Hoạt động ngành

Ảnh minh họa

Trong những ngày có kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên uống gì để giảm bớt những triệu chứng “khó ở” và tăng sức đề kháng cho cơ thể? Dưới đây là 10 loại thức uống vừa ngon vừa bổ các chị em nên thưởng thức ngay trong những ngày này.

Trà hoa cúc

Theo y học cổ truyền, trà hoa cúc có công dụng trị chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ. Đối với chị em phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh, uống tách trà hoa cúc sẽ giúp: thư giãn, loại bỏ cảm giác căng thẳng mệt mỏi, giảm chứng chóng mặt, buồn nôn và đặc biệt là các cơn đau bụng kinh dữ dội.

Cách pha trà hoa cúc như sau:

-Hoa cúc khô đem tráng qua trước với nước sôi

– Chắt bỏ hết nước này, chỉ giữ lại hoa trong ấm

– Thêm nước sôi vào để hãm thành trà

– Đợi nước nguội dần và thưởng thức

Lưu ý:

Chị em nên uống trà hoa cúc vào buổi sáng sau ăn 30 phút hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút

Không nên uống trà hoa cúc khi đói

Trà hoa cúc có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai nên chị em nào có ý định sinh em bé không nên tránh sử dụng.

Nước ép cần tây

Ít ai biết rằng cần tây cũng là loại thảo dược rất tốt cho chị em trong những ngày “đèn đỏ”. Cần tây có chứa nhiều Vitamin B, C, K giúp điều trị chứng rối loạn tiêu hoá và điều hoà lại chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, đây cũng là loại cây có chứa nhiều sắt nên giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong và sau chu kỳ.

Lưu ý:

– Chỉ nên sử dụng một lượng nước ép cần tây vừa đủ vào những ngày “đèn đỏ”

– Không nên uống nước ép cần tây quá nhiều và quá thường xuyên vì có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ dị ứng và khiến da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời,…

– Người bị huyết áp cao không nên uống nước ép cần tây

Sữa ấm

Sữa là một trong những nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể rất hiệu quả. Uống sữa trong ngày “đèn đỏ” sẽ giúp các chị em tăng cường sức khỏe, từ đó chống lại được cảm giác mệt mỏi, khó chịu do sự thay đổi hormone nội tiết gây ra.

Lưu ý: Khi uống nên uống sữa ấm, tránh uống sữa lạnh sẽ làm tăng tính hàn và khiến tử cung co thắt nhiều hơn.

Trà gừng

Trà gừng là loại đồ uống rất tốt cho các chị em vào ngày “đèn đỏ”. Nguyên nhân là do gừng có chứa nhiều tinh chất zingiberol và ginger oil giúp ức chế sự hình thành prostaglandin – tác nhân chính khiến tử cung có thắt nhiều và gây ra tình trạng đau bụng kinh dữ dội.

Để làm trà gừng chị em tiến hành theo các bước sau:

– Gừng tươi đem cạo vỏ, rửa sạch với nước đun sôi để nguội

– Thái gừng thành từng lát hoặc giã nhỏ rồi cho vào một chiếc cốc

– Đổ nước sôi vào, thêm một chút đường hoặc mật ong và thưởng thức

Tuy nhiên, gừng có vị nóng nên uống nhiều sẽ dễ gây nhiệt lợi, nóng trong. Do đó, chị em nên uống một lượng vừa phải mỗi ngày.

Sữa đậu nành

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều hợp chất isoflavone có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và phytoestrogen – một loại estrogen thực vật có khả năng thay thế estrogen trong cơ thể. Do đó, nếu uống sữa đậu nành ấm trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều hoà nội tiết tố, giảm cảm giác khó chịu và các cơn đau bụng kinh.

Lưu ý: Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành vì có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu.

Nước dừa

Không chỉ có tác dụng giải khát, nước dừa còn rất tốt cho các chị em trong thời kỳ hành kinh. Nước dừa giúp kích thích lưu thông máu tốt hơn, từ đó cải thiện được tình trạng trễ kinh và đau bụng kinh hiệu quả.

Lưu ý:

Nên uống nước dừa tươi ngay sau khi bổ

Không nên uống nước dừa đã để lâu hoặc để qua đêm vì có thể gây đau bụng

Không nên uống quá nhiều nước dừa trong ngày và uống nước dừa vào buổi tối

Nước ép táo

Trong táo có chứa nhiều vitamin, chất xơ hoà tan, chất chống oxy hoá nên uống nước ép táo sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức khoẻ và cải thiện tinh thần thư thái, dễ chịu cho các chị em.

Đặc biệt, trong táo còn chứa rất nhiều sắt nên uống nước ép từ táo cũng giúp bổ máu, hạn chế tình trạng thiếu máu do mất máu kinh gây ra./.

Hương Giang (t/h)