hoàn toàn khác nhau. Từ chết là cách nói bình thường, còn từ mất là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, hai từ chết và mất có thể sử dụng cho mọi người, còn từ “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn thường dùng để chỉ cái chết của những người lính, từ băng hà cũng chỉ cái chết nhưng nó thường chỉ cái chết cho vua chúa.

Bảo vệ nghĩa là gì?

Bảo vệ nghĩa là sự giữ gìn, che chở cho cái gì đó hoặc ai đó, chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn.

Bảo vệ được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể là bảo vệ bản thân mình trước mình điều xấu hoặc người xấu xâm hại, bảo vệ các đồ vật mình đang sử dụng, bảo vệ người khác trước kẻ xấu, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hạnh phúc của gia đình mình.

Bảo vệ thường thể hiện tính cách của người biết trân trọng mọi thứ trong cuộc sống của mình, đồng thời thể hiện bản lĩnh của con người, chúng ta biết bảo vệ chính mình trước những cám dỗ hoặc bảo vệ mình trước kẻ xấu, bảo vệ người khác…Bảo vệ có thể làm chúng ta mạnh mẽ hơn và vững bước trên con đường của mình.

Từ đồng nghĩa với bảo vệ là gì?

Từ đồng nghĩa với bảo vệ là giữ gìn.

Giữ gìn hiểu theo nghĩa chung nhất là giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, hoặc tổn hại. Trong cuộc sống chúng ta thường bắt gặp nhiều hoạt động đi với giữ gìn. Ví dụ như giữ gìn sức khỏe, giữ gìn đồ vật được mới, giữ gìn hạnh phúc gia đình hoặc giữ gìn văn hóa dân tộc…

Ví dụ như: Chúng ta phải bảo vệ gia đình của mình – Chúng ta phải gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Ngược lại, trái nghĩa với bảo vệ là phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại…Những người có những tính cách này thường là những người không có sự trân trọng đối với những gì mình có, ví dụ như đồ vật phục vụ cho cuộc sống của mình, những mối quan hệ mà mình có hoặc với nguy hiểm hơn là phá hủy chính sức khỏe của mình. Phá hoại sức khỏe của chính mình là sự phá hoại kinh khủng nhất đó có thể là việc sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá hoặc sống buông thả không quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình. Những người thường hay có tính phá hủy cần phải rèn luyện và loại bỏ những đức tính này.Tuy nhiên đặt vào một khía cạnh nào đó thì phá hủy cũng là cần thiết như việc phá bỏ một căn nhà cũ để xây dựng một căn nhà mới…

Trên đây là nội dung bài viết về Từ đồng nghĩa với bảo vệ là gì? Từ đồng nghĩa là một nội dung kiến thức vô cùng quan trọng, do đó chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.